Cụ thể, bà C. (SN 1964, trú tại quận Tây Hồ) đã thấy quảng cáo trên mạng xã hội Facebook với nội dung "YODY Thời Trang Mọi Nhà" tặng quà nhân ngày 20/10 cho khách hàng. Bà chủ động nhắn tin để nhận quà miễn phí và được một người tự xưng là chuyên viên chăm sóc khách hàng liên hệ.
Đối tượng này hướng dẫn bà thực hiện một số nhiệm vụ để có cơ hội nhận tiền và quà tặng. Do nhẹ dạ cả tin, bà C. đã chuyển khoảng 50 triệu đồng để thực hiện các nhiệm vụ. Tuy nhiên, sau đó, đối tượng tiếp tục yêu cầu bà chuyển thêm tiền để nhận được phần quà lớn hơn.
Chiều 24/9, khi bà C. đến một ngân hàng trên đường Thụy Khuê (quận Tây Hồ) để chuyển thêm 40 triệu đồng, giao dịch viên nhận thấy có dấu hiệu nghi vấn nên đã báo cho Công an phường Thụy Khuê. Sau khi được cán bộ công an và nhân viên ngân hàng thuyết phục, bà C. đã dừng lại và không chuyển tiền cho các đối tượng.
Công an TP Hà Nội khuyến cáo người dân nên thận trọng và cảnh giác trước những tin nhắn hoặc cuộc gọi thông báo trúng thưởng hay tham gia các chương trình tri ân miễn phí. Đây có thể là chiêu trò lừa đảo nhằm đánh vào tâm lý thích quà tặng của nhiều người. Nếu gặp phải các trường hợp nghi vấn, người dân nên đến cơ quan công an gần nhất để trình báo và được hướng dẫn, giải quyết.
" alt=""/>Người phụ nữ ở Hà Nội mất tiền vì chiêu lừa tặng quà dịp 20/10Qua phân tích khoản tiền mà Chính phủ Trung Quốc trợ giúp các nhà sản xuất ô tô trong nước khác nhau, EC ấn định các mức thuế khác nhau cho các hãng xe.
Tập đoàn SAIC, chủ sở hữu của thương hiệu MG, nhận được sự hỗ trợ lớn nhất lên tới 34,4% chi phí giá thành xe.
Mức này bao gồm 1,38% ưu đãi khoản vay từ các ngân hàng nhà nước, 8,27% từ các nguồn tài chính khác, 8,56% dưới dạng tài trợ, 2,28% dưới dạng ưu đãi bán xe điện, 0,67% cho ưu đãi thuê bất động sản và 13,24% cho giá trị pin.
Nhờ đó, chi phí sản xuất ô tô tại Trung Quốc thấp hơn hẳn ở châu Âu. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi chiếc xe điện MG4 EV sản xuất tại Trung Quốc được bán tại châu Âu có giá thấp hơn gần 13.000 USD (330 triệu đồng) so với giá xe điện Volkswagen ID.3 sản xuất tại châu Âu.
SAIC cũng bị đánh giá là thiếu hợp tác trong quá trình điều tra của EC. Đây cũng là lý do khiến công ty phải chịu mức thuế tối đa 37,6%.
BYD và Geely được đánh giá là nhận ít sự hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc và cả hai đều minh bạch với nhóm điều tra của Ủy ban EC. Do đó, hai hãng xe chỉ phải đối mặt với mức thuế lần lượt là 17,4% và 19,9%.
Mặc dù đã đàm phán với EU trong vài tuần qua, ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc vẫn không thể thuyết phục các cơ quan quản lý của châu Âu từ bỏ kế hoạch áp thuế của họ. Tuy vậy, hệ thống thuế mới chỉ áp dụng tạm thời trong 4 tháng. Hai bên sẽ tiếp tục trao đổi về vấn đề này trong những tuần tới.
Tuy vậy, Trung Quốc đã cảnh báo châu Âu rằng nước này sẽ trả đũa bằng thuế nhập khẩu của riêng mình đối với các xe ô tô đến từ châu Âu nếu tình hình không thể giải quyết một cách ổn thỏa.
Theo Carscoops
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Với đội ngũ 13 nhân sự có chuyên môn về luật, bám sát theo định hướng, kế hoạch đã được lãnh đạo Bộ phê duyệt, thời gian qua, Vụ Pháp chế đã triển khai đạt kết quả trên nhiều mảng hoạt động: tham mưu, phối hợp các đơn vị để xây dựng các luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản; phổ biến giáo dục pháp luật; chuyển đổi số công tác pháp chế...
Tiêu biểu, Vụ Pháp chế đã tham mưu, phối hợp các đơn vị thuộc Bộ để xây dựng lộ trình bảo đảm khả thi với công tác soạn thảo trình Quốc hội ban hành 8 luật, trong đó có 3 luật đã được Quốc hội thông qua và 4 luật đang trong quá trình lập đề nghị xây dựng.
Việc hoàn thiện các dự án luật của ngành TT&TT kể trên không chỉ khắc phục những tồn tại, hạn chế của các luật cũ, mà còn mở ra không gian phát triển mới, khẳng định vai trò của ngành TT&TT trong kỷ nguyên số.
Vụ Pháp chế định vị đơn vị mình giữ vai trò điều phối, lên kế hoạch xây dựng và hoàn thiện thể chế ngành TT&TT; đồng hành cùng đơn vị chủ trì soạn thảo để hoàn thiện hồ sơ, soạn thảo văn bản, làm việc với các cơ quan liên quan cho đến khi được ký ban hành. Đồng thời, chủ trì, tham mưu để các đơn vị liên quan có ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành khác chủ trì soạn thảo nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Đánh giá cao tính trách nhiệm và sự nỗ lực của các cán bộ, công chức Vụ Pháp chế, song Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng yêu cầu thời gian tới Vụ phải đóng vai trò nhạc trưởng trong công tác thể chế của Bộ.
Bên cạnh những phân tích cụ thể về các yếu tố quan trọng trong công tác thể chế gồm tường minh, chế tài có tính răn đe, giám sát online và thực thi nghiêm minh, Bộ trưởng còn lưu ý Vụ Pháp chế cần kêu gọi sự tham gia của những cá nhân, tổ chức có liên quan vào quá trình làm thể chế.
Về định hướng xây dựng thể chế ngành TT&TT, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh chữ 'Số'. Môi trường số tương đương với môi trường thực. Và để hoàn thiện thể chế đảm bảo vận hành môi trường số, sẽ còn cần nhiều thời gian. “Cho nên, làm gì thì làm, Vụ Pháp chế phải luôn nhớ chữ ‘Số’”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Cùng với yêu cầu phải ra được bản đồ các văn bản quy phạm pháp luật để vận hành hoạt động trên môi trường số, Vụ Pháp chế cũng được chỉ đạo quan tâm đến các yếu tố đảm bảo thế chế số vận hành được. Đó là đủ, đúng, khả thi và có tính răn đe. Trong đó, “đủ” rất quan trọng, vì chuyển đổi số là chuyển đổi toàn diện, và không "đủ" thì không vận hành được. Ngoài ra, người làm thể chế ngành TT&TT còn cần lưu ý cách làm hiệu quả là sửa ít, chất lượng và sửa nhanh.
Người làm pháp chế TT&TT phải có 2 nghề
Dành phần lớn thời gian của buổi làm việc để trao đổi, giải đáp và định hướng cho Vụ Pháp chế, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương đã giải đáp thấu đáo, cặn kẽ hơn 20 kiến nghị và câu hỏi của cán bộ, công chức Vụ Pháp chế.
Cho rằng Vụ Pháp chế và người làm nghề pháp chế của ngành TT&TT cần xây dựng bản sắc riêng cho tổ chức và nghề của mình, Bộ trưởng phân tích: Con người hay tổ chức muốn tồn tại được thì phải có sự khác biệt, có giá trị, bản sắc riêng. Bản sắc sẽ tạo ra kết dính trong tổ chức và là đặc điểm nhận dạng tổ chức. Khác biệt căn bản của nghề pháp chế ngành TT&TT là ngoài hiểu luật còn hiểu nghề TT&TT.
Cùng với việc gợi mở cho Vụ Pháp chế cách xây dựng bản sắc riêng của tổ chức mình, Bộ trưởng khuyến nghị lãnh đạo Vụ tạo điều kiện cho nhân sự đều có trình độ về luật của đơn vị mình được học thêm chuyên môn lĩnh vực TT&TT.
Người làm pháp chế ngành TT&TT phải có 2 nghề, với một bên nghề luật và một bên là nghề TT&TT. Do vậy, ngay cả khi đóng góp xây dựng thể chế của bộ, ngành khác, Vụ Pháp chế cũng cần bám sát, đưa được tư tưởng của ngành vào để các luật phải có mục về không gian mạng.
Đưa ra lời khuyên cho nhân sự mới về cách để trưởng thành nhanh, Bộ trưởng cho rằng, không có cách nào khác là qua làm việc, và sự trưởng thành nhanh nhất là được làm một việc trọn vẹn, thay vì chỉ làm một phần. Bộ trưởng cũng mong muốn nhân sự mới giữ bản sắc riêng của thế hệ trẻ để lan tỏa năng lượng, hơi thở cuộc sống vào tổ chức.
Đồng ý với đề xuất bổ sung nhân sự lãnh đạo cho Vụ, Bộ trưởng cũng chỉ đạo đơn vị có kế hoạch xây dựng ngành dọc về pháp chế. Theo đó, ngoài việc có kế hoạch tập huấn về luật cho 61 công chức phòng chính sách của các Cục, Vụ Pháp chế cần huy động thêm người làm pháp chế ở các doanh nghiệp lớn. Hằng năm, phải tổ chức hội nghị ngành dọc của những người làm công tác xây dựng, thực thi thể chế.
Chỉ rõ Vụ Pháp chế cần có nhận thức và cách làm mới để làm tốt hơn công việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhắc lãnh đạo Vụ phải nghĩ ra những công cụ, công nghệ để các cán bộ, công chức của đơn vị mình đỡ vất vả, đồng thời hướng họ vào những việc sáng tạo hơn.
Ngoài việc tập trung phối hợp để phát triển AI hẹp cho gần 80 người làm pháp chế trong Bộ, một số công cụ khác Vụ Pháp chế cũng được khuyến nghị cần quan tâm như: Cơ sở dữ liệu liên quan đến thanh tra, cơ sở dữ liệu giúp lưu vết quá trình làm thể chế và sau thể chế, và đặc biệt là cơ sở dữ liệu về các thể chế quốc tế. “Cơ sở dữ liệu về thể chế quốc tế bắt buộc Vụ phải có và sẽ là tài sản quan trọng nhất”, Bộ trưởng yêu cầu.
Từ những định hướng, gợi mở cách làm của Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Trần Thị Nhị Thủy cam kết thời gian tới tập thể Vụ sẽ suy ngẫm, họp bàn để tìm ra những giá trị cốt lõi của tổ chức mình, tìm ra hướng đi giúp công tác pháp chế của Bộ tốt hơn. Mỗi cán bộ, công chức của Vụ Pháp chế cũng sẽ học tập, rèn luyện để trụ vững trong nghề pháp chế ngành TT&TT.