Hiện công ty Phần Lan đang cung cấp công nghệ 4G và 5G cho phép các doanh nghiệp kết nối dữ liệu nội bộ giữa các cảm biến trang bị trên máy móc.
“Ý tưởng của chúng tôi là tạo ra một trợ lý có thể giúp công nhân tận dụng giá trị của tất cả dữ liệu”, Daeuble chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh đây cũng là một giải pháp cho tình trạng thiếu hụt nhân viên chất lượng cao.
MX Workmate được thiết kế phù hợp với các quy định về công nghệ vận hành, song có thể sẽ mất thêm thời gian để các công ty tiến hành thử nghiệm cũng như tùy chỉnh đối với từng lĩnh vực đặc thù.
Theo đại diện Nokia, mặc dù một số mặt của công nghệ vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu, chẳng hạn như việc giải quyết vấn đề “ảo giác AI”, nhưng sản phẩm vẫn “phải đảm bảo chính xác, rõ ràng và đúng đắn, cũng như cần được theo dõi và kiểm duyệt”. Trước mắt, công cụ này sẽ cần được con người xác thực các lời nhắc của AI như một tính năng an toàn ban đầu.
Dự kiến, Nokia sẽ trình làng phiên bản đầu tiên của trợ lý AI này tại sự kiện MWC sắp tới vào cuối tháng 2 ở Barcelona.
(Theo Reuters)
Hai quý ông này là Travis Kalanick và Garrett Camp, những người đột phá cho thị trường vận tải bằng ứng dụng taxi công nghệ Uber. Thưở ban đầu, chỉ có 8% dân số trưởng thành trên thế giới đặt Uber mỗi tháng một lần. Ngày nay, con số đó đã tăng theo cấp số nhân và có thể đặt Uber từ bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào và bao nhiêu lần.
Song, hành trình tạo ra một cuộc cách mạng này không mơ mộng như vẻ ngoài của nó. Có rất nhiều điều mà một mình Travis phải trải qua sau khi Garett chia tay Uber.
Công thức bí mật và câu chuyện thành công của Uber
Uber ra đời vào năm 2009 và trở thành “kỳ lân” giá trị nhất thế giới chỉ trong vài năm. Bắt đầu từ năm 2010, trong vòng ba năm, họ đã hoạt động tại hơn 66 quốc gia. Tuy nhiên, sau thời gian phát triển nóng, Uber phải đối mặt với sự phản đối dữ dội từ ngành công nghiệp taxi truyền thống và mâu thuẫn với các nhà quản lý.
Nhiều tài xế châu Âu đã phản đối Uber vào năm 2014 để buộc chính phủ phải chú ý. Nhiều quốc gia, bao gồm Hà Lan và Thái Lan, đã cấm Uber một phần hoặc hoàn toàn. Họ bị buộc tội thực hiện các hành vi cấu thành cạnh tranh không lành mạnh.
Travis không bị ảnh hưởng bởi phản ứng dữ dội này: ông ấy tạo động lực cho đồng nghiệp và nhân viên, tiếp tục hài lòng với tư tưởng "Phát triển hay là Chết" của mình. Đến lúc này, ông nổi tiếng là người vừa hung hăng vừa hiếu chiến. Nhưng dù thế nào đi nữa, ông luôn đặt mục tiêu phát triển Uber lên trên tất cả.
Đừng đi sai đường
Mọi thứ diễn ra tốt đẹp đến năm 2016 khi Kalanick tham gia hội đồng cố vấn kinh tế của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Điều này một lần nữa tạo ra phản ứng dữ dội cho Uber, đặc biệt là sau sắc lệnh nhập cư gây tranh cãi của ông Trump. Năm 2017, Travis từ chức khỏi hội đồng này để cứu vãn danh tiếng của Uber.
Cùng năm này, một trong những nhân viên cũ của Uber đăng blog kể chi tiết chuyện cô bị đồng nghiệp quấy rối tình dục và văn hóa tại Uber không tốt cho phụ nữ như thế nào. Bài viết gọi Uber là một nơi làm việc thù địch, phân biệt giới tính và khá khó chịu đối với hầu hết mọi người.
Travis còn mời kỹ sư xe tự lái hàng đầu của Google gia nhập Uber. Ông luôn coi tài xế là vấn đề duy nhất với hệ thống hiện tại của họ và tin rằng xe tự lái sẽ là tương lai.
Uber còn phải đối phó với một vụ kiện sở hữu trí tuệ từ Waymo, doanh nghiệp xe tự lái hoạt động dưới trướng Google.
Ngay sau đó, Eric Holder - cựu tổng chưởng lý Mỹ - sẽ dẫn đầu một cuộc điều tra về các cáo buộc nhằm vào Uber. Dù tâm lý "Phát triển hay là Chết" của Travis đã tạo nên Uber như ngày nay, văn hóa tại Uber được xem là độc hại, hung hăng. Trong khi một số nhân viên có thể thích nó, loại văn hóa này không bền vững, đặc biệt là với phụ nữ làm việc trong văn phòng.
Báo cáo của Holder được công bố cho hội đồng quản trị của Uber sau vài tháng và kết luận yêu cầu một vài nhân viên từ chức khỏi công ty. Nó cũng yêu cầu "xem xét và phân bổ lại trách nhiệm của Travis Kalanick".Báo cáo này đã tiết lộ nhiều hành vi sai trái của Uber, bao gồm cả việc lừa dối và khai thác quyền riêng tư của khách hàng.
Làm gì trong khủng hoảng?
Travis luôn tìm kiếm giải pháp thay vì khóc lóc về các vấn đề. Bất kể Uber phải đối mặt với vấn đề gì, ông ấy sẽ luôn nghĩ ra thứ này hay thứ khác để tồn tại và phát triển.
Trong tình huống này, ông biết mình đã sai. Đối với ông, Uber luôn là ưu tiên hàng đầu, trước bất cứ điều gì trên thế giới. Theo gợi ý từ báo cáo của Holder, vào ngày 21/6/2017, Kalanick đã từ chức sau một cuộc nổi dậy của cổ đông. Ban đầu, ông xin nghỉ phép vô thời hạn, một phần để rời khỏi Uber và một phần để tưởng nhớ mẹ, người vừa qua đời trong một tai nạn chèo thuyền chỉ vài ngày trước đó.
"Tôi yêu Uber hơn bất cứ điều gì trên thế giới và tại thời điểm khó khăn này trong cuộc sống cá nhân, tôi đã chấp nhận yêu cầu đứng sang một bên của các nhà đầu tư để Uber có thể quay trở lại xây dựng thay vì bị phân tâm bởi một cuộc chiến khác”,Travis cho biết trong một tuyên bố sau khi từ chức.
Uber lên sàn chứng khoán vào năm 2019 và các nhà đầu tư ở Phố Wall định giá đợt IPO của Uber lên tới 120 tỷ USD. Tuy nhiên, Uber đã làm nên lịch sử với khoản lỗ ngay trong ngày đầu tiên lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Sau Uber, Kalanick thành lập một công ty đầu tư mạo hiểm có tên 10.100 và City Storage Systems, một công ty tái phát triển bất động sản gặp khó khăn. Ông hiện là CEO City Storage Systems, công ty mẹ của CloudKitchens chuyên cho thuê không gian bếp thương mại và dịch vụ hậu cần cho nhà hàng muốn giao đồ ăn qua mạng.
Trong khi đó, Uber đang hoạt động tại 72 quốc gia và hơn 10.500 thành phố. Các dịch vụ của nó bao gồm gọi xe, giao đồ ăn (Uber Eats và Postmates), giao hàng trọn gói, chuyển phát nhanh, vận chuyển hàng hóa, cho thuê xe đạp điện và xe tay ga có động cơ. Nó vẫn đang phát triển mạnh mẽ.
(Theo finology)
" alt=""/>Bài học từ cuộc đời “doanh nhân tuổi Rồng” sáng lập UberTS Linh nhìn nhận đào tạo đại học trong nước đang "tràn lan"; khi ra trường không chỉ cử nhân mà ngay cả thạc sĩ cũng thất nghiệp và có dấu hiệu ngày càng gia tăng.
Đặc biệt, người tốt nghiệp đại học trong nước còn thua kém so với nước ngoài, nhất là các mảng kiến thức chuyên môn thực hành, kỹ năng mềm, tác phong làm việc.
Tiến sĩ Nguyễn Hải Linh cho rằng giáo dục đại học nảy sinh nhiều vấn đề. Ảnh: BTC cung cấp |
Theo ông, ở những hội nghị trước, các lãnh đạo trong nước đều "mong các kiều bào cho ý kiến làm sao để giải quyết vấn đề này".
Ông Linh nói Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử nên có thể học hỏi về mặt giáo dục.
Giáo dục đại học Hàn Quốc chia ra làm hai nhóm là đại học nghiên cứu và đại học đào tạo nghề. Trong đó, đại học nghiên cứu chỉ tập trung ở một số trường mạnh, tạo ra sản phẩm chủ yếu phát triển khoa học công nghệ. Nhóm đại học tạo nghề tập trung những chuyên ngành đặc thù mà nhà máy, công ty, xã hội đang cần. Trường ĐH,các nhà nghiên cứu, các mô hình nghiên cứu luôn đi cùng với nhau để sản phẩm làm ra tạo giá trị thặng dư.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam ở Hàn Quốc cũng dẫn chứng ở nước này các trường đại học mạnh không phải là các đại học quốc gia mà chính là các trường tư thục. Phía sau những trường đại học tư thục đều có tập đoàn lớn hậu thuẫn. Những trường đại học này hoàn toàn được tự chủ tài chính, con người, chương trình đào tạo, nghiên cứu… và chỉ làm việc với Bộ Giáo dục một số khía cạnh cần thiết.
"Hiệu trưởng ở Hàn Quốc sẽ là người được làm chủ trường và là người "rất sạch sẽ" để đảm bảo uy tín chất lượng sinh viên sau khi ra trường, sản phẩm đào tạo, nghiên cứu của nhà trường"- ông cho hay.
Vị tiến sĩ Việt kiều đề xuất TP.HCM cần học tập mô hình Brain Korea 21 của Hàn Quốc. Cụ thể, chương trình chỉ đào tạo nguồn nhân lực trẻ là thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ.
"Chính họ là những nghiên cứu sinh năng năng động, sáng tạo trong nghiên cứu. Nguồn lưc để đào tạo là quỹ từ Chính phủ, Bộ Giáo dục và Bộ khoa học. Với mô hình này đặt ra yêu cầu sau năm năm họ phải có sản phẩm thương mại đáp ứng đất nước"- ông cho hay.
Theo ông Linh, tại TP.HCM nếu ngân sách TP.HCM không thiếu thì có thể đặt hàng những trường đại học tốt nhất ở thành phố để một số ngành đang cần phát triển nhanh hơn.
Trong khi đó ông Phan Ty, một kỹ sư ở Anh cho rằng, giáo dục là làm sao cho học sinh, sinh viên thấy nhẹ nhàng, thoải mái mới có tư duy tốt. Cụ thể khi lên cấp 2 hay cấp 3 học sinh được học trong môi trường tốt, giáo viên giỏi. Các trường đại học cũng nên thay đổi, tạo sự đột phá cho người học.
"Tại sao các học sinh, sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài rất giỏi nhưng không muốn về nước. Đó là vì khi về làm việc tại quê hương các em không thu được số tiền mà gia đình đã bỏ ra để đi vay mượn du học trước đó. Do đó, cần tạo môi trường làm việc cũng như đi học thoải mái, tốt để các em có vị trí mà không từ bỏ đất nước"- ông Phan Ty đề xuất.
Lãnh đạo TP.HCM gặp gỡ các Việt kiều. Ảnh: BTC cung cấp |
Còn PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, Trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM, cho rằng từ năm 1995 ông đã đề xuất ra những cải tạo giáo dục. Bây giờ, một lần nữa ông khẳng định cần phải "bày binh bố trận" lại hệ thống đại học theo hướng đại học đa lĩnh vực, trọng điểm.
Theo PGS Tống, hiện tại Việt Nam có quá nhiều trường đại học quy mô nhỏ, chỉ tương đương cấp khoa, do vậy cần phải tổ chức lại hệ thống đại học. Ngoài ra phải xây dựng thống đào tạo giáo dục khai phóng, hệ thống bằng đôi…Các trường đại học phải tự cân bằng việc đào tạo và tuyển sinh khi đã quy hoạch.
Lãnh đạo TP.HCM hoan nghênh các ý kiến của kiều bào và cho hay tham vọng của thành phố là trở thành đô thị thông minh sáng tạo và trung tâm tài chính của khu vực. Trong nhiều năm qua TP.HCM đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và hiện xây dựng nhiều kế hoạch phát triển bài bản hơn. Trước mắt, TP.HCM phải là thành phố có chất lượng sống tốt, phục vụ tốt hơn cho người dân.
Lê Huyền
- Nhiều trường đại học lớn hiện nay, đặc biệt là khối các trường kỹ thuật, việc tuyển sinh sau đại học ngày càng trở nên chật vật.
" alt=""/>Tiến sĩ Việt kiều: Giáo dục đại học Việt Nam có vấn đề