"Mỹ nhân ngư" Mỹ Lệ không kém cạnh bất cứ sao Việt nào trong showbiz về độ giàucó.
(TheậncảnhbiệtthựtriệuđôxemuitrầncủacasĩMỹLệlịch van niêno VTC News)
"Mỹ nhân ngư" Mỹ Lệ không kém cạnh bất cứ sao Việt nào trong showbiz về độ giàucó.
(TheậncảnhbiệtthựtriệuđôxemuitrầncủacasĩMỹLệlịch van niêno VTC News)
Tuy nhiên, các thành viên cấp cao của GOP, bao gồm cả những người từng gay gắt chỉ trích ông Trump, đang nỗ lực để có được thiện cảm của cựu tổng thống trước ngày tổng tuyển cử 5/11. Giới phân tích đánh giá, động lực của họ không hẳn vì “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (MAGA) như khẩu hiệu tranh cử từ năm 2016 của ông Trump.
Để hiểu rõ lí do thật sự cho điều này, cây bút bình luận Reed Galen đã trích dẫn một số ví dụ về “sự quay ngoắt thái độ” của các chính khách GOP, kể cả cựu Bộ trưởng Tư pháp William Barr. Mặc dù đã làm tất cả những gì có thể để bảo vệ ông Trump khỏi những hành vi xấu khi còn đương chức nhưng ông Barr đã chĩa búa rìu công kích vào cựu lãnh đạo Nhà Trắng sau khi ông Trump cố gắng đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020. Thời điểm đó, ông Barr mô tả hành động của ông Trump là “đáng khinh” và cựu tổng thống “không nên ở gần Phòng Bầu dục”.
Tuy nhiên, ông Barr hiện có giọng điệu rất khác. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với hãng tin Fox News, cựu Bộ trưởng Tư pháp khẳng định bản thân dự định bỏ phiếu bầu cho ông Trump vào tháng 11. Ông Barr cũng ca ngợi những ưu điểm của “lý thuyết điều hành thống nhất”, một quan điểm cho rằng nếu tổng thống làm điều gì đó khi tại nhiệm thì việc đó là hợp pháp.
Trước những chỉ trích về quyết định ủng hộ ông Trump tái tranh cử tổng thống, ông Barr quả quyết bản thân từ lâu đã nói rằng giữa “hai lựa chọn tồi”, “nghĩa vụ” của ông là chọn ứng cử viên mà mình tin “sẽ ít gây hại nhất cho đất nước nhất” và điều đó đồng nghĩa bỏ phiếu cho gương mặt đại diện GOP.
Song, một số ý kiến cáo buộc hành động của ông Barr mang động cơ cá nhân. Cựu quan chức này hiểu rõ, nếu tái đắc cử vào tháng 11, ông Trump sẽ thực hiện lời cảnh báo trước đây về việc trừng phạt những người đã chống lại ông cả về mặt cá nhân và chính trị. Ông Barr rõ ràng không muốn vào tù hay hứng chịu những hậu quả tồi tệ khác. Vì ông Trump trước đó đã tuyên bố sẵn sàng tha thứ cho “những kẻ phản bội” công khai “ăn năn, hối lỗi” nên ông Barr có thể cố gắng để được hưởng “khoan hồng”.
Một trường hợp khác là Thượng nghị sĩ bang Oklahoma James Lankford, người gần đây vẫn lên tiếng bênh vực ông Trump mặc dù bị cựu tổng thống công kích vì vai trò trong đàm phán dự luật nhập cư lưỡng đảng. Ông Lankford có thể giải thích việc bản thân đứng về phía cựu lãnh đạo Nhà Trắng vì những khác biệt về chính sách với đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ. Song, theo giới quan sát, có vẻ điều thực sự quan trọng đối với chính khách này là ngăn chặn sự xuất hiện của một đối thủ mạnh ở bang quê hương ông, vốn luôn trung thành với đảng GOP.
Theo nhà báo McKay Coppins của tạp chí The Atlantic, còn một lí do nữa khiến ông Barr, ông Lankford và những người khác, chẳng hạn như Thống đốc bang New Hampshire Chris Sununu, sẵn sàng công khai “quay ngoắt thái độ” như vậy. Đó là việc chống lại ông Trump đòi hỏi đảng GOP phải rời bỏ “hệ sinh thái xã hội và chính trị của họ”.
Ông McKay Coppins lập luận, các chính khách GOP đều là sản phẩm của một phong trào không ngần ngại thanh trừng những người không thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với lãnh đạo đảng. Dù có được gọi là Trump, MAGA hay “nước Mỹ trước tiên”, đó vẫn là phong trào không chấp nhận sự bất đồng trong hàng ngũ GOP. Ngay cả cựu ứng viên tổng thống Haley hiện cũng thông báo bà sẽ bỏ phiếu cho ông Trump.
Nhiều chính khách GOP đã lên án ông Trump khi cho rằng cựu tổng thống sẽ không trỗi dậy lần nữa và họ dự kiến sẽ không phải chịu tổn hại nào khi điều đó phù hợp với hoàn cảnh cá nhân và chính trị của mình. Nói cách khác, quay lưng lại với ông Trump chỉ là một tính toán ngắn hạn. Vì vậy, việc quay lại ủng hộ ông không gì khác hơn là sự hợp lý hóa liên tục vị thế của họ trong hệ sinh thái MAGA và nội bộ đảng GOP.
Không chỉ các chính trị gia mới tìm tới phong trào MAGA. Tầng lớp giàu có của GOP, vốn từng coi Thống đốc bang Florida Ron DeSantis là giải pháp thay thế sớm, đã quay trở lại hậu thuẫn ông Trump dưới danh nghĩa ủng hộ các chính sách cắt giảm thuế, bãi bỏ các quy định và chấm dứt tình trạng nhập cư trái phép “ngoài tầm kiểm soát”. Các trùm tài phiệt của Mỹ thích cựu tổng thống vì cũng giống họ, ông Trump đang hành động theo cách giao dịch thuần túy. Do đó, họ tin rằng ông Trump sẽ để họ yên nếu trở lại Nhà Trắng lần nữa.
Nhiều nhà phân tích tỏ ra lo ngại khi tương lai của nước Mỹ nằm ở vị trí thấp trong danh sách các mối quan tâm hoặc tính toán của các chính khách GOP hiện nay, trong bối cảnh họ đang tái tập hợp xung quanh ông Trump.
Dư luận hiện vẫn chờ xem các diễn biến tiếp theo khi ông Trump dự kiến sẽ bị tòa án New York tuyên án vào ngày 11/7 tới đây vì 34 tội danh làm giả hồ sơ kinh doanh để chi tiền che giấu mối quan hệ với ngôi sao phim người lớn Stormy Daniels trước thềm bầu cử năm 2016. Động thái sẽ diễn ra chỉ 4 ngày trước khi đại hội toàn quốc của GOP khai mạc ở Wisconsin, nơi ông Trump dự kiến sẽ chính thức được công bố là ứng cử viên tổng thống đại diện đảng năm nay.
Ở một diễn biến khác, khi xuống địa bàn, Trung tá Đại phát hiện một em nhỏ nguy kịch cần đưa đến bệnh xá ngay lập tức. Tuy nhiên đường xá và thời tiết gây khó khăn khiến anh suýt bị dòng nước cuốn trôi.
Cùng lúc, Lĩnh (Bùi Thạc Phong) tiếp tục tỏ thái độ bất mãn với cấp trên và ganh tị đồng đội. Trung úy Hạ Miên (Bích Ngọc) đã chỉ trích anh vì sự ích kỷ.
Trong tập 6, khi xuống địa bàn, Trung tá Đại phát hiện một em nhỏ nguy kịch và lập tức đưa đến bệnh xá, dù gặp nguy hiểm do đường xá và thời tiết xấu.
"Có nhiều người đang ngồi không, tại sao tôi lại phải hái mấy thứ lá này làm gì?", Lĩnh bức xúc nói.
"Đã nhận nhiệm vụ phải làm cho đàng hoàng. Đơn vị đông người nhưng mỗi người một nhiệm vụ. Có người ở lại bệnh xá tiểu đoàn để giúp dân, có người đi khắc phục hậu quả sau lũ, chẳng ai ngồi chơi không cả. Cậu nghĩ ai cũng ích kỷ như mình à?", Trung úy Hạ Miên chỉ trích Lĩnh.
Trung tá Đại sẽ còn gặp những khó khăn gì tiếp theo trong quá trình giúp giữa lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng? Diễn biến chi tiết tập 6 phim Không thời giansẽ lên sóng tối 4/12, trên VTV1.
Cũng giống như phần đông những người đang được chăm sóc tại Trung tâm Bảo trợ lao động xã hội số 3 (Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội), bà Nguyễn Thị Nhung thuộc diện người già cô đơn, không nơi nương tựa.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Nhung (73 tuổi, quê Bắc Từ Liêm, Hà Nội). |
Vào Trung tâm được 10 năm, bà đã quen với cách sống và sinh hoạt của trung tâm. Bà khoe, đã có thêm rất nhiều người bạn. Đó là các cán bộ của trung tâm, những người bạn thoáng qua (thành viên trong các nhóm từ thiện) và cả những người bạn cùng hoàn cảnh. Nhiều người đã trở nên thân tình với bà.
“Tôi góp nhặt niềm vui từ tất cả những người mình đã gặp, đã trò chuyện, đã giúp đỡ … để nuôi dưỡng tâm hồn của mình. Bởi lẽ, với những người có hoàn cảnh như chúng tôi, muốn sống vui, sống khỏe thì tâm hồn phải lạc quan” - bà Nhung nói.
Có thể vì lẽ đó mà bà luôn nhoẻn miệng cười trong suốt cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, khi nhắc đến tình thân và những ngã rẽ trong cuộc đời của mình, đôi mắt bà Nhung lại ngấn lệ.
Bố mẹ bà Nhung sinh được 4 người con, một người con trai và 3 người con gái. Tuổi thơ của bà cũng giống như nhiều người bạn cùng trang lứa khác, cũng bữa đói bữa no, cũng chăn trâu cắt cỏ trên khắp các cánh đồng với tiếng cười rộn rã. Nhưng rồi, khi lớn lên mỗi người trong số họ lại đón nhận một số phận khác nhau.
“Bố mẹ tôi mất, anh trai và các chị gái đi lấy chồng. Mỗi người đều có một cuộc sống riêng. Chỉ có tôi là chưa lập gia đình. Vì thế, tôi chuyển về sống với anh trai và chị dâu” - bà Nhung chia sẻ.
Thế nhưng, cuộc sống ở đây cũng không suôn sẻ vì thói đời, chị dâu em chồng vốn khó hợp nhau. Cuối cùng, bà Nhung quyết định rời đi.
“Sau khi đi khỏi nhà anh trai, tôi xin làm công nhân xây dựng, chấp nhận cuộc sống bôn ba, nay đây mai đó suốt hai chục năm” - bà Nhung nói.
Trong suốt những năm tháng ấy, có lẽ vì thường xuyên di chuyển chỗ ở, hoặc cũng có thể vì số phận đã an bài nên khi đã bước sang dốc bên kia của cuộc đời, bà vẫn không tìm được cho mình một người đàn ông để nương tựa.
“Tôi rời khói bụi công trường rồi xin nghỉ mất sức. Khi về, trong tay tôi không có nhiều tài sản, các anh chị ruột thịt thì đều đã mất cả. Nhà đất tôi cũng không có nên đành ở nhờ đứa cháu. Tuy nhiên, niềm vui khi sống chung cũng chỉ ngắn chẳng tày gang” - bà Nhung rơm rớm nước mắt khi nhớ về những kỷ niệm không vui trong cuộc đời mình.
Bà bảo, bà không trách các cháu, nhưng vì tuổi già khó tính lại không chồng không con nên nhạy cảm và hay tủi phận.
“Có khi, các cháu nó mắng con, mình lại nghĩ nó mắng mình nên cứ hậm hực trong lòng khiến tất cả đều không vui. Cuối cùng, tôi xin vào đây - Trung tâm bảo trợ xã hội số 3, để sống nốt phần đời còn lại của mình “ - Bà Nhung kể.
![]() |
Bà Nhung trong căn phòng chừng 10m2 tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số 3. |
Tình cảm tuổi xế chiều và những giọt nước mắt ly biệt
Với mức lương 2 triệu/tháng sau khi nghỉ mất sức, bà Nhung đóng cho trung tâm 1,5 triệu đồng.
“Ngoài số tiền này, các chi phí khác tôi được trung tâm hỗ trợ nên có một chỗ ăn, chỗ ở rất tốt, không phải sống cảnh lang bạt.
Tuy nhiên, mỗi khi chứng kiến một người mất đi, tôi lại không cầm được nước mắt. Họ cũng giống chúng tôi, không người thân, không ruột thịt nên lúc mất cũng chỉ có những người cùng số phận và các cán bộ ở trung tâm. Ngay cả chuyện hương hỏa cũng vậy” - bà Nhung nói bằng cái giọng nghèn nghẹn.
Được biết, tại đây, sau khi mất đi, những người không nơi nương tựa sẽ được mai táng và đặt di ảnh tại khu tưởng niệm của trung tâm. Mùng 1 ngày Rằm hay các dịp lễ tết, cán bộ trung tâm và đặc biệt là những người sống ở đây sẽ đến và thắp cho họ một nén nhang tưởng nhớ.
“Tôi sống ở đây lâu nên thấy quen và cũng đã xác định tâm lý rằng, mình là người cô đơn, không có nơi nương tựa. Tất cả đều trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước và trung tâm. Thế nhưng, mỗi lúc đối diện với cảnh chia lìa hay những ngày lễ tết, nước mắt tôi lại trào ra. Tôi nhận ra rằng, ai cũng khao khát một mái ấm gia đình, để rồi, khi phải lìa xa cõi đời, cũng được nằm trong vòng tay của tình thân ruột thịt” - bà Nhung nghẹn lòng.
Nói rồi, như muốn giấu đi giọt nước mắt đang lăn vội trên gò má, bà Nhung cúi mặt rồi xúc vội miếng cơm trong chiếc cặp lồng. Căn phòng chừng 10 m2 nơi bà Nhung ở cũng trở nên tĩnh mịch đến lạ…
“Trong khoảng thời gian ly thân, con trai tôi buồn bã nhiều nên sa vào rượu chè và những cuộc ăn chơi thâu đêm. Ít lâu sau, con mắc bệnh và qua đời”, bà Vũ Thị Đỉnh kể.
" alt=""/>Chốn nương ẩn của người đàn bà nửa đời bôn ba, nửa đời cô độc