Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng caffeine. Ví dụ 1 ly cà phê có chứa khoảng 150mg caffeine. Một ngày bạn uống 3 ly cà phê với liều lớn như vậy, caffeine gây lợi tiểu khiến bạn mất nước. Nạp quá nhiều caffeine còn kích thích đường ruột khiến bạn đi đại tiện nhiều hơn cũng gây mất nước. Bạn sẽ thấy giảm cân nhiều nhưng đó là giả tạo thông qua mất nước. Đây là cách giảm cân không an toàn.
Cơ chế đáp ứng với caffeine của mỗi người khác nhau. Nhiều người uống caffeine với lượng nhỏ có thể kích thích nhịp tim tăng, huyết áp tăng. Khi đó, bạn không nên cố uống.
Một số người uống cà phê vào sáng sớm lúc đói bụng nhưng vẫn vui vẻ, tinh thần thoải mái, không có hiện tượng “say” cà phê, họ có thể duy trì hằng ngày. Nếu thấy hưng phấn, vận động hay làm việc nhiều hơn, bạn có thể uống cà phê hằng ngày.
Nếu lạm dụng cà phê để giảm cân nhưng không áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, vẫn ăn uống theo sở thích, nạp quá nhiều thực phẩm giàu năng lượng, bạn sẽ không thể giảm cân.
Vì vậy, ngoài uống cà phê, bạn cũng nên có chế độ ăn uống phù hợp. Bạn cần ăn đủ năng lượng cho cơ thể. Khi tỉnh táo nhờ cà phê, bạn nên tranh thủ luyện tập, hoạt động thay vì ngồi một chỗ để chơi game, lướt điên thoại hay làm các việc tĩnh khác. Khi đó, bạn không thể giảm cân được.
PHẦN 2: CÁCH NẤU CHÈ NẾP CẨM KHOAI MÔN
Bước 1: Cho nước vào nồi đun sôi thì thêm nếp cẩm và nếp trắng, lá dứa vào nồi khuấy đều, đun sôi thì vặn lửa nhỏ nấu cho đến khi nếp chín.
![]() |
Bước 2: Khoai môn cho vào tô sứ rồi cho vào lò vi sóng quay 5 phút sau đó lấy ra.
![]() |
Bước 3: Khi nếp đã chín bạn cho khoai môn vào nồi chè nấu tiếp đến khi khoai môn chín thì cho đường vào đảo đều đun sôi trở lại, nếm xem độ ngọt như ý thì tắt bếp.
Bước 4: Cho nước cốt dừa, 2 thìa đường, 150ml nước, 1 ít lá dứa vào nồi đun xôi sau đó hòa bột năng với xíu nước rồi chế từ từ vào nồi chè khuấy đều xem độ đặc như ý đun xôi trở lại thì tắt bếp.
![]() |
Bước 5: Múc chè nếp cẩm khoai môn ra bát và chan nước cốt dừa lên rồi thưởng thức, dùng nóng hay lạnh đều ngon tuyệt.
![]() |
![]() |
(Theo Khám phá)
" alt=""/>Cách nấu chè nếp cẩmTheo đó, hai bố con anh Đ.V.D (39 tuổi) và bé S.V.T (12 tuổi) ở thôn Nà Lầu, xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, sau khi có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn, được nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn ngày 10/6. Bác sĩ chẩn đoán họ bị viêm màng não, kèm xuất huyết. Anh D. và con trai được chuyển tuyến lên Bệnh viện Bệnh bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị.
Sau 1 ngày vào viện, 2 bệnh nhân đã có kết quả chọc dịch não tủy, chẩn đoán viêm màng não do não mô cầu. Cập nhật thông tin mới nhất, sau khi điều trị kháng sinh thích hợp, 2 bệnh nhân tạm thời ổn định, tỉnh táo, ăn được, tiếp tục được theo dõi và điều trị.
Trước đó, mẹ đẻ và con gái của anh D. đã tử vong (ngày 5 và 9/6) cùng triệu chứng ban đầu nhưng chưa xác định được căn nguyên. Bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương nhận định "nguy cơ cao có thể do nhiễm não mô cầu".
Ông Tạc Văn Nam, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Kạn, cho biết ngay chiều 12/6, tỉnh này đã tổ chức ngay cuộc họp trực tiếp và trực tuyến với các huyện, thành phố để phòng chống dịch viêm màng não mô cầu trên toàn tỉnh.
Ca tử vong đầu tiên là bé gái con anh D. (2 tuổi), bé xuất hiện sốt cao, đau đầu, đi ngoài phân lỏng liên tục, kèm theo nổi ban xuất huyết vùng gối và mặt sau lan ra toàn thân, lơ mơ, ăn uống kém. Gia đình đưa cháu đến trung tâm y tế gần nhà khám và điều trị. Sau đó, bé được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn ngày 4/6, tiếp tục chuyển đến Bệnh viên đa khoa Trung ương Thái Nguyên rồi tử vong ngày 5/6.
Tới ngày 9/6, mẹ anh D. (64 tuổi) xuất hiện sốt cao, đi ngoài phân lỏng nhiều lần kèm theo nổi ban xuất huyết. Bà nhập viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn trong tình trạng hôn mê, tím tái, nguy kịch, xác định tình trạng nguy kịch, gia đình xin đưa bệnh nhân về nhà. Bà tử vong trên đường trở về nhà.
Ngoài 4 trường hợp này, thêm 2 mẹ con cùng nhà có biểu hiện sốt, đau đầu và đi ngoài phân lỏng. Hai bệnh nhân này đã được chuyển đến Trung tâm Y tế Bạch Thông (Bắc Kạn) để điều trị.
Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, bệnh viêm màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây hậu quả rất nghiêm trọng. Bệnh do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis gây ra.
Viêm màng não mô cầu lây truyền từ người sang người, qua đường hô hấp, tuy nhiên bệnh thường khó chẩn đoán sớm và tiến triển nhanh. Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột:
- Không điển hình: Sốt, buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, đau họng
- Đặc trưng: Phát ban xuất huyết, cứng cổ, sợ ánh sáng
- Muộn: Hôn mê, mê sảng, co giật mất ý thức; có thể tử vong.
Bệnh có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phác đồ. Để phòng bệnh, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và nơi ở; đeo khẩu trang khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh; dự phòng bằng thuốc. Quan trọng nhất là tiêm vắc xin để phòng bệnh.