Doanh thu bán hàng thương mại điện tử đến người tiêu dùng (B2C, C2C) đạt hàng tỷ USD mỗi năm trên toàn cầu. Những hoạt động bán hàng trên nền tảng này hiện diện ngày càng nhiều hơn ở các quốc gia. Tuy nhiên, việc thu thuế với hoạt động diễn ra trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới luôn là vấn đề đau đầu với nhiều chính phủ.
Nền tảng mua sắm trực tuyến cho phép giao dịch mua/bán hàng hóa xuyên biên giới và ở nhiều khu vực pháp lý khác nhau. Các giao dịch phải chịu các khoản thuế, trong đó có thuế Giá trị gia tăng (VAT) hoặc thuế Hàng hóa và dịch vụ (GST) tại nơi ở người mua hàng.
Song người bán không phải lúc nào cũng xác định được số thuế phải nộp cho mỗi quốc gia mà họ bán hàng tới hoặc có thể cố tình né tránh. Do đó, một số quốc gia, khu vực đang xem xét hoặc đã ban hành đạo luật yêu cầu các sàn giao dịch điện tử phải thực thi nghĩa vụ thuế tại vùng, quốc gia sở tại. Một số nước như Anh, Đức và Ấn Độ đang dựa vào các nền tảng trực tuyến để thực hiện vai trò thu thuế từ những người bán nước ngoài.
Tháng 3/2019, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã khuyến nghị các cơ quan thuế dựa vào nền tảng thương mại điện tử để ngăn chặn việc tránh, trốn thuế. OECD đưa ra một bộ quy tắc hài hòa về thuế giá trị gia tăng/thuế hàng hóa dịch vụ (VAT/GST) trong nền kinh tế kỹ thuật số.
Các quốc gia có quy tắc khác nhau để xác định vị trí của khách hàng đang mua dịch vụ kỹ thuật số, điều này dẫn đến việc đánh thuế hai lần hoặc không đánh thuế. Bộ quy tắc (đã được áp dụng tại một số quốc gia) được cho là có thể loại bỏ tình trạng này.
Tại châu Âu, bắt đầu từ năm 2021, các trang bán hàng trực tuyến (như Amazon, eBay) được yêu cầu thu thuế VAT từ các thị trường thương mại điện tử nước ngoài bán hàng hóa vào Liên minh Châu Âu.
Theo quy định này, từ 1/7/2021, bất kỳ nhà bán hàng online, sàn giao dịch thương mại điện tử nào đều phải đăng ký kinh doanh ở một nước thành viên EU bất kỳ nếu muốn bán hàng trực tuyến vào EU. Khi tiến hành bán hàng, người bán hoặc sàn giao dịch phải thu thuế VAT theo mức tại nước của người mua (nghĩa là sàn giao dịch hoặc người bán phải biết thuế VAT của nước khách hàng). Các công ty bán hàng trực tuyến phải thu VAT ngay cả khi giao dịch diễn ra thông qua các kho hàng có trụ sở tại EU, theo quy định được Ủy ban Châu Âu thông qua vào ngày 11/12/2018.
Tại Đức, một dự luật được thông qua năm 2018 quy định các nền tảng thương mại điện tử như eBay, Amazon phải chịu trách nhiệm pháp lý về thuế VAT chưa thanh toán của người bán ở Đức. Tất cả các nền tảng thương mại điện tử hoạt động tại Đức sẽ chịu trách nhiệm theo dõi việc tuân thủ thuế VAT của người bán trong nước và nước ngoài kể từ ngày 1/10/2019. Khi cơ quan thuế của Đức thông báo cho nền tảng về việc không thanh toán, các nhà khai thác phải trực tiếp thu hồi khoản lỗ hoặc họ tự chịu trách nhiệm về các khoản thanh toán, theo hóa đơn.
Trong khi đó tại Anh, kể từ năm 2016, quốc gia này đã thực thi nhiều biện pháp bổ sung nhằm giải quyết tình trạng “xói mòn” thuế VAT với hình thức mua bán trực tuyến. Các nền tảng kinh doanh thương mại điện tử như eBay, Amazon có trách nhiệm đảm bảo khách hàng ở nước ngoài của họ đã đăng ký VAT tại Vương quốc Anh. Các công ty không tuân thủ phải đối mặt với án phạt khoảng 10.000 bảng Anh (tương đương 13.500 USD) thậm chí có thể bị kết án hình sự.
Các nền tảng trực tuyến ở Úc, New Zealand phải chịu trách nhiệm về thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) đối với doanh số bán hàng được thực hiện trên nền tảng của họ. Các quốc gia này cũng áp dụng cho việc bán “hàng hóa giá trị thấp”, yêu cầu các nền tảng trực tuyến thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị thấp.
Một quốc gia có chính sách thuế thương mại điện tử gây tranh cãi là Ấn Độ đã ra chính sách “thuế thu tại nguồn”, yêu cầu các trang thương mại điện tử như Amazon phải thu thuế hàng GST và nộp cho chính phủ. Quy định này yêu cầu các công ty phải đăng ký tại mỗi bang (trong số 29 bang) nơi những nhà cung cấp của họ hoạt động. Nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử cho biết việc đăng ký bổ sung và biểu mẫu thuế rất nặng nề. Một số sàn thương mại điện tử tại đây cho rằng quy định làm tăng thêm chi phí cho các công ty khi phải đảm nhận thay chức năng của cơ quan thuế.
Tại Việt Nam, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 40, quy định các sàn thương mại điện tử phải kê khai và nộp thuế thay cho các cá nhân bán hàng.
Các sàn thương mại điện tử căn cứ doanh thu, các khoản thu khác mà cá nhân kinh doanh thông qua sàn nhận được bao gồm các khoản nhận được qua đơn vị vận chuyển (COD), hình thức trung gian thanh toán và một số hình thức thanh toán khác... để xác định doanh thu kê khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh. Các khoản thuế khấu trừ trực tiếp trên doanh thu là thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập cá nhân.
Theo lộ trình, từ tháng 1/2022 các sàn thương mại điện tử hoạt động tại Việt Nam phải kết nối và cung cấp thông tin người bán hàng đến cơ quan thuế. Đại diện Tổng cục Thuế cho biết: theo quy định, các cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tự kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật. Nhưng theo định hướng của Chính phủ để đơn giản hóa công tác quản lý thuế đối với các hộ, cá nhân kinh doanh thì trong Thông tư 40 quy định giải pháp là tăng cường việc giám sát, tuân thủ pháp luật giữa người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân kinh doanh với nhau. "Điều này làm giảm thiểu đầu mối kê khai, tạo thuận lợi cho cả người nộp và cơ quan thuế".
Duy Vũ
Dự kiến, các sàn thương mại điện tử thực hiện kết nối, cung cấp thông tin người bán cho cơ quan thuế từ ngày 1/1/2022. Từ 1/8, khi Thông tư 40 có hiệu lực, cơ quan thuế sẽ thực hiện công tác khảo sát, chuẩn bị kết nối dữ liệu.
" alt=""/>Các nước thu thuế thương mại điện tử Amazon, ebay như thế nào?Trong báo cáo của mình, IEA nêu rõ: “Trung Quốc tiếp tục là quốc gia đi đầu trong việc mở rộng các trạm sạc công cộng, đặc biệt là các trạm sạc nhanh. Điều này cũng phù hợp với đặc thù của các đô thị đông đúc, nơi người dân không có nhiều không gian để lắp đặt trạm sạc riêng tại nhà”.
Sự gia tăng của hệ thống trạm sạc đã phản ánh rõ nét những nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng cho xe điện sẵn sàng cho sự bùng nổ doanh số của xe điện trong tương lai. Mặc dù IEA cho biết xe điện chỉ chiếm 1% doanh số xe hơi toàn cầu trong năm 2019, tuy nhiên IEA vẫn lạc quan và tin tưởng vào tương lai của dòng xe xanh này trong thời gian tới.
![]() |
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng là bước đi quan trọng giúp doanh số xe điện sớm bùng nổ. Nguồn: TimesLive. |
Mặc dù hầu hết các xe điện đều được sạc tại nhà hoặc ở nơi làm việc nhưng việc triển khai cơ sở hạ tầng công cộng dành riêng cho xe điện chính là chìa khóa để thuyết phục những người mua xe tiềm năng tin rằng họ sẽ không phải rơi vào tình trạng cạn kiệt pin khi di chuyển trên đường. Điều này cũng giống như việc xây dựng các trạm xăng dành cho xe sử dụng động cơ xăng/ đốt trong truyền thống.
Trước đó vào hồi đầu tháng 6, Đức cũng đã tuyên bố sẽ hỗ trợ 500 triệu Euro, một phần trong gói hỗ trợ kinh tế của chính phủ nước này nhằm triển khai xây dựng các trạm sạc dành riêng cho xe điện. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng đề ra mục tiêu nâng tống số trạm sạc công cộng lên khoảng 1 triệu điểm vào năm 2030.
Mai Lý (Theo Auto Blog)
Bạn đã từng chứng kiến những khoảnh khắc va chạm trên đường phố? Hãy chia sẻ video từ camera hành trình và tin bài cộng tác về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn. Xin trân trọng cảm ơn!
CATL, nhà sản xuất pin lớn nhất thế giới của Trung Quốc, chuyên cung cấp pin xe điện cho Tesla và Volkswagen, vừa tuyên bố phát triển thành công bộ pin "1 triệu dặm".
" alt=""/>Số lượng trạm sạc xe điện công cộng ở Trung QuốcẢnh: alixrezax
Apple được tin là bắt đầu thử nghiệm sản xuất tai nghe AirPods bản thường tại Việt Nam từ gần một năm trước. Vào tháng 12, có thông tin nhà cung ứng AirPods cho Apple đang tìm cách để mở rộng sản xuất.
Chỉ nửa tháng trước, Nikkei đưa tin AirPods bản thường được sản xuất số lượng lớn tại Việt Nam từ tháng 3/2020. Thời điểm đó, Nikkei cho biết việc chuyển đổi chưa bao gồm AirPods Pro cao cấp. Tuy nhiên, dường như mẫu tai nghe không dây này đã được sản xuất tại đây. Theo một số độc giả của MacRumors, họ nhận được AirPods Pro với dòng chữ “Assembled in Vietnam” (lắp ráp tại Việt Nam) trên hộp sạc.
Việt Nam từ lâu đã là điểm đến hấp dẫn đối với việc sản xuất phụ kiện tai nghe của Apple. Những mẫu đời cũ như tai nghe có dây EarPods cũng được làm ra ở đây và không có dấu hiệu chậm lại. Thực tế, một bài báo đầu tuần này còn khẳng định: lần đầu tiên, Việt Nam sẽ sản xuất một phần mẫu tai nghe trùm đầu AirPods Studio (chưa ra đời) một phần ngay từ khi xuất hiện và dự kiến giao hàng từ tháng 6 hoặc tháng 7.
DigiTimes thậm chí còn tin rằng Apple sẽ sản xuất iPhone tại nước ta khi Apple yêu cầu các đối tác lắp ráp iPhone mở rộng dây chuyền tại Ấn Độ và Việt Nam. Foxconn, đối tác lớn của hãng, đã có nhà máy tại Việt Nam.
Du Lam (Theo MacRumors)
OnePlus sẽ loại bỏ khả năng chụp ảnh xuyên quần áo và một số loại nhựa trên điện thoại OnePlus 8 Pro trong phiên bản hệ điều hành của OnePlus tại Trung Quốc.
" alt=""/>AirPods Pro bắt đầu lắp ráp tại Việt Nam