Tân Hoa hậu Du Lịch Việt Nam nhận vương miện bằng ngọc trai trị giá và 300 triệu đồng tiền mặt. Á hậu 1 nhận được 200 triệu đồng và á hậu 2 nhận 100 triệu đồng.
Lương Kỳ Duyên theo học Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Cô từng đạt danh hiệu Đại sứ Đại dương xanh 2019, Nữ sinh tình nguyện vì cộng đồng của cuộc thi Hoa khôi sinh viên Việt Nam 2020.
Không chỉ được biết đến là một nữ sinh trường báo yêu môi trường, luôn hăng hái tham gia các hoạt động vì cộng đồng, Kỳ Duyên còn cộng tác viên dẫn bản tin thể thao cho Đài truyền hình VTVcab và toà soạn báo Công Lý khi còn đang đi học.
Với ngoại hình xinh xắn cùng tính cách hướng ngoại, vui vẻ, ít ai ngờ rằng Kỳ Duyên từng là học sinh chuyên Toán của chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội. Thay vì lựa chọn các chuyên ngành về kinh tế, khoa học hay kỹ thuật giống như bạn bè cùng lớp, Kỳ Duyên lựa chọn theo đuổi con đường báo chí, trở thành nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Ảnh: BTC
" alt=""/>MC VTVcab giành ngôi vị Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2022Tôi là người gốc Hà Nội. Nhà cửa không rộng rãi nhưng cũng có chỗ chui ra chui vào. Thu nhập của tôi lúc đó cũng chỉ được 5 triệu đồng.
![]() |
Ảnh: Quốc Khánh |
Chúng tôi gặp nhau, nảy sinh tình cảm nam nữ và quyết định về chung một nhà. Trước khi kết hôn, hai đứa động viên nhau, cố gắng làm lụng, tằn tiện chi tiêu, sau này còn sinh con, mua căn nhà khác. Vì ngôi nhà tôi ở là của bố mẹ, tương lai sẽ chia cho 3 anh em tôi.
Sau khi kết hôn, vợ tôi nghỉ làm nhà máy, xin vào làm tạp vụ cho công ty bất động sản. Thu nhập hai vợ chồng cũng được 10 triệu/tháng. Khi chưa có con, mức đó là quá dư dả. Chúng tôi không phải đắn đo, suy nghĩ.
Tuy nhiên, 2 đứa con ra đời, mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Tiền tháng nào hết tháng đấy, chưa kể chúng tôi phải rút cả tiết kiệm ra chi tiêu. Thiếu thốn trăm bề nhưng chúng tôi không xảy ra cãi cọ, dằn hắt nhau.
Lúc kinh tế khủng hoảng nhất, tôi được cậu bạn thân giới thiệu công việc làm ngoài giờ. Mỗi tháng tôi cũng kiếm được thêm 8 triệu.
Khoản lương 5 triệu ở cơ quan, tôi chuyển thẳng vào tài khoản của vợ và đưa thêm cô ấy 1 triệu. Như vậy, hàng tháng tôi đóng góp 6 triệu cho vợ nuôi con, lo chi phí sinh hoạt gia đình.
Số tiền còn dư, tôi gửi tiết kiệm, dồn vào một khoản mua xe máy. Thế nhưng, dạo gần đây, vợ tôi hay cằn nhằn chuyện tiền bạc, yêu cầu chồng đưa thêm 3 triệu. Cô ấy bảo, các con đi học tốn kém, đầu tư tiếng Anh, tham gia dã ngoại, vật giá cũng đắt đỏ hơn.
Vợ còn muốn dăm bữa, nửa tháng cho các con ra ngoài ăn, thay đổi không khí hoặc 1 năm đi nghỉ mát 1 lần. Tôi thấy vợ vô lý nên không đồng thuận.
Con tôi học trường công, học phí và tiền bán trú cũng chỉ 1 triệu/tháng. Hai đứa là 2 triệu. Bốn triệu còn lại là tiền ăn uống, điện nước.
Tôi cả ngày ở cơ quan, chỉ ăn ở nhà 1 bữa, lại không có thói quen rượu chè, nhậu nhẹt, thuốc lá, vợ đỡ được một khoản mua mồi nhắm. Điện nước nhà tôi mùa cao điểm nắng nóng cũng tối đa 700 nghìn đồng.
Với mức chi tiêu đó, 6 triệu tôi đưa và 5 triệu lương của vợ là thoải mái. Tôi nghĩ, gia đình mình không giàu có, những khoản ăn nhà hàng, du lịch, học thêm cho các con nên giảm bớt. Nếu cứ a dua, chạy theo người ta là tự làm khổ mình.
Con cái học giỏi là cho bản thân chúng nó, tôi không nặng nề về điểm số hay thành tích. Chuyện học hành không bị áp lực, các con sẽ có tuổi thơ đúng nghĩa, bản thân hai vợ chồng đỡ nặng đầu lo lắng.
Tôi phân tích với vợ, nhà cửa mình không mất tiền thuê trong khi bao người ở tỉnh lẻ về Hà Nội phải thuê trọ khổ sở. Cuộc sống nên biết tự hài lòng.
Các bạn thấy suy nghĩ và quan điểm có gì sai? Vậy mà vợ quay ra rủa xả tôi là đồ chắc lép, ù lì, không lo nổi cho gia đình.
Ba ngày nay, vợ tôi xách đồ về quê, để tôi xoay sở trông con, cơm nước.
Theo các bạn, tôi phải làm gì để hóa giải mâu thuẫn này? Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Nhiều lần tôi đã cố nói chuyện cho chồng hiểu, làm mọi cách để đời sống hôn nhân thi vị hơn nhưng chồng bảo tôi vẽ chuyện, dở hơi.
" alt=""/>Mỗi tháng chồng đóng góp 6 triệu, vợ vẫn cằn nhằn đòi thêm