Yêu cầu của ông Moon Jae-in được đưa ra vào ngày 12/5, hai ngày sau khi ông thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống đột xuất của Hàn Quốc hôm 10/5.
![]() |
Học sinh THPT ở Seoul Hàn Quốc. Gần như không có trường học nào ở Hàn Quốc chấp nhận sách giáo khoa do chính phủ của bà Park biên soạn và phát hành. Ảnh: NewYork Times. |
Theo tờ New York Times, lệnh của ông Moon Jae-in chủ yếu mang tính biểu tượng bởi ba cuốn sách giáo khoa lịch sử do chính phủ của bà Park biên soạn chỉ được 1 trong tổng số 5.500 trường THCS và THPT tại nước này sử dụng.
Ngay cả ngôi trường duy nhất này sau đó cũng đã không sử dụng cuốn sách giáo khoa lịch sử đó nữa, sau khi phụ huynh học sinh của trường có đơn kiện về việc này.
Vào năm 2015, bà Park, khi đó là tổng thống đương nhiệm của Hàn Quốc, tuyên bố các trường THCS và THPT tại nước này sẽ không được sử dụng sách giáo khoa do các nhà xuất bản tư nhân biên soạn và phát hành. Thay vào đó, các trường sẽ phải sử dụng sách giáo khoa lịch sử do chính phủ biên soạn.
Khi đó, bà Park cho rằng những cuốn sách giáo khoa tư nhân quá "thiên tả" đang làm hỏng đầu óc của học sinh. Theo kế hoạch khi đó, chính phủ của bà Park đã làm việc với một hội đồng bí mật để biên soạn những cuốn sách giáo khoa mới, với mục tiêu giúp học sinh cảm nhận được lòng yêu nước.
Tuy nhiên, kế hoạch của bà Park gặp phải sự phản ứng mãnh liệt.
Những người phản đối chỉ trích bà Park đã đưa nền giáo dục lịch sử của Hàn Quốc quay trở lại với thời cha bà - ông Park Chung-hee nắm quyền. Vào thời điểm đó, chính phủ của ông Park giữ quyền ban hành sách giáo khoa nhằm tìm cách biện minh cho chế độ độc tài của ông.
Khi bản thảo các cuốn sách được công bố vào tháng 11/2015, các đảng đối lập và các học giả nhanh chóng phát hiện ra nội dung cuốn sách này phóng đại thành tựu kinh tế dưới thời ông Park Chung-hee nắm quyền trong khi lảng tránh những bất cập.
Sau khi bà Park Geun-hye bị Quốc hội Hàn Quốc bị buộc tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực vào tháng 12 năm ngoái, Bộ Giáo dục nước này đã tuyên bố sẽ không yêu cầu các trường học sử dụng sách giáo khoa lịch sử do nhà nước ban hành.
Theo đó, các trường học sẽ được tự do chọn lựa sách giáo khoa do tư nhân hoặc chính phủ biên soạn và phát hành. Tuy nhiên, gần như không có trường nào sử dụng cuốn sách giáo khoa của chính phủ khi nó được phát hành vào đầu năm 2017.
Thư ký báo chí của Tổng thống Moon Jae-in cho biết: "Quyết định này phản ánh lập trường vững chắc của Tổng thống rằng không được sử dụng giáo dục lịch sử phục vụ bất kỳ lợi ích chính trị nào".
Theo quyết định của ông Moon Jae-in, từ năm học sau, các trường học sẽ lại được phép tự chọn bất kỳ loại sách giáo khoa lịch sử nào đã được chính phủ thẩm định.
Lê Văn
" alt=""/>Tân Tổng thống Hàn Quốc bãi bỏ sách giáo khoa do chính phủ biên soạnNăm 2019, thí sinh dự thi THPT quốc gia học chương trình THPT sẽ phải làm 5 bài thi gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Hai bài thi tổ hợp là Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Học sinh học chương trình Giáo dục thường xuyên thi bắt buộc 3 bài là Toán, Ngữ văn và một trong hai môn Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội.
Môn Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận với 120 phút, các bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Trong đó, bài thi Toán có thời gian 90 phút, Ngoại ngữ 60 phút.
Các bài thi tổ hợp có tổng thời gian 150 phút, mỗi môn thành phần trong bài thi có thời gian là 50 phút.
Năm nay, về mặt quy chế thi, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh, cải tiến một số khâu để tính bảo mật của kỳ thi được tăng cường hơn các năm trước. Đề thi và bài thi phải được bảo quản trong tủ riêng biệt, có khóa và niêm phong. Khi mở niêm phong phải có chứng kiến của công an và những người ký nhãn niêm phong.
BAN GIÁO DỤC
" alt=""/>Đáp án môn Giáo dục công dân mã đề 302 thi THPT quốc gia 2019