Đây là cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Vĩ Đại Cát Tường (Jaya -Sri -Maha -Bodhi) ở thánh tích Maha-vihara, cố đô Anura-dha-pura, quốc đảo Sri Lanka.
Cây bồ đề này có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay (khoảng 2.300 năm tuổi) và được coi là báu vật của quốc đảo Sri Lanka. Năm 247 (trước công nguyên), vua A Dục đã cho chiết một nhánh phía nam của cây bồ đề thiêng ở Bodh Gaya - Ấn Độ (nơi Đức Phật thành đạo) và phái công chúa Sangha - Mitta đem sang tặng cho quốc đảo Sri Lanka.
Được sự chấp thuận của Chính phủ Sri Lanka, chùa Boma-luwa, thánh tích Maha-vihara tặng chùa Bái Đính nhánh cây bồ đề thiêng được chiết từ cây bồ đề Vĩ Đại Cát Tường.
Nhờ sự giúp đỡ của Đại sứ quán Sri Lanka tại Hà Nội và Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka, từ ngày 21-25/3, chư tăng và phật tử chùa Bái Đính đã hành hương về miền đất Phật Sri Lanka để rước nhánh cây bồ đề thiêng ở cố đô Anura-dha-pura, quốc đảo Sri Lanka về Việt Nam và trồng tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình.
Việc tổ chức lễ rước cây bồ đề thiêng từ Sri Lanka về Việt Nam và trồng tại chùa Bái Đính không chỉ là một sự kiện tôn vinh giá trị tâm linh và văn hóa của dân tộc Việt Nam mà còn là sự kiện thể hiện sự hợp tác và giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia Việt Nam và Sri Lanka.
Nghệ sĩ Phạm Bằng
Trên mạng xã hội xôn xao hình ảnh nghệ sĩ Phạm Bằng với thân hình gày tong teo vì sụt đi 8kg do căn bệnh ung thư gan. Nhiều độc giả không khỏi xót xa và dành những lời động viên tới nghệ sĩ mà họ yêu mến.
Tuy nhiên, liên lạc với nghệ sĩ Phạm Bằng, ông cho biết rất cảm ơn độc giả đã quan tâm nhưng ông không phải bị ung thư gan mà là viêm gan, viêm mật. "Tôi phải nằm ở bệnh viện trong Sài Gòn 2 tháng nay, bác sĩ vừa mới cho về nhà nhưng dặn là không được đi đóng phim nữa cho tới hết năm nay. Khi sức khoẻ bình phục thì mới được đi", nghệ sĩ Phạm Bằng chia sẻ.
Nghệ sĩ Phạm Bằng cho biết ông cảm thấy rất tiếc và buồn khi Tết này không được tham gia đóng phim hài Tết phục vụ khán giả. "Tháng 9 trở đi là vào vụ đóng phim hài Tết, thế là tôi mệt, đổ bệnh. Đạo diễn Phạm Đông Hồng có thăm tôi và nói, tình hình tôi ốm thế này là căng, vai của tôi bây giờ không ai đóng. Thế là Hồng mới nghĩ cho tôi một cách là cho tôi lên "thiên đình" dưỡng bệnh, hy vọng sang năm khoẻ tôi lại được trở về từ 'thiên đình'.
Tiếc thật, trong Nam ngoài Bắc nhiều đơn vị mời tôi đóng hài lắm mà phải từ chối hết. Thôi phải dưỡng bệnh chứ gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể, nó mà 'đình công' thì chả có cơ hội diễn nữa", nghệ sĩ Phạm Bằng dù mệt vẫn hài hước.
Theo nghệ sĩ Phạm Bằng, hiện tại, sức khỏe lá gan của ông không đáng ngại bằng mật, ông phải nằm nhà điều trị hết năm. "Tôi rất cảm ơn những khán giả đã quan tâm tới sức khoẻ của tôi, tôi hy vọng sẽ nhanh gặp được khán giả", nghệ sĩ Phạm Bằng chia sẻ.
Phạm Bằng là người Hà Nội gốc, ông được đông đảo khán giả biết đến qua chương trình Gặp nhau cuối tuần của VTV. Từ năm 2006 đến 2010, nghệ sĩ Phạm Bằng đi diễn liên tục.
Ông thường được đạo diễn giao vào vai Lý trưởng hoặc sếp.
Phạm Bằng còn được người hâm mộ nhớ đến bởi quán bánh trôi tàu ở phố Hàng Giầy, Hà Nội. Tuy nhiên do đợt ốm trong khoảng thời gian 2012-2013, ông nghỉ bán quán.
T.Lê
" alt=""/>Nghệ sĩ Phạm Bằng nhập viện, sút 8kgVườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình – miền Trung Việt Nam. Với tổng diện tích 343.300ha, trong đó vùng lõi là 123.300ha và vùng đệm là 220.000ha, Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc địa phận các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch và Minh Hóa, cách thành phố Đồng Hới 50km về hướng tây bắc.
Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng vĩ. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ẩn chứa bao điều bí ẩn của tự nhiên, những hang động như những lâu đài lộng lẫy trong lòng núi đá vôi được tạo tác từ hàng triệu năm trước.
Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi chứa silic, đá mac-nơ, đá granodiorite, đá diorite, đá aplite, pegmatite... Phong Nha – Kẻ Bàng cũng chứa đựng lịch sử phát triển địa chất phức tạp, lâu dài từ 400 triệu năm trước của trái đất. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và các bồn trầm tích bị sụt lún. Những biến động trên cũng đã góp phần tạo nên sự đa dạng về địa chất, địa hình, địa mạo.
![]() |
Vùng đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng có những đặc trưng toàn cầu trong nhiều giai đoạn phát triển từ kỷ Ordovic muộn – Silur (463,9 – 430 triệu năm trước) đến kỷ Đệ Tứ (1,75 triệu năm trước). Một đặc điểm mang tính đặc thù ở đây là hệ thống sông chảy ngầm và các hang động trong lòng núi đá vôi.
Vùng địa mạo phi đá vôi có đặc điểm chung là núi thấp với thảm thực vật phủ trên bề mặt. Quá trình bào mòn tạo ra các thềm dọc theo các thung lũng của các sông Son, sông Chày hay tại các bờ của các khối núi đá vôi ở vùng trung tâm. Vùng địa hình chuyển tiếp là những dạng khác nhau xen giữa các núi đá vôi.
Nằm trong vùng có lượng mưa trung bình hàng năm khá cao nhưng nước ở đây đã ngấm và chảy ngầm trong lòng các núi đá vôi, trải qua hàng chục triệu năm đã tạo nên vô số hang động ở khu vực này. Tại Phong Nha - Kẻ Bàng có khoảng 300 hang động lớn nhỏ được chia thành ba hệ thống chính: hệ thống động Phong Nha, hệ thống hang Vòm và hệ thống hang Rục Mòn.
Hệ thống động Phong Nha có tổng chiều dài khoảng 80km bắt nguồn từ phía nam của vùng núi đá vôi Kẻ Bàng. Cửa chính của hệ thống động này là động Khe Ry và động Én nằm ở độ cao khoảng 300m so với mặt nước biển. Các hang trong hệ thống này phân bổ theo dạng cành cây chạy theo hướng đông bắc – tây nam.
Hệ thống hang Vòm có tổng chiều dài trên 35km bắt nguồn từ hang Rục Cà Roòng, nằm ở độ cao 360m so với mặt nước biển và kết thúc là hang Vòm. Hệ thống hang Vòm nằm trên trục có hướng chung là nam – bắc. Sông Rục Cà Roòng lúc ẩn mình trong núi đá, lúc lại xuất hiện trên những thung lũng hẹp và sâu, cuối cùng đổ ra sông Chày ở cửa hang Vòm.
Hệ thống hang Rục Mòn nằm ở địa phận huyện Minh Hóa cũng là một trong những hang động lớn nhưng chưa được khai thác nhiều.
Một số hang động tiêu biểu ở Phong Nha – Kẻ Bàng là động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, hang Tối, hang Én, hang Khe Ry, đặc biệt hang Sơn Đoòng được đánh giá là hang động lớn nhất thế giới với chiều cao khoảng 200m, có nơi lên đến 250m, rộng 200m, chiều dài ít nhất là 8,5km.
Với đặc điểm về địa hình, khí hậu, đất đai, thủy văn của Phong Nha – Kẻ Bàng đã hình thành hệ thực vật phong phú, đa dạng và độc đáo. Kết quả hoạt động điều tra, khảo sát đã ghi nhận Phong Nha – Kẻ Bàng có thảm rừng nhiệt đới rộng lớn, phủ kín 93,57% diện tích tự nhiên, trong đó gần 83,74% diện tích được che phủ bởi rừng nguyên sinh hoặc gần như rừng nguyên sinh. Sự phong phú, đa dạng về thành phần, chủng loại động thực vật quý hiếm ở Phong Nha – Kẻ Bàng là hệ quả tất yếu của điều kiện sinh cảnh và là đặc trưng tiêu biểu về sinh thái rừng tại đây.
Tại vườn quốc gia này các nhà khoa học đã thống kê được 2.400 loài thực vật bậc cao với 208 loài Lan trong đó có nhiều loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ của Việt Nam và IUCN. Bên cạnh đó còn có 140 loài thú, 356 loài chim, 97 loài bò sát, 47 loài lưỡng thể, 162 loài cá, 369 loài côn trùng, trong đó nhiều loài thuộc danh mục Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới như: Sao La, Mang Lớn, Mang Trường Sơn, voọc Hà Tĩnh... Phong Nha – Kẻ Bàng có ý nghĩa như một bảo tàng sinh vật khổng lồ ở Việt Nam.
Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới: lần thứ nhất vào tháng 7/2003 tại Hội nghị lần thứ 27 họp ở Paris (Pháp) và lần thứ 2 vào tháng 7/2015 tại Hội nghị lần thứ 39 họp ở Bonn (Cộng hòa Liên bang Đức).
Khánh An
" alt=""/>Thiên nhiên kỹ bí, hùng vĩ ở vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng