Ông Lê Thanh Kiếm (SN 1948) chủ nhân hiện tại của một căn nhà như vậy chia sẻ, vào những năm đầu thế kỷ 20, bố của ông - cụ Lê Cao Chẩm là một trong những thương gia buôn lụa giàu có.
![]() |
Vợ chồng ông Lê Thanh Kiếm. |
Từ truyền thống dệt lụa của người dân trong làng, cụ Chẩm thu mua rồi mang đi khắp nơi rao bán. Những tấm lụa đẹp có giá trị như vàng nên cụ nhanh chóng phất lên.
Năm 1943, cụ quyết định thuê kiến trúc sư người Pháp thiết kế và xây dựng biệt thự với diện tích 70m2.
Khác với các biệt thự kiểu Pháp trong làng, cụ Chẩm xây nhà đơn giản hơn. Khu nhà bao gồm 1 gian lợp ngói âm dương, 1 căn nhà 2 tầng với cầu thang, nền nhà, ốp trần bằng gỗ.
Số gỗ này được vận chuyển từ nam ra bắc vì vậy thời gian xây dựng căn nhà mất đến gần một năm.
![]() |
Dấu tích còn lại của biệt thự cổ. |
Vào năm 1948, tức 5 năm sau khi xây dựng căn nhà, ông Kiếm mới ra đời. Tuy nhiên, khi ông vừa tròn 1 tuổi thì mẹ ông mất. Cụ Chẩm ở lại, nuôi dưỡng 3 con thơ, 2 trai, 1 gái. Lúc đó, con trai cả của cụ tức anh trai ông Kiếm mới hơn 4 tuổi.
Nào ngờ, việc kinh doanh thời kỳ đó gặp nhiều khó khăn vì biến động xã hội, tuổi cụ Chẩm cũng đã cao nên không thể ra nước ngoài hay đi nam về bắc buôn bán vải như trước.
Cụ quanh quẩn ở nhà trồng cam, trồng chè, chăn nuôi và dạy dỗ các con khôn lớn trưởng thành.
![]() |
Trải qua thời gian dài trần nhà bằng gỗ vẫn còn giữ được nguyên vẹn. |
“Chúng tôi càng lớn càng học giỏi. Tiền ăn học tốn kém trong khi tiền làm ra càng ngày càng khan. Bố tôi phải dỡ bỏ tầng 2 của căn nhà 2 tầng, lấy gạch, lấy gỗ và các vật liệu đem bán, kiếm tiền nuôi các con học”, ông Kiếm nhớ lại.
Theo lời ông Kiếm, số tiền bán vật liệu khi đó rất ít. Tuy nhiên, vì tuổi cao sức yếu, lại không còn cách nào khác nên cụ Chẩm đành đồng ý. Nhờ đó mà 2 cậu con trai của cụ là ông Kiếm và người anh cả của ông được ăn học cao hơn nhiều bạn cùng trang lứa trong làng.
Khi ông Kiếm chưa kịp tốt nghiệp ra trường thì cụ Chẩm mất đi. Kinh tế tiếp tục khó khăn, các con không còn chỗ dựa nên phần tầng 1 của căn nhà 2 tầng tiếp tục bị dỡ bỏ, lấy gạch mang bán.
Năm 2001, tức nhiều năm sau khi cụ Chẩm qua đời, vợ chồng ông Kiếm mới xây lại gian nhà trên nền đất của căn biệt thự 2 tầng cũ.
"Tôi là người cùng làng, thời trẻ, nghe nhiều người kể lại nhà của cụ rất to đẹp. Đặc biệt là căn nhà 2 tầng với cầu thang gỗ sang trọng. Nền nhà, trần nhà được ốp hoàn toàn bằng gỗ tạo cảm giác ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè. Tuy nhiên, khi tôi về làm dâu thì căn nhà 2 tầng đó không còn nữa”, bà Phạm Thị Ngần (SN 1954) - vợ ông Kiếm, chia sẻ.
Theo bà Ngần, ngôi biệt thự do cụ Chẩm xây dựng hiện chỉ còn 1 gian nhà lợp ngói âm dương. Sau nhiều năm, gian nhà vẫn được giữ gần như nguyên vẹn. Các thành viên trong gia đình chỉ sắp xếp lại đồ đạc, mua thêm vật dụng để tiện sinh hoạt cho gia đình.
Người phụ nữ này cũng cho biết, kể từ khi về làm dâu, bà cũng chứng kiến thêm nhiều biến cố trong gia đình. Cuộc sống hai vợ chồng vô cùng vất vả. Tuy nhiên bà vẫn luôn tâm niệm sẽ giữ lại gian nhà của ông cha để làm nơi thờ tự tổ tiên.
"Dù thiếu thốn đến đâu tôi cũng không nghĩ đến chuyện bán nhà hay dỡ bỏ ngôi nhà cũ...", bà Ngần khẳng định.
Gần 90 năm tuổi, căn biệt thự kiểu Pháp của gia đình ông Phạm Khắc Tiệp ở làng Nha Xá (Duy Tiên, Hà Nam) vẫn giữ được gần như nguyên vẹn.
" alt=""/>Chuyện ít biết về chủ nhân ngôi biệt thự bị dỡ một nửa ở Hà NamVùng đất khát
Dìn Chin và Tả Gia Khâu, 2 xã của vùng núi Mường Khương, Lào Cai, từ lâu đã được ví như “Trường Sa cạn” của Việt Nam bởi ở vùng đất này luôn thiếu nước sinh hoạt.
Đặc điểm địa chất ở huyện Mường Khương là đá xít, không giữ được nước nên mặc dù có mưa rất to nhưng nước đều “biến mất”. Ở mảnh đất này quanh năm khô cằn với núi đá, không có một ao, hồ nào để chứa nước.
Bên cạnh đó, nhiều đoàn khảo sát đã đến đây để khoan thăm dò tìm mạch nước ngầm nhưng đến nay việc tìm kiếm mạch nước vẫn chưa có kết quả.
Bởi vậy, từ tháng 10 hàng năm là thời điểm mùa khô bắt đầu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, kéo dài đến hết tháng 5 của năm sau, nơi đây rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng.
![]() |
Trẻ em ở huyện Mường Khương, Lào cai. |
Người dân phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước của trời là nước mưa để phục vụ cho sinh hoạt. Mùa mưa là thời điểm thích hợp nhất để tích trữ nước cho các hộ gia đình cũng như các trường học. Nhưng việc trữ nước của họ cũng không hề dễ dàng.
Chị Nùng Mai Yến (SN 1991, xã Dìn Chin, Mường Khương) cho hay, gia đình chị thường sử dụng chum nhựa để chứa nước.
Tuy nhiên, mỗi chum như vậy chỉ đủ cho việc nấu nướng trong vài ngày, còn việc tắm, giặt, họ phải đi rất xa tìm nơi có những khe nước nhỏ.
Thầy, trò cõng nước lên non
Việc thiếu nước sinh hoạt cũng gây ảnh hưởng đến các trường tiểu học bán trú tại 2 xã này.
Ông Phùng Thế Tùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tả Gia Khâu, cho biết, mỗi khi đến nhà vận động học sinh đi học, các thầy cô thường phải mang theo quần áo để… tắm nhờ.
![]() |
Ông Phùng Thế Tùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tả Gia Khâu bên chiếc thùng rác được cọ sạch dùng để đựng nước mưa. |
Thậm chí, một giải pháp được nhà trường đưa ra là vào mùa đông trời mù sương, nhà trường phải hứng nước đọng lại từ sương mù rơi xuống mái tôn, mỗi một đêm được gần 1.000 lít nước. Nhưng số nước này cũng không thể đủ dùng cho 118 học sinh bán trú.
Ông Tùng cho biết, tại nhiều điểm trường, bất kể vật dụng nào cũng có thể đem ra chứa nước mưa từ xô, chậu, can nhựa, thậm chí là... thùng rác.
Bà Vũ Hồng Nhung, công tác phòng Hành chính, Trường Tiểu học Tả Gia Khâu, cũng chia sẻ, việc dùng nước phải vô cùng tiết kiệm. Nước rửa mặt dùng để rửa tay, chân sau đó tận dụng để tưới cây.
![]() |
Đủ nước sạch để sinh hoạt là mong ước lớn nhất của người dân nơi đây. |
Học sinh và thầy cô ở bán trú chỉ được giặt quần áo nhỏ tại trường, quần áo dài tay đều phải để đến cuối tuần mới đem về nhà giặt.
Bà Đỗ Thị Tươi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dìn Chin, cũng cho biết, có những thời điểm vào mùa “khát” nước, các thầy cô giáo khi đi làm phải tự chở theo hai bình nước to.
Nhà trường cũng phải vận động mỗi học sinh mang theo bình nước 1,5 lít để phục vụ việc nấu ăn, vệ sinh trường lớp, tưới vườn rau.
Sau khi thông tin về "vùng đất khát" ở Lào Cai được chia sẻ, nhiều đoàn tình nguyện, từ thiện từ các nhóm bạn trẻ, tổ chức, cơ quan đoàn thể từ các nơi đã và đang lên với mảnh đất này. Ngoài sách vở, quần áo và vật dụng cá nhân, họ gửi tặng cho người dân, các trường học những bồn chứa nước cỡ lớn để trữ nước trong mùa mưa.
Anh Vàng Seo Pao (30 tuổi, xã Dìn Chin) chia sẻ: “Trước đây, nước vo gạo, rửa rau… chúng tôi phải giữ lại để sử dụng trong sinh hoạt. Việc này gây khó khăn trong sinh hoạt và không đảm bảo vệ sinh.
Chúng tôi mong được hỗ trợ lắp đặt máy bơm để bơm nước lên vào bình trữ nước, để các gia đình không phải lo cảnh đi kiếm nước hàng ngày”.
Được biết, trong 11 thôn bản của Dìn Chin có 2 khu vực thiếu nước trầm trọng. Xã Tả Gia Khâu với 12 bản và gần 3.000 hộ dân cũng trong tình trạng tương tự, tất cả đều thiếu đất, thiếu nước sản xuất và nước sinh hoạt.
Điều mà người dân nơi đây mong mỏi nhất suốt nhiều năm qua chính là sự chủ động về nguồn nước sạch để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Thầy giáo Minh Jue (31 tuổi, ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) chưa bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó anh sẽ bị mất việc vì công khai giới tính thực của mình.
" alt=""/>Chuyện chưa kể ở 'vùng đất khát' của Lào CaiNửa tháng sau đó, chị nhờ luật sư Vũ Văn Nho (SN 1983, đoàn Luật sư TP Hà Nội) tư vấn thủ tục ly hôn. Trong đơn, chị chỉ xin được nuôi con và không cần bất cứ trợ giúp nào từ người chồng giàu có.
Quyết định của chị Chương khiến nam luật sư bất ngờ. Trước đó, qua tìm hiểu, luật sư Nho được biết chị Chương bị đồn thổi là người "tham phú phụ bần", sẵn sàng bỏ mối tình 7 năm với người yêu cùng quê để lấy Bính (chồng chị hiện tại).
![]() |
Luật sư Vũ Văn Nho - đoàn luật sư TP Hà Nội. |
Thời điểm họ gặp nhau, chị Chương là cô gái xinh đẹp làm lễ tân khách sạn với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Anh Bính đã là trưởng phòng ở một tập đoàn kinh tế.
Tài sản mang tên anh khi đó là căn nhà 3 tầng giữa thủ đô và cổ phần ở 2 công ty có vốn đầu tư nhỏ. Việc chị Chương lấy anh Bính được nhiều người ví như "chuột sa chĩnh gạo".
Tuy nhiên, khi đặt vấn đề làm thủ tục ly hôn, chị Chương rất quyết tâm.
"Dường như, ước muốn duy nhất của người phụ nữ ấy là được giải thoát", luật sư Nho nhận định.
Theo nam luật sư, mỗi lần nhắc đến chồng, chị Chương đều bật khóc. Cuộc hôn nhân của chị vốn không hạnh phúc ngay từ những ngày mới cưới.
Chồng của chị gia trưởng. Khi biết chị không còn trinh trắng, anh đã uống rượu và đánh chị tàn nhẫn ngay đêm tân hôn.
Sáng ra, thấy mặt mũi vợ thâm tím, anh ngạc nhiên nhưng tuyệt đối không nói lời xin lỗi. Thay vào đó, anh đưa cho chị bản thỏa thuận về quyền lợi và trách nhiệm của 2 vợ chồng.
Theo thỏa thuận, chị phải lo nội trợ, chăm sóc con cái, đồng thời lo kinh tế để chi trả tiền ăn uống, sinh hoạt tại gia đình và gia đình bên ngoại. Anh sẽ lo các khoản tiền còn lại và tương lai cho các con.
Thế nhưng, anh thường xuyên mời khách về nhà nên riêng tiền ăn uống đã ngốn hết số lương của chị. Chị phải xoay sở làm thêm tối ngày mới đủ chi trả.
Đầu năm 2018, chị mang thai. Cái thai yếu, bác sĩ yêu cầu chị phải nghỉ ngơi, dưỡng sức. Chị xin nghỉ việc ở nhà. Cứ tưởng, thời gian này anh sẽ bỏ qua bản thỏa thuận, lo cho chị và con.
![]() |
Ảnh: Shutterstock. |
Nào ngờ, từ khi không có thu nhập, sống phụ thuộc hoàn toàn vào chồng, chị bị anh coi thường ra mặt. Mỗi lần đưa tiền cho chị đi khám thai hay chi tiêu sinh hoạt, anh đều ném xuống đất, bắt chị phải cúi nhặt.
'Những lúc như thế, nước mắt em lại chảy tràn. Em chỉ muốn tìm đến cái chết. Nhưng nghĩ đến con, em lại nín nhịn', chị Chương bộc bạch với luật sư. Tuy nhiên, chị càng nhẫn nhịn thì người chồng ấy càng không trân trọng.
Khi chị Chương sinh con, anh không thuê giúp việc mà yêu cầu chị tự làm mọi việc để tiết kiệm chi phí. Chị đành nhờ mẹ đẻ đến ở cùng, lo cơm nước, chăm sóc em bé.
Mẹ chị vốn người nhà quê nên anh Bính coi thường ra mặt. Bà lau nhà không sạch, nấu ăn không hợp khẩu vị, anh chê thẳng thừng. Chị Chương thương mẹ, vài lần góp ý với anh nhưng anh cậy mình là chủ nhà, lại đang phải nuôi mẹ con chị nên thấy chị cất lời là sẵn sàng đánh đập.
Bà Mai - mẹ chị chứng kiến tất cả nhưng vẫn khuyên chị nín nhịn.
Một ngày, anh gửi về 1 con cá, bảo bà chế biến. Bà Mai mang con cá đi kho. Đang nấu cơm, bà nghe tiếng chị Chương gọi giục giã nên chạy vội lên phòng con.
Hóa ra, đứa bé bị trớ, bẩn hết giường chiếu. Bà Mai phải phụ con gái dọn dẹp, giặt giũ, quên cả chuyện bếp núc khiến nồi cá cháy khét.
Đúng lúc này, anh Bính trở về. Chứng kiến sự việc, anh quát mắng bà Mai không thương tiếc. Chị Chương ở tầng 2, nghe thấy chồng to tiếng vội chạy xuống can ngăn.
Kết quả, chị bị anh Bính đánh túi bụi vào bụng, vào đầu vì dám bênh mẹ đẻ. Bà Mai lao vào kéo con gái ra, khuyên hai vợ chồng bình tĩnh, cũng bị anh đuổi khỏi nhà.
Sau sự việc đó, nghĩ không thể chung sống với người chồng như anh Bính, chị Chương đã tìm luật sư xin tư vấn.
Lo sợ chị Chương tiếp tục bị bạo hành về tâm lý và thể xác, luật sư Nho khuyên chị tạm sống ly thân.
Nghe lời luật sư, chị ôm con dọn ra khỏi nhà. Những tưởng, việc sống riêng sẽ khiến cả hai nhìn nhận lại sự việc. Chỉ vài tuần sau khi vợ dọn đi, anh Bính bất ngờ gọi cho chị tuyên bố, chị sẽ phải ra đi với hai bàn tay trắng.
Anh nói, ngôi nhà và toàn bộ tài sản đều đứng tên anh trước khi kết hôn... Chị Chương nghe xong chỉ mỉm cười. Tình nghĩa đã hết, tiền bạc có nghĩa lý gì.
*Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi
Tuy nhiên khi biết lý do thực sự khiến chồng dứt tình, vợ ông bỗng bật khóc nức nở.
" alt=""/>Bi kịch của cô lễ tân xinh đẹp lấy chồng giàu có