

Chiếc Hypersport Premier của Damon. Ảnh: Damon
Ngoài tốc độ, Hypersport Premier còn gây ấn tượng với các tính năng công nghệ cao. Chiếc môtô này có hệ thống radar 360 độ có tên CoPilot giúp giữ an toàn cho người lái bằng cách cung cấp cảnh báo về các chướng ngại vật trên đường.
Trong tương lai, hệ thống điện toán đám mây của Damon Motorcycles sẽ lưu trữ dữ liệu thu thập được từ mọi chiếc xe để giúp cảnh báo người lái về các vấn đề cụ thể mà họ có thể gặp phải.
2020 Ducati Panigale V4 R: 320km/h
Sức mạnh của Panigale V4 R đến từ động cơ V4 998cc có công suất lên tới 234 mã lực với bộ phụ kiện xe đua của Ducati. Với trọng lượng chỉ có 165kg, chiếc xe trở nên nhẹ nhàng với tỷ lệ công suất trên trọng lượng là 1,41.
Với hiệu suất như vậy, khí động học đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa chiếc xe đạt tốc độ 320km/h. Thiết kế khí động học của xe mang một thiết kế tương lai như trong phim giả tưởng, khiến chiếc xe xé gió tốt và cực kỳ đẹp mắt.
![]() |
Chiếc Hypersport Premier của Damon. Ảnh: Damon |
Aprilia RSV4 1100 2020: 320km/h
Đây là bản RSV4 nhẹ nhất, nhanh nhất và mạnh nhất trong dòng sản phẩm của Aprilia. Vỏ xe được thiết kế bởi công nghệ sợi carbon, có hệ thống tản nhiệt khí động học lấy thẳng từ MotoGP và hệ thống lái công nghệ cao.
![]() |
Chiếc Hypersport Premier của Damon. Ảnh: Damon |
RSV4 1100 Factory đi kèm với động cơ V4 1077 cc, công suất khoảng 217 mã lực. Với sức mạnh như vậy và trọng lượng tương đối thấp khoảng 199kg, lái chiếc RSV4 1100 Factory mang lại cảm giác như đang ngồi trên một chiếc tên lửa.
2007 MV Agusta F4CC: 313km/h
MV Agusta F4CC là chiếc môtô được đặt theo tên của Claudio Castiglioni quá cố, người từng là giám đốc điều hành của MV Agusta. Mặc dù ra mắt năm 2007, tốc độ tối đa 313km/h của F4CC vẫn gây ấn tượng ở thời điểm hiện tại.
![]() |
Chiếc Hypersport Premier của Damon. Ảnh: Damon |
F4CC sử dụng động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng 1078 cc, sản sinh công suất khoảng 200 mã lực. Bên cạnh động cơ cực mạnh, hệ thống giảm xóc bằng sợi carbon và bánh xe bằng nhôm nhẹ giúp chiếc xe chỉ nặng 187 kg. Yếu tố hạn chế duy nhất của F4CC là lốp loại Pirelli Dragon Supercorsa Pro của nó có thể bị xé vụn ở tốc độ trên 313km/h.
Suzuki Hayabusa GSX-1300R: 312 km/h
Suzuki Hayabusa là một huyền thoại trong ngành môtô mà ai đi đường cũng biết. Chiếc môtô thon dài và đầy sức quyến rũ này ra mắt vào thời điểm Suzuki phải cạnh tranh với Honda về tốc độ của sản phẩm. Không muốn tụt lại phía sau trong các cuộc chiến tốc độ, Suzuki đã trang bị động cơ 4 xi-lanh dung tích 1.298 cc, công suất 175 mã lực cho Hayabusa.
![]() |
Chiếc Hypersport Premier của Damon. Ảnh: Damon |
Dù đã hơn 20 năm tuổi nhưng Hayabusa mới chỉ nhận được một bản nâng cấp lớn kể từ khi được giới thiệu. Năm 2008, Suzuki đưa động cơ 1.340 cc vào Hayabusa và bổ sung thêm thân xe khí động học để tăng hiệu quả khi chạy xe.
Theo Lao động
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Với việc được nâng cấp về thiết bị điện tử và bộ hỗ trợ lái cho phiên bản năm 2022, Kawasaki H2SX được hãng tuyên bố là chiếc mô tô hiện đại nhất trên thị trường hiện tại...
" alt=""/>Những chiếc xe đua sở hữu tốc độ cao nhất thế giớiSau cuộc bầu cử Mỹ, hàng triệu người nhanh chóng đăng ký tài khoản trên mạng xã hội Parler do họ tin rằng các cuộc thảo luận của mình bị Facebook, Twitter kiểm duyệt. Facebook và Twitter đã dán nhãn hoặc ẩn bài viết từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và những nội dung khác tranh luận về kết quả bầu cử Tổng thống 2020.
Việc này giúp Parler nhanh chóng leo lên dẫn dầu bảng xếp hạng ứng dụng miễn phí của App Store đầu tuần trước. Nó cho thấy các startup đang cố gắng khai thác các thị trường trọng điểm mà Facebook còn thiếu sót, chẳng hạn Snapchat hay TikTok.
Truất ngôi Facebook không phải nhiệm vụ dễ dàng, nhiều người đã thất bại, kể cả Google. Facebook hiện có tổng cộng hơn 3 tỷ người dùng hàng tháng, trải dài trên các dịch vụ như Instagram và WhatsApp. Không một đối thủ nào tiệm cận Facebook về số liệu này. Ngoài ra, công ty còn thường bắt chước tính năng “hot” của đối thủ và dùng chúng để giữ chân người dùng.
Dù vậy, dưới đây là ba kẻ thách thức Facebook mới nhất và đáng theo dõi:
TikTok
TikTok có lẽ là nguy cơ lớn nhất đối với Facebook. Ứng dụng hiển thị dòng video dường như vô tận với hiệu ứng hình ảnh và âm thanh sống động. Chỉ trong vài năm, TikTok nổi lên như một trong các ứng dụng phổ biến nhất dành cho thanh thiếu niên trên mạng.
TikTok và Douyin – phiên bản tại Trung Quốc – có 980 triệu người dùng hàng tháng (MAU) tính đến tháng 9/2020, tăng từ 670 triệu một năm trước đó, theo dữ liệu của App Annie. Với đà tăng này, MAU của TikTok có thể vượt 1 tỷ vào năm 2021.
Facebook đã để ý đến tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của TikTok. Tháng 8, mạng xã hội của Mark Zuckerberg đáp trả bằng Reels, tính năng trên Instagram sao chép TikTok. Facebook đang dùng đúng cách tiếp cận như khi hủy hoại Snapchat bằng cách đưa Story lên Instagram.
Bên cạnh Facebook, TikTok còn đối diện với trở ngại pháp lý do công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc. Dù thoát khỏi lệnh đóng cửa của Tổng thống Donald Trump, chưa rõ tương lai ứng dụng sẽ về đâu dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Parler
Như đã đề cập ở trên, nhờ hiệu ứng của cuộc bầu cử Mỹ, Parler ghi nhận tổng số người dùng đăng ký tăng từ 4,5 triệu lên 8 triệu.
Cũng như Facebook và Twitter, Parler cung cấp các tính năng mạng xã hội tiêu chuẩn. Nó có một bảng tin, nơi bạn xem bài viết, ảnh và video từ người dùng mà bạn theo dõi. Nhược điểm lớn nhất của Parler là nó tự định vị như một mạng xã hội “anti” Facebook và Twitter.
Mô tả ứng dụng trên App Store viết “Parler là mạng xã hội tự do ngôn luận, không thiên vị, tập trung bảo vệ quyền lợi người dùng”. Parler không phải ứng dụng đầu tiên dành cho những người bảo thủ. 4 năm trước, Gab cũng có mục đích tương tự và tăng trưởng cho tới khi xảy ra vụ xả súng tại Pittsburg khiến 11 người thiệt mạng năm 2018. Tay súng Robert Gregory Bowers đã đăng thông tin lên tài khoản Gab 1 tiếng trước khi tấn công.
Sau vụ việc, Gab bị nhà cung cấp hosting và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán “đá”, khiến dịch vụ phải dừng hoạt động và không bao giờ phục hồi. Với nền tảng người dùng bảo thủ lớn, Parler sẽ phải cân bằng giữa tự do ngôn luận và bảo đảm hoạt động trực tuyến của họ không gây ra sự kiện đáng tiếc như Gab dẫn đến đóng cửa.
Discord
Một ứng dụng mạng xã hội đang phát triển nhanh chóng khác là Discord, cho phép người dùng tạo ra các “máy chủ” nơi bạn bè trò chuyện trong phòng chat hay gọi thoại, video. Ứng dụng đặc biệt phổ biến trong giới game thủ, những người dùng tính năng gọi thoại, video để kết nối với bạn bè trong khi đang chơi game cùng nhau.
Discord hiện có hơn 100 triệu MAU, tăng gần 79% so với tháng 11/2019. Công ty khẳng định họ không phải mạng xã hội mà thiên về dịch vụ liên lạc hơn vì về cơ bản, nó hoạt động khác với các mạng xã hội khác. Nó không chạy quảng cáo hay dựa vào bảng tin để hiển thị nội dung. Thay vào đó, nó kiếm tiền từ thu phí người dùng 9,99 USD/tháng cho dịch vụ thuê bao Nitro.
Discord có thể không tự nhận là mạng xã hội song Facebook lại nghĩ khác. Công ty ngày càng xem video game là một phần quan trọng, cung cấp dịch vụ livestreaming, game đám mây, chat video 50 người.
Du Lam (Theo CNBC)
Cuộc chạy đua vũ trang giữa YouTube Gaming và Facebook Gaming đã dần ngã ngũ khi mạng xã hội lớn nhất hành tinh tỏ ra ngày càng đuối sức ở mảng game.
" alt=""/>Mạng xã hội nào có thể soán ngôi Facebook?Theo báo cáo của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), hiện nay, tổng công suất điện mặt trời đã vào vận hành khoảng 4.500MW. Hệ thống điện ghi nhận mức độ sụt giảm công suất trung bình ở mức 7 - 10% (tương đương 300 - 450MW) trong thời gian từ 8 - 10 phút. Tốc độ sụt giảm công suất trung bình 30 MW/phút. Tốc độ phục hồi công suất trung bình 15 MW/phút.
Theo Cổng thông tin EVN, sự sụt giảm công suất gây khó khăn trong việc điều độ, vận hành hệ thống điện, đảm bảo tần số trong dải cho phép. Ngoài ra, nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) cũng dẫn đến tăng chi phí của hệ thống điện, do phát sinh chi phí để khởi động lại các tổ máy nhiệt điện than, tuabin khí đã ngừng trước đó hoặc huy động các tổ máy chạy dầu DO thay thế,...
Để vận hành hệ thống điện an toàn, hiệu quả trong bối cảnh nguồn NLTT tăng cao, hiện nay A0 đang triển khai đồng bộ các giải pháp như: Xây dựng hệ thống tự dự báo các nguồn NLTT; đầu tư hệ thống nguồn dự báo công suất phát NLTT độc lập, nhằm nâng cao chất lượng dự báo; xây dựng yêu cầu kỹ thuật dự báo công suất các nguồn NLTT…
Ngoài ra, A0 cũng triển khai nâng cấp phân hệ NLTT trên cổng thông tin của đơn vị, nhằm thu thập và quản lý thông tin các nguồn phân tán (các nguồn đấu nối lưới điện phân phối bao gồm cả điện mặt trời mái nhà); quản lý thông tin vận hành (dữ liệu vận hành, công bố công suất, lịch sửa chữa…) các nguồn phân tán; nâng cấp tính năng quản lý, so sánh nhiều nguồn thông tin dự báo NLTT, các nguồn phân tán…
Tại buổi làm việc, lãnh đạo EVN yêu cầu A0 phối hợp với các ban chuyên môn của Tập đoàn xây dựng báo cáo đánh giá cụ thể, chi tiết về ảnh hưởng của năng lượng tái tạo đến an ninh và chi phí của hệ thống trong thời gian qua, cũng như dự báo những năm tới. Từ đó đề xuất với Bộ Công Thương các giải pháp, nhằm vận hành hệ thống điện an toàn, hiệu quả và kinh tế.
D.V
" alt=""/>Tìm giải pháp vận hành hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo