Đây là chương trình nhằm tăng cường tình hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa thanh niên Nhật Bản và thanh niên các nước trong khu vực ASEAN.
Trên con tàu Nippon Maru huyền thoại, 28 thanh niên xuất sắc của Nhật Bản và 10 quốc gia trong khối ASEAN sẽ cùng giao lưu văn hóa, giới thiệu phong tục tập quán, đất nước và con người tới bạn bè quốc tế. Chuyến tàu năm nay sẽ dừng chân tại 5 quốc gia là Nhật Bản, Brunei, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Nguyễn An Giang hiện đang là sinh viên ngành Luật Chất lượng cao, Trường Đại học Luật Hà Nội
Trải qua 3 vòng tuyển chọn, Nguyễn An Giang chính thức trở thành một trong những thành viên trẻ tuổi nhất của đoàn Việt Nam. Đây cũng là ước mơ mà cô sinh viên trường Luật ấp ủ suốt 2 năm qua.
“Em từng rất ấn tượng với những anh chị được bước lên con tàu khổng lồ và cùng nhau đi qua 5 nước ASEAN. Em dự định sau khi tốt nghiệp đại học sẽ đăng ký tham gia chương trình này. Nhưng vì “trót yêu” SSEAYP rồi nên em đã liều đăng ký”.
Để đưa ra quyết định này, Giang phải chấp nhận bảo lưu một kỳ học bởi chuyến tàu sẽ khởi hành từ 23/10 đến 13/12. Trước đó, em luôn nằm trong top 1% sinh viên xuất sắc nhất Trường Đại học Luật Hà Nội và liên tục được nhận học bổng.
Giang là một trong những thành viên trẻ tuổi nhất trong đoàn
Tham gia chuyến tàu lần này, nhiều thành viên khác trong đoàn cũng là những người có thành tích “cực khủng” ở nhiều lĩnh vực. Giang cho rằng, để nổi bật quả thực rất khó khăn do các ứng viên đều là những cá nhân xuất sắc.
“Em hiểu rằng chương trình không tuyển những người giỏi nhất mà tuyển những người phù hợp nhất. Bởi vậy, em nghĩ bản thân phải biết chương trình cần gì”.
Để chuẩn bị cho việc tham gia chương trình, Giang phải dành nhiều thời gian cho việc trau dồi khả năng tiếng Anh, sự hiểu biết về các vấn đề mang tính thời sự của khu vực và toàn cầu.
“Người giỏi nhất chưa chắc là người học tốt nhất”
Việc bảo lưu kết quả học tập để tham gia chương trình không phải là rào cản khiến Giang băn khoăn. Giang cho rằng, bên cạnh học lĩnh vực chuyên ngành, việc trau dồi vốn hiểu biết về đời sống, xã hội và các kỹ năng cũng là điều vô cùng cần thiết.
Từng giành học bổng chương trình trao đổi sinh viên với Trường ĐH Akron (Mỹ) và tham gia các hoạt động đối ngoại quốc tế, Giang nhận thấy rằng, sự chủ động, tự tin luôn là điều sinh viên Việt Nam cần học tập sinh viên quốc tế.
“Khi tiếp xúc với các bạn sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Brunei, Thái Lan, Myanmar, Hàn Quốc,… em thấy các bạn chủ động, mạnh dạn và cực kì tự tin. Trong bất cứ bài thuyết trình nào, các bạn luôn tỏ ra hết sức chuyên nghiệp và có tầm hiểu biết rộng cả về chuyên môn lẫn các vấn đề đời sống, xã hội khác”.
Giang lấy ví dụ, khi em tiếp xúc với Chủ tịch Hội sinh viên Luật Châu Á là người Thái Lan, em vô cùng ấn tượng với khả năng kết nối và sự bao quát trong công việc.
“Trước khi chúng em chuẩn bị tổ chức một sự kiện, bạn ấy đã bay đến Việt Nam 2 lần. Sau đó, bạn ấy đã có "contact" của tất cả những người tham gia hội nghị và giúp bọn em mở rộng mạng lưới tại Đà Nẵng, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh.
Bạn ấy đã chứng tỏ khả năng có thể kết nối toàn cầu. Trong khi mình là người Việt Nam, có lợi thế về mặt địa lý nhưng chưa thực sự kết nối hiệu quả được đến thế. Đó là điều em nghĩ sinh viên Việt Nam mình cần phải học tập”.
“Người giỏi nhất chưa chắc là người học tốt nhất” – An Giang khẳng định.
Giang cho rằng, rất nhiều sinh viên Việt Nam mặc dù học giỏi nhưng lại thiếu sự chủ động. “Có thể nhiều sinh viên rất thích các chương trình trao đổi hay các hoạt động quốc tế nhưng lại không chủ động tìm kiếm thông tin. Em nghĩ rằng sự chủ động phải bắt đầu từ việc trang bị cho mình kỹ năng tiếng Anh, trau dồi vốn hiểu biết về đời sống, xã hội để khi có cơ hội mình có thể apply ngay lập tức”.
Hiện tại, Giang cùng 27 thành viên khác trong đoàn đang gấp rút chuẩn bị chương trình cho chuyến hành trình sắp tới. Trên chuyến tàu đặc biệt này, 28 thành viên sẽ mang đến cho bạn bè quốc tế những đặc sắc về ẩm thực, trang phục và những nét đẹp phong tục tập quán Việt Nam.
“Chúng em dự định sẽ mang áo dài Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Mỗi chiếc áo dài sẽ kể một câu chuyện riêng biệt. 30 chiếc áo dài sẽ liên kết thành một câu chuyện lớn về đất nước Việt Nam.
Ngoài ra, chúng em sẽ chuẩn bị những món quà đặc biệt dành tặng tới lãnh đạo các quốc gia, chính phủ nước bạn và bạn bè quốc tế như tranh dân gian làm từ gạo, vòng tay trầm hương, chuồn chuồn tre,… hay những trò chơi dân gian truyền thống”.
Bảng thành tích đặc biệt của Nguyễn An Giang (sinh viên ngành Luật Chất lượng cao, Trường Đại học Luật Hà Nội) - Là sinh viên nằm trong top 1% sinh viên có thành tích học tập tốt nhất của trường, quản lý nhiều tổ chức, câu lạc bộ ngoại khóa dành cho sinh viên. - Phó Chủ tịch, Trưởng Ban đối ngoại Hội sinh viên Luật châu Á chi nhánh Việt Nam, nhiệm kỳ 2017 - 2018 - Đại biểu tham dự Hội nghị “Thanh niên và tinh thần tích cực của công dân” trong khuôn khổ Sáng kiến trẻ thủ lĩnh Đông Nam Á YSEALI năm 2016 - Giành học bổng chương trình Trao đổi sinh viên với Trường Đại học Akron, Hoa Kì năm 2017 - Giải Luật sư xuất sắc nhất Phiên tòa giả định năm 2016 - Top 4 FDI Một vòng Quốc gia năm 2018 - Giải Ba Kì thi chọn Học sinh giỏi Tiếng Anh bậc THPT cấp Quốc gia năm 2014 - Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp ĐHQG năm 2014 - Thành viên của tổ chức phi chính phủ Sosub.org, là thành viên BTC dự án Nghị viện trẻ Việt Nam năm 2017, là trợ lý huấn luyện viên tại TGM Corporation… |
Thúy Nga
Sinh năm 1995, hiện tại Hải đang theo học chương trình tiến sĩ của ĐH Chicago (Mỹ). Mới đây, Hải còn được mời tham gia vào Hội đồng chấm thi của Cuộc thi Olympic Toán quốc tế tổ chức tại Romania.
" alt=""/>Nữ sinh trường Luật lên chuyến tàu Thanh niên Đông Nam ÁChúng tôi cũng cho nhau khoảng trời riêng để thực hiện đam mê của mình. Lúc tôi bận tập yoga, anh sẽ phụ trách chăm con, cơm nước giúp vợ. Lúc anh bận đi đá bóng, tụ tập bạn bè, tôi ở nhà cơm nước đợi chồng. Hôm nào anh đi uống bia về muộn không ăn cơm, anh phải báo sớm để tôi chủ động cho con cái đi chơi hoặc ăn trước. Tôi cũng không quản việc chi tiêu của chồng càng không kiểm soát thu nhập của anh. Chỉ cần vợ chồng chung tay lo cho các con, vun vén gia đình là được.
Nhưng thời gian gần đây, tôi tự nhiên phát hiện dấu hiệu lạ. Một lần phơi quần áo, tôi vô tình thấy chiếc dây buộc tóc lạ rơi ra. Nhìn đi nhìn lại, tôi khẳng định đó không phải là dây buộc tóc của tôi hay các con. Sau đó, tôi hỏi thẳng chồng thì anh chối, còn nói tôi lẩm cẩm.
Tin tưởng chồng, tôi dần quên mất chuyện đó vì nghĩ mình bị lẫn hoặc con gái cầm của bạn cùng lớp về.
Nhưng hai tháng sau, tôi lại thấy một chiếc dây buộc tóc khác mà là đồ của người lớn. Hỏi con gái cũng nói không biết nên tôi nghi ngờ. Những ngày đó, tôi bắt đầu để ý cử chỉ, lời nói và hành động của chồng. Ban đêm, đợi chồng ngủ say, tôi lén đọc điện thoại của anh. Tìm đủ thứ trên Facebook, Zalo… tôi vẫn không phát hiện được chuyện gì. Lại nghĩ mình quá đa nghi nên tôi bỏ qua chuyện đó.
Nhưng cách đây một tháng khi đang ở văn phòng, vì nghi ngờ nên tôi thử mò mật khẩu Facebook của chồng. Cũng không quá khó nên sau 4 lần nhập thử, tôi đã vào được.
Vừa mở phần tin nhắn ra, tôi thấy đoạn chát của anh với một người để ảnh đại diện phụ nữ. Vừa đọc vài dòng đầu, tôi run rẩy suýt ngã: “Tối qua em có để cái gì vào túi áo anh không đấy, đừng có làm như thế nữa nhé. Anh nói cho em biết, anh và em đã thống nhất chỉ là mối quan hệ ngoài luồng. Nếu em cố tình làm tan nát gia đình anh, anh sẽ không buông tha cho em. Em còn muốn anh trợ cấp tiền ăn chơi, mua sắm thì phải biết điều, anh chiều. Còn không thì đừng trách”.
Cô gái kia sau khi đọc lời anh nói thì thành khẩn xin lỗi, nói rằng lần trước để dây buộc tóc vào chỉ muốn dọa chồng tôi vì lâu nay anh không gửi tiền cho cô ta.
Nghĩ lại, tối hôm trước chồng nói đi với bạn bè, về muộn. Thì ra, anh qua nhà người phụ nữ kia để ăn nằm với nhau.
Mọi chuyện ngã ngũ, tôi vội chụp lại đoạn tin nhắn họ chat với nhau để làm bằng chứng. Tối đó, tôi giả vờ mượn điện thoại của chồng và mở phần tin nhắn ra thì thấy anh đã xóa dấu vết. Thì ra, trước giờ anh đều xóa hết tin nhắn trước khi về nhà nên tôi phát hiện được gì.
Ngay ngày hôm sau, đợi chồng đi làm, tôi bám theo. Đợi đến tận trưa, tôi thấy anh từ công ty ra ngoài rồi đến một khách sạn. Anh vừa đến cổng thì cô gái kia cũng đi taxi tới, họ lao vào ôm hôn nhau. Tôi lao ra tát người đàn bà kia tới tấp cũng không quên dành cho chồng một cái tát. Những bức ảnh được tôi chụp lại và cả phần tin nhắn họ chat với nhau sẽ là bằng chứng để tôi đưa lên tòa, chấm dứt cuộc hôn nhân này.
Anh vội chạy theo, van xin tôi tha thứ nhưng tôi không còn muốn nhìn thấy khuôn mặt người đàn ông này nữa. Người chồng mà tôi tin tưởng đã chết rồi, trước mắt chỉ là một gã bỉ ổi, phản bội và vô liêm sỉ. Dù anh có hứa hẹn trăm nghìn lời thì tôi cũng không còn niềm tin.
Tôi biết, anh rất sợ ly hôn vì bố mẹ chồng tôi rất coi trọng danh dự. Lúc nào bố mẹ anh cũng vỗ ngực tự hào về người con trai yêu quý, về gia đình đạo đức, gia giáo. Giờ đây chuyện anh ngoại tình bị vợ bỏ lại bị phanh phui thì còn mặt mũi nào mà đối diện với hàng xóm.
Nhưng dù bố mẹ có động viên, anh có hối lỗi thì tôi cũng không thay đổi quyết định. Chặng đường tôi định đi cùng anh đến già sẽ phải dừng lại sớm hơn. Tôi cũng sẽ là người đứng ra nuôi dạy các con khôn lớn, trưởng thành, để anh được tự do “bay nhảy” với các cô nhân tình trẻ tuổi, xinh đẹp của mình. Đối với tôi, phản bội là điều tối kị trong cuộc sống của tôi.
Độc giả An (Đồng Nai)
Phi thuyền cassini Cassini–Huygens là một phi vụ tàu không gian robot hợp tác bởi NASA/ESA/ASI với nhiệm vụ nghiên cứu Sao Thổ và các vệ tinh tự nhiên của nó.
Con tàu này gồm hai module chính: tàu quỹ đạo Cassini do NASA thiết kế và chế tạo, đặt tên theo nhà thiên văn người Italia-Pháp Giovanni Domenico Cassini, và Huygens do ESA phát triển, được đặt tên theo nhà toán học, thiên văn học và vật lý học người Hà Lan Christiaan Huygens.
![]() |
Phi thuyền Cassini bay giữa Sao Thổ (Ảnh minh họa) |
Cassini–Huygens đã được phóng lên vào ngày 15/10/1997, và sau một chuyến hành trình liên hành tinh dài 17 năm, nó đã đến được quỹ đạo xung quanh Sao Thổ vào ngày 1/7/2004.
Vào ngày 25/12/2004, tàu thám hiểm Huygens đã được tách ra từ Cassini ở lúc 02:00 UTC. Nó đến được Mặt Trăng Titan vào ngày 14/1/2005, khi nó rơi dần vào bầu khí quyển của Titan, chạm xuống bề mặt của vệ tinh này, sau đó nó gửi những thông tin khoa học trở lại Trái Đất bằng điều khiển từ xa (telemetry).
Video: Phi thuyền Cassini bay giữa Sao Thổ