
Ngắm các thiếu nữ dân tộc diện bikini
Ngắm vẻ đẹp nết na của thiếu nữ Hà Nội xưa
Ca sĩ Nhật Bản đẹp như tranh vẽ với áo dài
UNESCO triển khai các hoạt động của mình trên các lĩnh vực chuyên môn sau: Giáo dục, Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Văn hoá, Thông tin và Truyền thông. Các lĩnh vực chuyên môn chính và các lĩnh vực chuyên sâu do các vụ, các phòng ban chuyên môn của Ban Thư ký của UNESCO phụ trách. Cấu trúc và mối quan hệ giữa các lĩnh vực chuyên sâu và các chuyên đề cụ thể được sắp xếp hệ thống như sau:
![]() |
1. Giáo dục:
- Quyền được học tập
- Các kế hoạch và các chính sách về giáo dục
- Trẻ em độ tuổi ấu thơ và gia đình
- Giáo dục tiểu học
- Giáo dục trung học
- Giáo dục cao đẳng
- Giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề
- Giáo dục khoa học và công nghệ
- Giáo dục phi chính quy
- Giáo dục kỹ năng
- Giáo dục sức khoẻ nhà trường và giáo dục HIV/AIDS
- Tính đa dạng văn hoá và ngôn ngữ trong giáo dục
- Giáo dục sư phạm
- Giáo dục trong hoàn cảnh nguy cấp, khủng hoảng và tái thiết
- Giáo dục thể chất và thể thao
- Giáo dục về hoà bình và nhân quyền
- Giáo dục phi bạo lực
2. Khoa học tự nhiên:
- Khoa học về nước sạch
- Nghiên cứu về vấn đề con người, tính đa dạng sinh học và sinh thái học
- Hải dương học
- Khoa học về trái đất
- Khoa học cơ bản và khoa học chế tạo
- Khoa học về các vùng ven biển và các đảo nhỏ
- Chính sách khoa học
- Khoa học về thiên tai
- Vấn đề phụ nữ và khoa học
- Nghiên cứu về hệ thống tri thức bản địa
3. Khoa học Xã hội và Nhân văn:
- Mỹ học
- Nhân quyền
- Triết học
- Vấn đề giải quyết tận gốc rễ sự đói nghèo
- Tương lai học
- Khoa học nghiên cứu về biến đổi xã hội
4. Văn hoá:
- Di sản thế giới
- Di sản vật thể
- Di sản phi vật thể
- Tính đa dạng văn hoá
- Hành vi chuẩn mực
- Đối thoại giữa các nền văn hoá
- Văn hoá và phát triển
- Nền công nghiệp văn hoá
- Nghệ thuật và sáng tạo
- Quyền tác giả
- Bảo tàng
- Du lịch văn hoá
- Tiêu điểm đặc biệt
5. Thông tin và truyền thông:
- Sự truy cập thông tin
- Sức chứa thông tin và tạo dựng thông tin
- Phát triển nội dung thông tin
- Tự do biểu cảm
- Phát triển phương tiện thông tin đại chúng
- Bảo quản thông tin
Các chủ đề đặc biệt trong các chương trình hành động của UNESCO
- Chủ đề giới tính
- Chủ đề thanh niên
- Ưu thế của Châu Phi
- Các nước chậm phát triển
- Văn hoá vì hoà bình
- Đối thoại giữa các nền văn minh
Các chủ đề mang tính nóng hổi mà UNESCO quan tâm:
- Loại bỏ sự đói nghèo, đặc biệt là đối với tình trạng bần cùng hoá.
- Sự đóng góp của công nghệ thông tin và truyền thông đối với lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hoá và truyền thông và việc xây dựng một xã hội tri thức.
Các lĩnh vực ưu tiên đặc biệt của UNESCO
- Giáo dục cơ bản cho tất cả mọi người
- Nước và hệ thống sinh thái liên hợp
- Ủng hộ vấn đề tính đa dạng văn hoá song song với việc nhấn mạnh đặc biệt vấn đề di sản vật thể và phi vật thể.
- Trao quyền hành động cho con người thông qua hệ thống thu nhận thông tin và kiến thức song song với việc nhấn mạnh về quyền tự do biểu cảm.
Những chủ đề đặc biệt khác được UNESCO quan tâm:
- HIV/AIDS
- Phát triển bền vững
- Dân tộc bản địa
- Các đảo nhỏ
- Sóng thần ở Ấn Độ Dương
" alt=""/>Các lĩnh vực chuyên môn của UNESCOThậm chí, cả những cành đào hay cây quất cũng được rao bán trên mạng xã hội, chụp đủ các góc để người mua online dễ quan sát, đánh giá, lựa chọn theo sở thích. Giá cả công khai, nhiều ưu đãi, cạnh tranh cao và đặc biệt không nói thách giúp người mua yên tâm.
Ngồi ở Hà Nội, ăn Tết Hà Nội với đặc sản vùng miền không còn quá xa lạ. Xôi ngũ sắc, cá kho Vũ Đại, nước mắm Thanh Hoá, giò me Nghệ An... được bày trên mâm cơm thủ đô nhờ sự phát triển của mạng xã hội. Các chị em không phải tranh thủ giờ nghỉ trưa, buổi tối hay các ngày cuối tuần để đi chợ mà chỉ ngồi trong nhà, lướt điện thoại, vẫn có thể "mua cả thế giới".
Dường như hiện tại, việc ra ngoài chợ Tết, chợ hoa,... không còn là gánh nặng mà là để thưởng xuân, để cảm nhận được niềm vui năm mới đang ùa về trong không khí náo nức.
Mùa Xuân đang đến thật gần. Mùa Xuân của những đổi mới. Và công nghệ đang giúp cho những vùng miền gắn kết cùng nhau.
" alt=""/>Sắm Tết thời công nghệMột Bộ trưởng quyết liệt, hành động
Thời gian qua, ngành du lịch nổi lên tình trạng các hướng dẫn viên người nước ngoài hoạt động “lậu” ở Việt Nam cũng như những hình ảnh không đẹp của một số du khách Trung Quốc tại Việt Nam. Mặc dù với hơn 3 tháng nhậm chức “tư lệnh” ngành VHTTDL nhưng Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã thể hiện hiện là một vị tư lệnh ngành hành động.
Chia sẻ với phóng viên báo Điện tử Tổ Quốc bên lề hành lang Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, đoàn Hà Nội, Phó hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân cho hay, việc xảy ra tình trạng này không phải bây giờ mới có mà là một quá trình chúng ta kiểm tra không chặt chẽ.
“Thời gian qua, Bộ trưởng đã có những chỉ đạo ngay với Đà Nẵng hay Khánh Hòa về tình trạng khách du lịch Trung Quốc, đồng thời có những tuyên bố cứng rắn về vấn đề này. Bộ trưởng cũng hành động tương đối kịp thời và không phải vì lợi ích kinh doanh hay vì yếu tố ngại ngùng trong mối quan hệ giữa hai nước mà thể hiện rõ quan điểm của mình” – ông Cường chia sẻ.
![]() |
Đại biểu Hoàng Văn Cường: "Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã rất cương quyết". |
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ trưởng, sự vào cuộc tích cực của các đơn vị trực thuộc Bộ, các địa phương… hoạt động du lịch tại các điểm “nóng” trên đã và đang đi vào nề nếp.
Cũng trong thời gian qua, Bộ VHTTDL được Chính phủ giao xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển du lịch thành ngành kinh tế chiến lược. Bộ đang gấp rút hoàn thiện dự thảo này.
Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc, tiềm lực du lịch của Việt Nam là số 1, các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới khi tới Việt Nam đều đặt một câu hổi: tại sao Việt Nam không trở thành bếp ăn của thế giới?
“Việt Nam có cơ sở để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và đây như một mũi tên trúng nhiều đích: vừa phát triển kinh tế, xã hội, vừa gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị truyền thống, lịch sử văn hóa mà hiếm có ngành kinh tế nào có thể đạt được như vậy” – ông phân tích.
Đồng thời, ông Vũ Tiến Lộc chia sẻ: “Tôi rất hoan nghênh trong thời gian tới sẽ có một chiến lược phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn tốt và mong mỏi ngành sẽ phát động một phong trào toàn dân đưa ra sáng kiến về phát triển du lịch. Một người dân ở Thủ đô, một người chạy xe xích lô, taxi hay bán hàng nước đều có thể đóng góp vào phát triển du lịch được”.
Đặt nhiều kỳ vọng vào Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng: “Bộ trưởng đến từ một thành phố cố đô, dòng máu chảy trong con người của Bộ trưởng đã có “máu” của những giá trị văn hóa, dân tộc, “máu” của người làm du lịch rồi. Tôi nghĩ Bộ trưởng có tiếp cận mới về du lịch trên cơ sở những giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa, lắng nghe ý kiến của người dân. Tôi tin Bộ trưởng sẽ thành công trong lĩnh vực này” – ông Lộc kỳ vọng.
![]() |
Đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc: "Tôi tin Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện sẽ thành công" |
Nhà hát Lớn sẽ là “thánh đường” của nghệ thuật đỉnh cao
Một trong những nội dung mà Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cũng dành nhiều tâm sức chỉ đạo trong thời gian qua là trong 6 tháng cuối năm, các nhà hát của Bộ phải có các tác phẩm đỉnh cao để trình diễn vào các ngày cuối tuần tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Chỉ đạo này của Bộ trưởng đã được các nhà hát, các đơn vị nghệ thuật biểu diễn, nghệ sĩ cũng như các chính khách đón nhận và mong chờ.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho hay, “tôi hết sức hoan nghênh ý tưởng của Bộ trưởng Bộ VHTTDL đưa ra mục tiêu xây dựng Nhà hát Lớn thành “thánh đường” nghệ thuật đỉnh cao,. Đương nhiên đây là bài toán khó giải cho các nhà quản lý, làm sao khai thác được tốt nhất thu hút được các chương trình tương xứng đồng thời không thể không lo tới việc bảo đảm nguồn lực vật chất, bảo trì, phát huy nó”.
![]() |
Hơn 3 tháng nhậm chức, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, cứng rắn. |
Vị đại biểu này cũng chia sẻ, ông luôn đánh giá cao suy nghĩ của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã luôn luôn cố gắng tìm ra những cái mới để khắc phục những hạn chế đã kéo dài.
“Việc nâng cao trình độ thưởng thức của người dân là quá trình tôi biết là khó khăn nhưng chúng ta hãy cứ bắt tay vào làm, có những nguồn lực xã hội ủng hộ, tôi nghĩ sẽ thành công. Tôi mong rằng, tại Nhà hát Lớn sẽ có những chương trình nghệ thuật dân tộc và đương đại thế giới. Đây còn là không gian hội nhập trên lĩnh vực hội nhập văn hóa” – ông Dương Trung Quốc kỳ vọng.
Liên quan tới hoạt động ngành, vị đại biểu này cũng đánh giá cao Bộ VHTTDL với tư cách là cơ quan được giao chủ trì xây dựng lại nghi thức tuyên thệ tại Quốc hội.
Trong một thời gian rất ngắn, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng trong Bộ và lấy ý kiến các cơ quan liên quan, ý kiến các đại biểu Quốc hội… gấp rút chỉnh sửa nghi thức tuyên thệ của bốn chức danh tại Quốc hội.
“Nghi thức tuyên thệ dù chúng ta thực hiện theo Hiến pháp nhưng bước đi đầu tiên chúng ta có những thứ chưa thật chặt chẽ. Sau đó Quốc hội nhanh chóng giao cho Bộ VHTTDL – đây là một phần chức năng của bộ lễ xây dựng trên cơ sở lắng nghe ý kiến của người dân, để có nghi lễ tuyên thệ chuyên nghiệp như ngày hôm nay” – đại biểu Quốc nhìn nhận./.
Theo Tổ Quốc" alt=""/>Ba tháng bận rộn của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện