Bà Thủy lưu ý đối với các thí sinh đã trúng tuyển xét tuyển sớm của các trường đại học vẫn phải đăng ký trên hệ thống của Bộ GD-ĐT. “Khi xét tuyển sớm, các em đăng ký vào hệ thống riêng của từng trường, chứ chưa được ghi nhận trên hệ thống của Bộ GD-ĐT. Các em có thể đủ điều kiện trúng tuyển rất nhiều nguyện vọng xét tuyển sớm, nhưng sẽ chỉ nhập học vào một ngành của một trường duy nhất. Những nguyện vọng còn lại phải dành cho những bạn khác, vì vậy phải đăng ký trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT”, bà Thủy nói.
Bà Thủy cho hay, những năm trước, đã có những trường hợp thí sinh không hề đăng ký một nguyện vọng trúng tuyển sớm nào và đến khi hết thời hạn Bộ GD-ĐT quy định mới quay lại đăng ký, hệ thống đã đóng mất.
“Chúng ta còn khoảng 10 ngày nữa và các em hãy cứ đăng ký. Bởi nếu còn lăn tăn, có mong muốn thay đổi vẫn được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển của mình không giới hạn số lần. Vì vậy, không có lý gì mà các em không đăng ký ngay từ bây giờ, nếu cần có thể điều chỉnh sau”, bà Thủy khuyên.
Theo bà Thủy, một lỗi mà các thí sinh thường hay gặp trong quá trình đăng ký xét tuyển là không kết thúc quy trình. “Chỉ khi các em nhấn vào nút kết thúc quy trình, hệ thống mới ghi nhận các nguyện vọng của các em”, bà Thủy lưu ý thí sinh cần nắm vững quy trình đăng ký trên hệ thống.
Bà Thủy cũng nhắc thí sinh việc sắp xếp thứ tự các nguyện vọng theo mức độ ưu tiên trên hệ thống của Bộ GD-ĐT là vô cùng quan trọng. “Bởi các em sẽ trúng tuyển vào một nguyện vọng duy nhất và cao nhất theo thứ tự ưu tiên trong tổng số những nguyện vọng mà các em có thể trúng tuyển. Chúng tôi đã từng nhận những đơn kiến nghị sau xét tuyển, rằng muốn theo học nguyện vọng số 5, thay vì nguyện vọng xếp thứ hai. Lúc này làm sao đổi được nữa khi hệ thống đã ghi nhận và lọc?”, bà Thủy nói.
Bà Thủy cho hay, thí sinh có thể đăng ký số lượng nguyện vọng không giới hạn. Tuy nhiên, cũng không nên đăng ký quá nhiều. “Bởi nếu quá nhiều, các em sẽ lẫn lộn, bối rối, lúng túng không biết sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự như thế nào, dễ nhầm lẫn thứ tự giữa các nguyện vọng. Chưa kể, đăng ký nhiều nguyện vọng quá cũng gây tốn kém nhiều lệ phí tuyển sinh”, bà Thủy nói.
PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương, gợi ý một cách theo bà là khá hiệu quả để thí sinh xác định một tập hợp nguyện vọng và thứ tự ưu tiên.
“Đầu tiên, các em cần xác định một danh mục những nguyện vọng mà mình mong muốn. Danh mục này chia làm 3 nhóm. Nhóm thứ nhất là ‘nhóm ước mơ’, tức là cái gì thích phải có trong danh mục nguyện vọng của chúng ta, dù có thể hơi bay bổng, tham vọng một tí nhưng thực sự là thứ mà các em thích.
Nhóm thứ hai là ‘nhóm vừa sức’, bao gồm cả những nguyện vọng các em chưa đỗ nhưng so với điểm chuẩn các năm trước hay dự kiến phổ điểm của năm nay khả năng đỗ là cao và cả những nguyện vọng đã xét tuyển sớm. Nhóm thứ ba là nhóm đảm bảo rủi ro, bởi thực tế cũng có nhiều học sinh chưa có một nguyện vọng xét tuyển sớm nào hết. Nhóm nguyện vọng này có thể hơi thấp hẳn, nhưng đảm bảo cho các em tránh rủi ro. Sau đó, gỡ hết ra và xếp lại danh mục đó theo đúng một nguyên tắc - đó là theo thứ tự sự yêu thích của bản thân”, bà Hiền tư vấn.
Thí sinh trăn trở hệ thống chung của Bộ GD-ĐT có "biết" chọn tổ hợp điểm tốt nhất để xét tuyển
Tại buổi tư vấn, một thí sinh bày tỏ lo lắng khi trên hệ thống đăng ký của Bộ GD-ĐT chỉ có thể chọn ngành và trường, nhưng không có mục lựa chọn tổ hợp môn để xét tuyển. Thí sinh này lo lắng bởi theo dự kiến ban đầu, em muốn dùng điểm tổ hợp khối A để xét tuyển nhưng không ngờ sau khi có điểm thi, tổng điểm tổ hợp khối D lại cao hơn.
“Em không biết nếu mình không tích chọn vào tổ hợp nào để xét tuyển, hệ thống của Bộ GD-ĐT có tự chọn điểm tổ hợp khối D của em để xét tuyển hay không, trong khi ngành học có tuyển bằng cả tổ hợp khối A và D”, nam sinh này nói.
Bà Thủy giải đáp: “Trên hệ thống đăng ký xét tuyển của Bộ GD-ĐT, không có chọn tổ hợp, chọn phương thức. Nhưng trong trường hợp này, đương nhiên hệ thống xét tuyển sẽ tự động chọn tổ hợp khối D của thí sinh để xét. Đó là sự ưu việt của hệ thống, tức thí sinh có điểm tổ hợp khối nào tốt hơn sẽ xét trước. Cho dù dự kiến trong đầu của thí sinh là gì đi chăng nữa, hệ thống của Bộ sẽ xét sao cho đảm bảo tốt nhất cho thí sinh”.
Một thí sinh khác nêu trường hợp một ngành học xét tuyển bằng 3 tổ hợp nhưng điểm số các tổ hợp của em khác nhau, “vậy cùng một ngành trong một trường thì sẽ xét riêng cho từng khối hay xét chung?”.
Về câu hỏi này, đại diện Bộ GD-ĐT cho hay: “Chỉ tiêu xét tuyển của các trường đã phân bổ cho các khối thi. Điểm chuẩn theo từng tổ hợp sẽ theo chỉ tiêu xét tuyển cũng như số lượng thí sinh đăng ký vào. Nhưng hệ thống sẽ xét cho các em ở những tổ hợp tốt nhất có thể để đỗ.
Nếu không thể đỗ ở tổ hợp này, hệ thống sẽ xét tiếp với tổ hợp khác và khi vẫn còn chỉ tiêu, điểm của các em cao hơn các bạn khác thì vẫn có thể trúng tuyển. Thí sinh cứ yên tâm rằng, về mặt kỹ thuật, hệ thống đã được thiết kế một cách tối ưu để mỗi thí sinh đều có cơ hội tốt nhất có thể”.
Hiệu trưởng nhà trường, ông Colin Bradshaw Bastida chia sẻ: “Chúng tôi xây dựng những mục tiêu chiến lược để duy trì vị thế là một trong những trường quốc tế hàng đầu không chỉ ở Bắc Ninh mà còn cả trong khu vực. Theo đó, nhà trường cam kết cung cấp các chương trình giảng dạy chất lượng cao được công nhận trên toàn thế giới; đồng thời phát triển môi trường học tập đa dạng và hòa nhập nhằm đảm bảo học sinh có những trải nghiệm và cơ hội giúp các em phát triển bản thân một cách tốt nhất”.
Trường áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy tiên tiến như lấy người học làm trung tâm và học truy vấn, khuyến khích tư duy sáng tạo và sự chủ động trong học tập cũng như nâng cao thành tích của học sinh. Nhiều em đã đạt giải cao trong các kì thi trong và ngoài nước như World Scholar’s Cup 2023, Oxford Big Read 2023, góp phần nâng cao vị thế giáo dục của tỉnh Bắc Ninh.
Phát triển kỹ năng toàn diện
Trường Quốc Tế Him Lam Bắc Ninh đặc biệt chú trọng đến việc phát triển năng khiếu và kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động đa dạng như thể thao, nghệ thuật, khoa học, các dự án học tập và các hoạt động xã hội. Những hoạt động này giúp học sinh phát triển các kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm, lãnh đạo, giao tiếp, hòa mình vào thiên nhiên, phát triển thể chất, ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, các thầy cô đóng vai trò là người đồng hành và hỗ trợ học sinh trong việc giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Điều này giúp các em phát triển toàn diện về mặt tinh thần, tâm lý và yêu thích học tập. Các chương trình tư vấn hướng nghiệp cũng được triển khai để định hướng cho học sinh về con đường tương lai dựa trên điểm mạnh, điểm yếu của mỗi cá nhân.
Hợp tác quốc tế và cộng đồng
Hiện nay, Trường Quốc tế Him Lam Bắc Ninh là điểm đến hấp dẫn thu hút giáo viên trong và ngoài nước. Điều này không chỉ nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn tạo ra môi trường giao lưu văn hóa đa dạng cho học sinh, giúp các em có góc nhìn đa chiều và đặt nền móng vững chắc cho tương lai.
Em Park Seojin, người Hàn Quốc, học sinh lớp 6 của trường chia sẻ: “Con cảm thấy thật tuyệt vời khi học ở đây. Cơ sở vật chất trường rất tốt, rộng rãi, thoáng mát. Con rất yêu mến thầy cô và bạn bè vì tất cả mọi người đều thân thiện. Con còn được trải nghiệm nhiều nền văn hóa khác nhau từ các bạn đến từ nhiều quốc gia. Ví dụ, con có một người bạn người Indonesia theo đạo Hindu, bạn ấy không ăn thịt lợn. Điều đó khiến con khá bất ngờ vì trước đây con không biết về điều này”.
Trước thềm năm học mới, Trường Quốc Tế Him Lam Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế của một ngôi trường quốc tế uy tín và chất lượng tại tỉnh Bắc Ninh. Những đóng góp của trường không chỉ dừng lại ở việc cung cấp một môi trường học tập tiên tiến và toàn diện mà còn góp phần quan trọng trong việc phát triển nền giáo dục và xã hội của tỉnh.
Doãn Phong
" alt=""/>3 điểm vượt trội của Trường Quốc tế Him Lam Bắc NinhNgoài ra theo ông Ngọc Anh, thí sinh cần nắm rõ các mốc thời gian và nguyên tắc của từng giai đoạn để không bị bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào. Cụ thể, từ nay đến ngày 30/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh và bổ sung nguyện vọng xét tuyển.
“Ở giai đoạn này, thí sinh không bị giới hạn số lần thay đổi lựa chọn, nhưng mỗi lần thực hiện cần làm đầy đủ quy trình đăng ký, bởi nếu bỏ dở quy trình, hệ thống sẽ công cập nhật thông tin đăng ký. Ngoài ra, các em cần nghiên cứu thật kỹ để “chốt” nguyện vọng trong khoảng thời gian này vì sau đó sẽ không thể thay đổi được các lựa chọn”, ông Ngọc Anh nói.
Giai đoạn từ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8, thí sinh sẽ nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến. Các em cần lưu ý, nếu không thực hiện bước này hoặc thực hiện nhưng không nộp đầy đủ lệ phí, hệ thống sẽ không chấp nhận việc đăng ký nguyện vọng.
“Các năm trước đã từng có thí sinh quên không thực hiện bước này”, ông Ngọc Anh lưu ý.
ThS Đỗ Ngọc Anh cũng đưa ra lời khuyên về cách đặt nguyện vọng để tỷ lệ đỗ cao nhất. Cụ thể, thí sinh nên liệt kê danh mục các trường đại học có tuyển sinh ngành mình đã chọn kèm theo điểm chuẩn 2 - 3 năm gần nhất. Các em có thể lựa chọn từ 6-10 ngành tương đương với 6-10 nguyện vọng và chia danh mục thành này thành 3 nhóm.
Nhóm 1 gồm những ngành, trường có điểm trung bình các năm gần đây cao hơn điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh từ 1-3 điểm. Nhóm hai gồm các ngành có điểm chuẩn tương đương hoặc hơn kém 1 điểm. Nhóm 3 là các ngành có điểm trúng tuyển trung bình những năm gần đây thấp hơn điểm thi 1-3 điểm. Mỗi nhóm thí sinh nên đăng ký ít nhất một nguyện vọng, sau đó, sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên giảm dần về sự yêu thích và phù hợp của bản thân.
PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương, cũng chia sẻ “công thức” tương tự khi thí sinh đăng ký nguyện vọng.
Đầu tiên, thí sinh cần xác định danh mục nguyện vọng bản thân mong muốn, sau đó xếp số nguyện vọng xét tuyển theo 3 nhóm: Nhóm ước mơ là các nguyện vọng thí sinh yêu thích nhất, dù mức điểm các năm trước khá cao; Nhóm vừa sức là các nguyện vọng thí sinh muốn học và có khả năng đỗ cao; Nhóm có cơ hội đỗ cao có thể điểm thấp hẳn, nhưng đảm bảo cho các em tránh rủi ro. Sau đó, thí sinh sẽ xếp lại danh mục đó theo mức độ yêu thích của bản thân.
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), đưa ra lời khuyên với thí sinh không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng mà nên cân nhắc, phân bổ số nguyện vọng (có các ngành mình yêu thích và có các ngành có cơ hội đậu cao) để hạn chế rủi ro trượt tất cả các nguyện vọng.
“Thí sinh cần xếp thứ tự các nguyện vọng của mình theo thứ tự ưu tiên (sự mong muốn, yêu thích). Nếu thí sinh đỗ nguyện vọng được thí sinh xếp số 1 trên hệ thống thì hệ thống sẽ không xét tiếp, cho dù thí sinh có đủ điều kiện trúng tuyển các nguyện vọng khác”, bà Thủy nói.
Bà Thủy cũng lưu ý, thí sinh không nhất thiết phải xếp các nguyện vọng đã trúng tuyển sớm lên đầu, có thể xếp sau nếu đó chưa phải nguyện vọng mình thích nhất.