Ông Hoàng cho hay, các lĩnh vực thương mại điện tử, du lịch, vận chuyển hàng hóa trên môi trường số đang chiếm tỷ trọng lớn và có mức độ tăng trưởng gấp 2 - 3 lần so với trước đây, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp công nghệ số. CEO Sconnect cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 700.000 doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế số với nguồn nhân lực trẻ, sáng tạo và dễ dàng thích nghi với công nghệ.
Dù đánh giá cơ hội lớn nhưng ông Tạ Mạnh Hoàng cho rằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức. Vị này nhận xét dù đã có hành lang pháp lý nhưng thực tế lại rất khó áp dụng cho các nền tảng xuyên biên giới. Đồng thời, thiếu công cụ hữu hiệu để chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ các doanh nghiệp Việt trên không gian mạng.
![]() |
Ông Tạ Mạnh Hoàng, CEO Sconnect Việt Nam |
Việc áp dụng quy định pháp luật hiện hành với chủ thể nước ngoài còn có nhiều hạn chế dẫn đến những thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong nước. Đó là chưa kể những rủi ro khi đối mặt với các cuộc tấn công trên không gian mạng hay tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong vận hành.
Nêu dẫn chứng ở chính doanh nghiệp của mình, ông Hoàng cho biết Sconnect đang phải đối mặt nhiều vấn đề khi đối thủ (Entertainment One UK Limited) lợi dụng chính sách của các nền tảng xuyên biên giới để cạnh tranh không lành mạnh trong vụ việc “Sói Wolfoo” và “lợn Peppa Pig”. Đến nay, các hoạt động của Sconnect đang bị gián đoạn khi phải dồn nguồn lực triển khai các hoạt động pháp lý và không thể kinh doanh với các đối tác.
Trước tình trạng này, ông Tạ Mạnh Hoàng bày tỏ mong muốn cơ quan quản lý tiếp tục hoàn thiện sớm quy định của pháp luật, cơ chế áp dụng pháp luật phù hợp với nền kinh tế số và áp dụng với cả các chủ thể nước ngoài; Hướng dẫn và có định hướng các doanh nghiệp số phát triển theo chủ trương định hướng kinh tế số của Chính phủ; Tăng cường hợp tác quốc tế, ký kết những hiệp ước tương trợ pháp lý với các quốc gia khác nhằm đảm bảo giá trị pháp lý của các quy định pháp luật Việt Nam cũng có giá trị toàn cầu.
Ông Võ Thanh Hải, CEO Viettel Media đánh giá bản quyền vi phạm tại Việt Nam là một bài toán tương đối nhức nhối. Vai trò của cơ quan quản lý trong việc thúc đẩy và trực tiếp đàm phán với các doanh nghiệp, nền tảng quốc tế rất rõ nét. Điều này tạo nền tảng cho bước tiến tiếp theo là bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp trong nước khi họ chưa có nhiều nguồn lực
Doanh nghiệp nội dung số phải có ý thức về quyền sở hữu trí tuệ
Theo ông Huy Phạm, Giám đốc Văn phòng MeTub tại Hà Nội, bản thân các nhà sáng tạo nội dung phải có ý thức về bản quyền. Các doanh nghiệp cần đăng ký ngay tác quyền, quyền sở hữu trí tuệ ngay khi sản xuất nội dung và đưa sản phẩm lên mạng. Thậm chí, cần đăng ký ngay khi đang là ý tưởng và đăng ký cả trên thị trường quốc tế. Chỉ khi đó, doanh nghiệp mới có được căn cứ pháp lý khi tranh chấp xảy ra.
![]() |
Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và các hiệp hội. |
Đồng tình với ý kiến trên, Luật sư Hà Liên cho rằng, ngay từ thời điểm đăng tải sản phẩm tinh thần lên không gian số, chủ sở hữu nên cân nhắc vấn đề ghi danh của mình. Liên quan đến vấn đề xác lập quyền sở hữu bản quyền và xác lập quyền đối với quyền sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu - đây là hai cơ chế bảo vệ bản quyền khác nhau theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho rằng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức nhất là phía doanh nghiệp. Điều này thể hiện trong thực tiễn khi cơ quan quản lý có nhiều hoạt động phổ biến, hỗ trợ nhưng lại chưa được doanh nghiệp quan tâm. Nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp cần thay đổi căn bản, nếu không sẽ chẳng thể giải quyết được các vụ việc phát sinh.
![]() |
Ông Trần Lê Hồng, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ |
Lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ nhận định, quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề phức tạp, có chuyên môn sâu. Do đó, các doanh nghiệp cần có cách tiếp cận rõ ràng, chuyên nghiệp và đầu tư đúng mức, đặc biệt là về nguồn lực con người. Các cơ quan Nhà nước đã nỗ lực xây dựng và phát triển môi trường lành mạnh về sở hữu trí tuệ nên doanh nghiệp phải chung tay hưởng ứng.
Duy Vũ
" alt=""/>Doanh nghiệp nôi dung số thua thiệt trong các vụ kiện quốc tếTrường ĐH Giao thông Vận tải công bố điểm chuẩn trúng tuyển theo kết quả học bạ năm 2020 của cả 2 cơ sở Hà Nội và TP.HCM, theo đó ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng với mức điểm chuẩn cao nhất 26.65 điểm.
Điểm xét tuyển là tổng điểm ba môn học trong tổ hợp xét tuyển (điểm trung bình cả năm lớp 10 + điểm trung bình cả năm lớp 11 + điểm trung bình học kỳ I năm lớp 12) + điểm ưu tiên (nếu có) từ ngưỡng điểm được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trở lên.
Mức điểm trúng tuyển từng ngành cụ thể như sau:
ĐH Huế cũng đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập ở cấp THPT (học bạ) vào đại học hệ chính quy của các trường đại học thành viên, các khoa trực thuộc và Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị.
Điểm xét tuyển là kết quả học tập các môn trong tổ hợp môn xét tuyển ở cấp THPT của 2 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12.
Điểm trúng tuyển cụ thể như sau:
Hiện tại, ĐH Huế đang tiếp tục nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung đợt 1 theo phương thức xét kết quả học tập ở cấp THPT.
Điều kiện xét tuyển là tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải >=18.0 (chưa nhân hệ số và chưa cộng điểm ưu tiên).
Riêng các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên thì điều kiện xét tuyển là học sinh đã tốt nghiệp THPT phải có học lực lớp 12 xếp loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8,0 trở lên và tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải >= 24.0 (chưa nhân hệ số và chưa cộng điểm ưu tiên).
Thời gian đăng ký xét tuyển đến ngày 30/8.
Thúy Nga
Đại diện nhiều trường đại học cho biết với thực tế kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa diễn ra, các trường có thể yên tâm xét tuyển từ kết quả thi và dự đoán điểm chuẩn sẽ tăng.
" alt=""/>ĐH Ngoại thương công bố điểm trúng tuyển phương thức xét học bạĐó là điều mà con trai của Tổng thống Syria đương nhiệm – Hafez al-Assad – đã nói với các cơ quan truyền thông của Brazil khi cậu tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế danh giá vừa qua.
Hafez là một trong số các thành viên của đội tuyển quốc gia Syria tham gia cuộc thi này. Syria xếp vị trí thứ 56 chung cuộc, đứng sau Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ và nhiều quốc gia khác.
Bố cậu – Tổng thống al-Assad kế nhiệm vị trí này từ cha mình. Theo tờ O Globo, các nhà bình luận ủng hộ chế độ của nước này đã hết lời khen ngợi tính đồng đội của Hafez trong đoàn – như một dấu hiệu cho thấy cậu cũng có những tố chất lãnh đạo tuyệt vời.
Trên thực tế, thành tích của Hafez đứng ở vị trí thứ 528/615 học sinh tham gia.
Việc tham gia vào kỳ thi Olympic Toán quốc tế - ngay cả khi thành tích rất bình thường – cũng giúp ích rất nhiều cho việc “dọn đường” để được nhận vào các trường đại học danh tiếng trên thế giới. Vì lý do này mà Olympic Toán quốc tế trở thành một cuộc thi nổi tiếng không khác gì Olympic thể thao ở một số quốc gia, ít nhất là với những tầng lớp trí thức.
“Tôi luôn sống như một đứa trẻ bình thường và các bạn của tôi cũng xem tôi là một người bình thường” – Hafez chia sẻ với O Globo. “Tôi chỉ bình thường như bao người khác” – cậu ấm của Tổng thống Syria khẳng định.
Trong khi Hafez sống như một đứa trẻ bình thường, thì cha cậu vừa phát động một cuộc chiến tranh toàn diện ở các khu vực nổi dậy nhắm vào các trường học và bệnh viện trong các cuộc không kích trên không. Hơn 2 triệu trẻ em Syria đã được di dời.
Hồi tháng 4, Chính phủ al-Assad đã phát động một cuộc tấn công vào thị trấn phía tây bắc Khan Sheikhoun – cuộc tấn công mà Liên Hợp Quốc cho rằng có khả năng liên quan tới khí Sarin – một loại chất độc mà Mỹ cáo buộc chính quyền Syria đã sử dụng.
“Tôi biết cha tôi là kiểu người gì” – Hafez nói. “Trong những thời điểm khó khăn như thế này, một thế hệ như chúng tôi có thể mang lại hòa bình”.