Điểm cốt lõi, độc đáo và khác biệt của Việt Nam trong phát triển kinh tế số và xã hội số là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam. Và điểm đột phá là phổ cập thật nhanh các nền tảng số quốc gia phục vụ nhu cầu riêng, nhu cầu đặc thù của người dân Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam.
Với quan điểm đó, thời gian qua, trong vai trò là cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, Bộ TT&TT đã điều phối các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp.
Theo thống kê, đến giữa năm nay, trong 17 mục tiêu Chiến lược đặt ra đến năm 2025, đã có 2 mục tiêu được hoàn thành; trong 114 nhiệm vụ đến năm 2025, đã có 20 nhiệm vụ hoàn thành. Ước tính của Bộ TT&TT cho thấy, tỷ trọng kinh tế số trên GDP cả nước liên tục tăng từ năm 2021 đến nay, từ 11,91% năm 2021 lên 14,29% năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 là gần 15%.
Cùng với đó, hiện có khoảng 60 nền tảng, ứng dụng di động phục vụ người dân của Việt Nam có trên 1 triệu người dùng sử dụng bình quân hằng tháng, trong đó nền tảng có số lượng người dùng đông nhất đã đạt gần 75 triệu người dùng sử dụng bình quân hằng tháng. Xu hướng tiêu dùng dịch vụ số của người dân tập trung chủ yếu ở 2 nhóm nền tảng số là thanh toán số và giải trí.
Lần đầu tiên có Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số
Để sớm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra và lấy thêm ý kiến đóng góp cho lộ trình phát triển kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam, ngày 14/9, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Nam Định đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất tại Nam Định.
Với chủ đề “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”, sự kiện hướng tới mục tiêu trở thành diễn đàn trao đổi thường niên của các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp, các chuyên gia đầu ngành về tập trung phát triển kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.
Theo Ban tổ chức, trong lần đầu tiên được tổ chức, diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số sẽ gồm 1 phiên toàn thể, 3 phiên hội thảo chuyên đề cùng triển lãm về các ứng dụng công nghệ cho phát triển kinh tế số.
Phiên diễn đàn cấp cao vào sáng ngày 14/9 dự kiến sẽ do Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc đồng chủ trì.
Bên cạnh phiên diễn đàn cấp cao với nhiều nội dung quan trọng từ các chuyên gia trong và ngoài nước, vào chiều cùng ngày 14/9, sẽ diễn ra 3 phiên chuyên đề về “Phát triển đổi mới sáng tạo trở thành động lực xây dựng nền kinh tế số”; “Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số trở thành ngành công nghiệp nền tảng thúc đẩy quá trình xây dựng kinh tế số, xã hội số toàn dân, toàn diện”; “Dữ liệu và trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số”, được chủ trì bởi lãnh đạo các ban, bộ, ngành liên quan.
Song song với phiên diễn đàn cấp cao và các hội thảo chuyên đề, triển lãm về các ứng dụng công nghệ cho phát triển kinh tế số sẽ thu hút sự tham gia của hơn 20 nhà cung cấp giải pháp công nghệ hàng đầu hiện nay như Viettel, VNPT, MISA, MobiFone, FPT…
Các giải pháp nổi bật được giới thiệu trong triển lãm gồm có thanh toán kỹ thuật số, ví điện tử; thanh toán tiếp xúc và không tiếp xúc; hệ thống thanh toán di động; chữ ký số; công nghệ chuỗi khối; thương mại điện tử; hệ sinh thái số; an toàn thông tin mạng…
Cuối tuần đó, xóm trọ tôi xôn xao vì tôi có bạn gái đến thăm vì suốt thời gian ở đó, tôi chưa từng đưa cô gái nào về chơi. Bị nhóm bạn gán ghép, chúng tôi xấu hổ, ngồi một lúc, cả hai ra quán cà phê trò chuyện.
Kể từ đó, tình yêu đến với tôi một cách nhẹ nhàng. Mặc dù, không có lời lẽ yêu thương mật ngọt nhưng cả hai đều cố gắng vun đắp cho tương lai.
![]() |
Ảnh: Vũ Nhan |
Ra trường, tôi không về quê làm theo sự sắp xếp của bố mẹ mà ở lại Hà Nội tập tành đi buôn. Từ mỹ phẩm, đồ gia dụng, điện lạnh, thực phẩm… loại gì tôi cũng bán thử. Va vấp, đổ bể nhiều, cuối cùng tôi cũng trụ lại với mặt hàng điện lạnh, điều hòa, ti vi.
Tô tự học thêm nghề sửa chữa điện lạnh. Có kinh nghệm buôn bán lại có khả năng sữa chữa đồ, chẳng mấy chốc của hàng tôi làm ăn khấm khá.
Sau 6 năm lập nghiệp, tôi mở được 2 cửa hàng, kinh tế ổn định. Lúc này, tôi ngỏ lời cầu hôn với em. Quãng thời gian khó khăn, em luôn ở bên cạnh, đỡ đần việc sinh hoạt cho tôi. Tôi đề nghị em đi học thêm lớp tại chức buổi tối, chuyên ngành kế toán. Như vậy, em có thể giúp tôi quản lý cửa hàng tốt hơn. Kết hôn xong, tôi đưa em đi đăng ký.
4 năm học nhanh chóng trôi qua, con gái đầu lòng bước vào tuổi học mẫu giáo. Hai vợ chồng lên kế hoạch sinh bé thứ 2. Tôi đột ngột bị tai nạn xe, sức khỏe kém hơn trước, liên tục phải đi vật lý trị liệu. Vợ bàn với tôi hoãn việc sinh con lại, đợi tôi khỏe mạnh vẫn chưa muộn.
Sợ vợ vất vả, một mình khó quá xuyến hết hai cửa tiệm, tôi nhờ mẹ đẻ lên trông coi giúp. Mọi việc xuất nhập hàng hóa, tài chính, mẹ và vợ tôi đảm nhiệm. Tôi yên tâm điều trị bệnh, nghỉ ngơi lấy sức.
Mọi chuyện yên ổn hơn một tháng, mẹ và vợ tôi bất đồng, cãi vã vì bà đưa cháu ngoại ra làm. Nhân lúc mọi người sơ hở, cu cậu thụt két, lấy đi 20 triệu tiêu pha, cờ bạc.
Mẹ tôi nặng lời, lớn tiếng đuổi con dâu, bà nói: ‘Cửa hàng này là của con trai tôi, cô không có quyền tham gia’. Tức giận, vợ tôi bỏ mặc cửa hàng, cho mẹ tôi xoay sở rồi mang hồ sơ đi xin việc.
Vợ tôi xin được công việc kế toán trong công ty thực phẩm, lương lậu cũng khá. Tôi bực vợ nhưng nghĩ, để cô ấy ra ngoài cho khuây khỏa một thời gian sẽ khuyên nhủ sau. Lúc nóng giận, thêm vài ba câu chỉ khiến câu chuyện càng căng thẳng.
6 tháng sức khỏe bình phục, tôi tiếp tục công việc. Mẹ tôi với con dâu vẫn vậy, ra lườm, vào nguýt. Vợ tôi ăn diện là lượt đi làm, bà cũng nhỏ to, kêu tôi cảnh giác, kẻo vợ bồ bịch bên ngoài.
Thấy mẹ có thành kiến con dâu quá mức, tôi gọi bà ra nói chuyện riêng, lựa lời bảo mẹ đừng để ý, soi mói cô ý nhiều. Chẳng ngờ bà giận, đùng đùng xách túi về quê.
Công việc của vợ tôi bận tối ngày, có hôm đêm khuya mới về đến nhà. Tôi nói vợ nghỉ việc, về hỗ trợ chồng nhưng cô ấy không nghe. Tình cảm vợ chồng có phần xa cách.
Thế rồi, tôi cũng biết lý do cô ấy lạnh nhạt với mình. Hóa ra, việc mẹ tôi nghi ngờ con dâu ngoại tình là có thật. Trong lần đưa cháu ra công viên chơi, bà chứng kiến cô ấy lên xe ô tô của người đàn ông lạ mặt. Nam nhân viên bán hàng cũng nhiều lần nhìn thấy, đã bí mật báo cho tôi.
Tôi lén ra chỗ khuất ở cổng công viên, thuê xe ôm bám đuôi chiếc xe. Họ đưa nhau vào nhà nghỉ ven hồ hơn một tiếng.
Không muốn tiếp tục bị vợ qua mặt, tôi xộc thẳng vào nhà nghỉ làm loạn lên. Lễ tân yêu cầu tôi ra ngoài, đúng lúc đó, vợ tôi bước xuống cầu thang.
Cô ấy không tỏ vẻ sợ hãi, cũng chẳng bất ngờ mà hỏi ngược tôi: ‘Anh đến đây làm gì’. Vợ trơ trẽn thừa nhận, đang hẹn hò với sếp của mình. ‘Anh về mà ôm lấy đống tài sản, cửa hàng của anh đi. Mẹ con anh tưởng tôi ham hố chắc’. Nói dứt lời cô ấy lên xe của người tình, mặc tôi gào thét điên cuồng.
Sau này, trong nhiều cuộc cãi vã, vợ chỉ trích tôi chỉ biết bênh mẹ, thời gian mẹ chồng con dâu lục đục toàn im lặng, khiến cô ấy cảm thấy bị coi thường. Chán ngán với người chồng nhu nhược, cô ấy mới qua lại với sếp.
Chúng tôi ly thân đã 4 tháng, vợ nói sẽ gửi đơn ly hôn ra tòa trong thời gian sớm nhất. Tôi vừa giận vừa thương, mong cho vợ cơ hội quay về nhưng không thể gạt bỏ khỏi đầu việc cô ấy lăng nhăng. Tôi thấy bản thân thật phức tạp.
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Mời độc giả gửi câu chuyện của mình về địa chỉ email: [email protected]. Chia sẻ của bạn sẽ được đăng trên mục Tâm sự nếu phù hợp. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Tâm sự của người chồng làm ra tiền, vợ vẫn ngoại tình