Hà Diệu Trang (sinh năm 1997) là cựu sinh viên của Học viện Bách khoa Worcester (bang Massachussets, Mỹ). Xuất phát điểm là dân chuyên Anh của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Trang rẽ hướng sang chọn ngành Công nghệ thông tin vì muốn thử thách bản thân ở lĩnh vực vốn không phải thế mạnh.“Đó là một quyết định khá liều lĩnh vì với em, mọi thứ đều bắt đầu từ con số 0. Khi nghe 2 người em họ kể về môi trường làm việc của dân kỹ thuật, em thấy tò mò với việc lập trình. Vì thế, em đã đặt thêm nguyện vọng vào ngôi trường này bên cạnh hồ sơ “apply” vào các ngôi trường khác mang thiên hướng xã hội”.

Hà Diệu Trang (sinh năm 1997) là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam
Mặc dù bộ hồ sơ của Trang không có bất kỳ giải thưởng, hoạt động ngoại khóa nào liên quan đến lĩnh vực khoa học máy tính, thậm chí Trang còn “mới toanh” về những kiến thức nền tảng của ngành học này, nhưng điều bất ngờ, nữ sinh Hà Nội lại nhận được thư chấp thuận từ trường với mức học bổng hấp dẫn.
“Có lẽ, nhà trường quan tâm đến tiềm năng phát triển của ứng viên hơn là các giải thưởng, thành tích. Và cũng có thể, trường nhận thấy ở em là một người sẵn sàng học hỏi, dám bứt phá khỏi những lối mòn”.
Điều này đã được Trang thể hiện rõ trong bài luận.
“Khi mang thai em, mẹ từng đi siêu âm 3 lần và đều là con trai. Nhưng lúc sinh ra, em lại là con gái.
Suốt khoảng thời gian cấp 1, cấp 2, tính cách em giống hệt con trai. Em rất nghịch ngợm, thích đá bóng. Nhưng mẹ không thích điều này vì muốn con gái phải dịu dàng, nữ tính. Vì thế mẹ cho em đi học múa ba lê, dù em phản đối kịch liệt.
Một lần, trong trận chung kết bóng đá ở trường tiểu học, ở phút thứ 89, nhờ kỹ năng rướn và xoay người khi học múa ba lê, em đã ghi bàn và đó cũng là bàn thắng duy nhất trong suốt cả trận đấu. Điều ấy đã giúp em nhận ra, mình không nên mang định kiến, phân tách rõ ràng con trai hay con gái chỉ được làm điều gì. Nhờ vậy, em luôn giữ tâm thế sẵn sàng học hỏi và thử mọi thứ, miễn điều đó là tốt nhất cho bản thân”.
 |
|
Nhận được thư báo trúng tuyển của hơn 10 trường, nhưng Diệu Trang quyết định chọn theo học tại Học viện Bách khoa Worcester vì nghĩ “đó là một cái duyên”.
Vì thế, trước khi sang Mỹ, Trang đã dành suốt 2 tháng hè để đọc tài liệu và tự học các kiến thức liên quan đến công nghệ thông tin.
Dù vậy nhưng khi sang Mỹ, Diệu Trang vẫn không khỏi “choáng ngợp”.
“Số lượng con gái theo học ngành này khá ít. Thậm chí, ở một số môn học, em còn là bạn nữ duy nhất trong lớp. Nhưng dù vậy, các thầy cô vẫn coi sinh viên giống như nhau, không có bất kỳ sự ưu ái đặc biệt nào với nữ giới”.
Để đuổi kịp các bạn nam trong lớp - vốn đã có nền tảng từ khá sớm, thậm chí không ít bạn còn có nhiều giải thưởng liên quan đến lập trình, Trang thường xuyên phải “cày” đêm để luyện bài tập.
Nhiều lần, nữ sinh phải “học trong nước mắt” vì mất cả ngày mới hoàn thành bài tập, trong khi các bạn khác chỉ cần 30 phút đã làm xong.
“Không còn cách nào khác, em buộc mình phải đầu tư nhiều thời gian hơn. Gần như em không bỏ qua bất cứ buổi học nào trong lớp mở đầu, làm quen dù với các bạn khác, những nội dung đó có thể không cần thiết”.
Nhờ những nỗ lực ấy, sau 4 năm học, Diệu Trang đạt điểm GPA toàn khóa là 3.91/4.0, nằm trong top sinh viên có điểm tổng kết cao nhất trường.
 |
Hà Diệu Trang cùng bố mẹ và người thân trong ngày tốt nghiệp tại Mỹ |
Không muốn an phận ở những công việc nhàn hạ
Từ năm thứ 2, Diệu Trang bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm việc ở các công ty công nghệ. Nhờ sự chuẩn bị kỹ càng và thành tích học tập tốt, đến năm thứ 3, nữ sinh nhận được một lời đề nghị thực tập dài hạn rất hấp dẫn từ PayPal, công ty nổi tiếng thế giới về ví điện tử.
 |
Hà Diệu Trang đã có 5 năm học tập và làm việc tại Mỹ |
Trải qua 8 tháng làm việc, Trang nhận thấy công việc ở đây khá thuận lợi, vừa sức mà mức lương lại rất hấp dẫn. Nếu muốn gắn bó lâu dài, công ty cũng sẵn sàng hỗ trợ visa để nhân viên được ở lại Mỹ làm việc.
“Thực tế, việc “apply” vào các công ty công nghệ ở Mỹ rất khó khăn và vô cùng khắc nghiệt. Đặc biệt với du học sinh, điều này càng khó do nhiều công ty thẳng thắn từ chối vì họ không thể hỗ trợ cấp thị thực cho ứng viên quốc tế. Do đó, đây là cơ hội thực sự tốt với em”.
Nhưng điều làm Trang băn khoăn sau một thời gian làm việc, là những công việc được công ty giao thường lặp đi lặp lại một công đoạn, không cần nhiều khả năng tư duy và thử thách vì phần lớn khung kiến trúc kĩ thuật đã được hoàn thiện từ trước đó.
“Mỗi ngày làm việc 8 tiếng, nhưng công việc đó không khiến em cảm giác thỏa mãn. Thi thoảng, em nhìn sang những người bạn cấp 3 của mình, khá năng động và được trải nghiệm nhiều thứ, thậm chí có bạn còn thành lập công ty khởi nghiệp. Trong khi đó, nếu như ở tuổi 20, em đã chấp nhận công việc không mấy thử thách và an phận, em cảm giác mình luôn sống trong trạng thái thấp thỏm vì dường như đang bỏ lỡ một thứ gì đó”.
Vì thế, sau khi kì thực tập kết thúc, Diệu Trang quyết định không tiếp tục làm việc toàn thời gian ở PayPal để chuyển sang làm tại một công ty khởi nghiệp về thiết bị kiểm soát độ an toàn cho tài xế điều khiển phương tiện giao thông thông qua app trên điện thoại.
 |
Diệu Trang và đồng nghiệp ở Paypal... |
“Khá nhiều người đã can ngăn em, cho rằng em hơi “dư thừa năng lượng” khi lựa chọn làm ở đây, vì làm trong công ty khởi nghiệp, việc rất nhiều mà không có gì chắc chắn cả. Dù vậy, em vẫn khá thích thú khi được thử sức với nhiều thứ mới và được cống hiến hết khả năng của bản thân”.
Công việc này đã được Trang duy trì đến thời điểm hiện tại. Mặc dù khá vất vả vì “việc ập tới liên tục”, nhưng cô gái sinh năm 1997 vẫn đang hài lòng với sự lựa chọn của mình.
 |
... Và ở công ty mới |
“Em nghĩ điều quan trọng nhất là tìm thấy ý nghĩa trong công việc của mình. Khi mình có trải nghiệm đủ nhiều và dày dặn kinh nghiệm, các công ty lớn cũng sẽ sẵn sàng chào đón mình”, Diệu Trang nói.
Thúy Nga

Nghiên cứu sông Tô Lịch giúp cô gái 22 tuổi vào thẳng tiến sĩ tại Mỹ
Chưa tốt nghiệp đại học nhưng Nguyễn Bảo Ngọc (sinh năm 1999) đã được Trường ĐH California, Berkeley cấp học bổng toàn phần cho 5 năm theo học tiến sĩ.
" alt=""/>Cựu học sinh Ams bỏ công ty hàng đầu thế giới vì… không thích nhàn hạ
“Chúng tôi biết tuyển Nga rất mạnh, họ có nhiều cầu thủ nhập tịch Brazil nhưng không vì thế mà tuyển futsal Việt Nam ngán ngại. Tôi và các đồng đội sẽ vào sân chơi hết sức mình, với tâm lý tốt nhất để hướng đến kết quả khả quan”,Minh Trí tự tin tuyên bố.Tuyển futsal Nga hiện đứng thứ 4 thế giới và là ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch futsal World Cup 2021. 5 năm trước, tuyển futsal Nga từng dễ dàng đè bẹp Việt Nam 7-0 tại vòng 1/8 và sau đó đi một mạch đến trận chung kết.
 |
Tuyển futsal nỗ lực tập luyện trước trận gặp Nga |
Nhà đương kim Á quân thế giới vẫn còn rất nhiều cầu thủ từng dự futsal World Cup 2016 trong đội hình gồm Robinho, Ivan Chiskala, Daniil Davydov, Romulo, Sergey Abramov, đội trưởng Sergei Abramovich, Ivan Milovanov và Eder Lima. Tại vòng bảng, tuyển futsal Nga toàn thắng 3 trận, ghi được 17 bàn, thủng lưới 3 lần.
Theo Trưởng đoàn Trần Anh Tú, sau khi hoàn thành mục tiêu vượt qua vòng bảng, các cầu thủ Việt Nam có tâm lý rất thoải mái. Bên cạnh đó, sau trận thua đối thủ mạnh là Brazil, đội bóng của HLV Phạm Minh Giang cũng rút ra nhiều bài học, đặc biệt là khả năng tổ chức hàng phòng ngự.
 |
HLV Phạm Minh Giang có những điều chỉnh về lối chơi, nhân sự |
“Kỹ thuật cá nhân của tuyển Nga cũng tốt như Brazil, còn mặt chiến thuật với các đội bóng châu Âu rất chặt chẽ. Dẫu vậy, chúng tôi vẫn tin rằng, lần này tuyển futsal Việt Nam có kết quả tốt hơn cuộc đụng độ cách nay 5 năm”,ông Trần Anh Tú nói.
Thiệt thòi cho tuyển futsal Việt Nam không có đội hình mạnh nhất khi đối đầu với Nga. Pivo Đắc Huy chấn thương bàn chân, còn pivo Đức Tùng bị tổn thương đứt dây chằng chéo trước, bong gân dây chằng chéo sau, giãn dây chằng bên trong chắc chắn không thể ra sân.
Trận tuyển futsal Việt Nam vs Nga diễn ra lúc 21h30 ngày 22/9 (giờ Việt Nam).
Video tuyển futsal Việt Nam 1-1 CH Séc:
S.N

Giải mã sức mạnh ĐT Nga, đối thủ của ĐT futsal Việt Nam ở vòng 1/8
Xuất sắc góp mặt ở vòng 1/8, tuyển futsal Việt Nam tái ngộ tuyển Nga - ứng cử viên nặng ký cho ngôi vô địch FIFA Futsal World Cup 2021.
" alt=""/>Nhận định futsal Việt Nam vs Nga, 21h30 ngày 22
Hơn 200 sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường ĐH Y Dược TP.HCM hiện đang hỗ trợ tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM. Các sinh viên tham gia lấy mẫu xét nghiệm, truy vết, theo dõi chuỗi ca bệnh, hỗ trợ hiện trường, hỗ trợ công tác nhận mẫu, chuyển mẫu, theo dõi kết quả tại Khoa Xét nghiệm, báo cáo ngày, xây dựng dashboard…Những sinh viên này đều tự nguyện đăng ký tham gia, nhiều sinh viên năm cuối sắp phải nộp đề tài tốt nghiệp vẫn rất đăng ký. Trước khi bắt tay vào hoạt động hỗ trợ, sinh viên được tập huấn các nội dung như: cách mặc trang phục bảo hộ, kỹ năng khai thác thông tin dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm,...
 |
Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM tham gia chống dịch covid-19 ở TP.HCM (Ảnh: Trường ĐH Y Dược TP.HCM) |
Khoảng 400 sinh viên các khoa Y, Y Việt - Đức, Răng Hàm Mặt, Dược, Điều dưỡng - Kỹ thật Y học và Y tế Công cộng của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng tham gia chống dịch Covid-19.
Những sinh viên này tham gia điều tra dịch tễ, nhập liệu và quản lý dữ liệu ca bệnh - ca tiếp xúc, phân tích chuỗi lây nhiễm, giám sát và kiểm soát nguy cơ lây nhiễm dịch covid- 19 trong doanh nghiệp, hỗ trợ triển khai chiến dịch tiêm chủng. Đồng thời, nhằm chuẩn bị cho phương án mở rộng xét nghiệm giám sát để kiểm soát dịch…
 |
Sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tập huấn tham gia chống dịch covid-19 ở TP.HCM (Ảnh: Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch) |
Trong khi đó, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng có gần 50 sinh viên khối ngành sức khỏe tình nguyện tham gia chống dịch. Trong đó, 9 sinh viên các ngành Y khoa, Y học dự phòng, Điều dưỡng hỗ trợ chống dịch ở Gò Vấp. Những sinh viên này thực hiện công việc hỗ trợ lấy mẫu dịch tễ, nhập dữ liệu CDS, thu thập thông tin về dịch bệnh khu vực và phối hợp hỗ trợ người dân khai báo y tế.
28 sinh viên còn lại theo sự phân công của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM đến các trung tâm y tế thuộc các quận, huyện, trong khu vực TP.HCM hỗ trợ chống dịch.
12 sinh viên ngành Y học dự phòng đến khu cách ly Quận 9 để tham gia chống dịch, nhóm sinh viên này tham gia quản lý khu cách ly khách sạn; nhóm quản lý khu cách ly quận huyện và nhóm quản lý khu cách ly quân đội. Sinh viên thực hiện nhập số liệu, gọi điện thoại tới bệnh viện lấy số liệu, tổng hợp số liệu, thu thập thông tin về dịch bệnh ở các vùng dịch trong nước phục vụ cho hướng dẫn khai báo y tế và giám sát.
 |
Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành tham gia chống dịch covid-19 ở TP.HCM (Ảnh: Hoàng Tiến) |
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngày hôm qua, UBND TP.HCM yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố, phối hợp với Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Trường ĐH Y Dược TP.HCM, huy động sinh viên năm cuối, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm covid-19.
Lê Huyền

7 tiếng không ngơi nghỉ của thầy trò trường y tại 'điểm nóng' Bắc Giang
Nhận được lời kêu gọi đi chi viện cho điểm nóng Bắc Giang, nhiều sinh viên, giảng viên của Trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương không ngần ngại lên đường. Trong số họ, có những người từng 4 lần tham gia chống dịch.
" alt=""/>Huy động hàng trăm sinh viên y khoa tham gia chống dịch covid