Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành Hải quan số, trong đó thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong công tác quản lý nhà nước về hải quan với hệ thống CNTT có mức độ tích hợp cao, có tính mở, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng toàn diện nhu cầu xử lý tự động tất cả các khâu nghiệp vụ.
Để thực hiện các mục tiêu trên, hạ tầng CNTT hải quan cũng được đặt mục tiêu hiện đại hóa.
Theo đó, Tổng cục Hải quan sẽ hoàn thiện kiến trúc phần cứng CNTT theo mô hình điện toán đám mây và đầu tư mới, thay thế, nâng cấp đồng bộ trang thiết bị CNTT cho các đơn vị đáp ứng yêu cầu triển khai phần mềm ứng dụng cốt lõi, phù hợp với kiến trúc Chính phủ ngành Tài chính và Kiến trúc Chính phủ ngành hải quan.
Nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm dữ liệu Tổng cục Hải quan theo tiêu chuẩn Tier 3 để đảm bảo sẵn sàng cho triển khai, vận hành các hệ thống CNTT Hải quan 24/7 an ninh an toàn.
Đầu tư nâng cấp, thay thế trang thiết bị, mở rộng băng thông hệ thống mạng của hải quan phù hợp với kiến trúc, lộ trình triển khai hạ tầng truyền thông thống nhất ngành tài chính và kế hoạch chuyển đổi số ngành hải quan.
Đầu tư trang bị và kết nối, tích hợp các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác quản lý giám sát hải quan như camera, máy soi, cân điện tử, seal định vị... với hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá và quản lý xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối.
Hoàn thiện thiết kế, quy hoạch và tổ chức triển khai, giám sát đảm bảo an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin của ngành hải quan theo cấp độ tuân thủ Luật An toàn thông tin, Luật An ninh mạng và các qui chế, qui định của ngành liên quan đến công tác an toàn, an ninh thông tin.
Mô hình quản lý hải quan thông minh được chú trọng xây dựng theo các xu hướng và chuẩn mực quốc tế đảm bảo ứng dụng các thành tựu công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 (như: Al, Big Data, Blockchain, IoT,...).
Mô hình hải quan thông minh đảm bảo kết nối toàn bộ các khâu nghiệp vụ trong quy trình thủ tục hải quan đảm bảo xuyên suốt, dữ liệu tích hợp từ khi hàng hoá đến cửa khẩu trong thời gian lưu giữ tại kho, bãi, cảng đến khi thông quan, đưa ra khỏi khu vực giám sát, đưa vào sản xuất hoặc sử dụng theo đúng mục đích đã đăng ký với cơ quan hải quan. Các hoạt động nghiệp vụ được tự động hoàn toàn như: phân tích thông tin trọng điểm, xác định rủi ro, kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ phương tiện vận tải, phân luồng kiểm tra, quyết định thông quan, kiểm tra xác định số tiền thuế phải nộp, quản lý, theo dõi tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư trong quá trình sản xuất, gia công... Đây được xác định là yêu cầu nghiệp vụ cốt lõi của hệ thống.
Mô hình này sẽ ứng dụng các công nghệ mới như IoT, AI, Bigdata, Blockchain để phục vụ cho công tác trao đổi, chia sẻ thông tin, quản lý dữ liệu, tự động phân tích dữ liệu, hình ảnh và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng.
Trong giai đoạn 2021-2025, ngành hải quan sẽ tập trung vào 3 nhiệm vụ lớn nhất trong chuyển đổi số đó là: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác nghiệp vụ hải quan với việc thuê dịch vụ CNTT; Đẩy mạnh chuyển đổi số trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN với việc phát triển hệ thống CNTT theo định hướng xử lý tập trung. Tiếp đến là công tác chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu và chuyển đổi số trong công tác quản lý nội ngành.
Duy Vũ
Năm 2022, ngành hải quan tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp hướng đến mục tiêu hải quan phi giấy tờ và xây dựng thành công hải quan số, hải quan thông minh trong những năm tiếp theo.
" alt=""/>Tổng cục Hải quan phê duyệt kế hoạch chuyển đối sốSau thay máu, bệnh nhi tiếp tục được chiếu đèn chữa vàng da
Do bilirubin trong máu quá cao, gan không đào thải kịp có thể gây nhiễm độc thần kinh dẫn tới hôn mê, vì vậy các bác sĩ quyết định thay máu toàn phần cấp cứu cho bệnh nhi kết hợp chiếu đèn điều trị vàng da tích cực.
Quá trình thay máu kéo dài 4 giờ với 240 ml hồng cầu và 240 ml huyết tương. Trong giai đoạn thay máu, bệnh nhi được thở oxy, nuôi dưỡng hoàn toàn theo đường tĩnh mạch.
Sau thay máu, kết quả xét nghiệm lại cho thấy chỉ số bilirubin toàn phần đã giảm xuống còn 267 μmol/L. Bệnh nhi vừa được nuôi dưỡng đường tĩnh mạch vừa ăn qua ống sonde dạ dày.
2 ngày sau, bệnh nhi bắt đầu tự thở, tình trạng vàng da giảm. Đến ngày thứ 3, trẻ đã hồng hào trở lại, nhịp tim, phổi ổn định, sau đó tiếp tục chuyển về phòng ghép mẹ để chăm sóc.
BS Nguyễn Thị Lệ, Trưởng Khoa Sơ Sinh cho biết, vàng da ở trẻ sơ sinh (vàng da sinh lý) là tình trạng khá phổ biến, thường xuất hiện 24 giờ sau sinh và thường tự hết sau 1 tuần (đối với trẻ đủ tháng) hoặc xấp xỉ 2 tuần đối với trẻ sinh non dưới 36 tuần.
Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh có các biểu hiện bất thường như: Vàng da đậm xuất hiện sớm; không hết vàng da sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng; mức độ vàng toàn thân và cả mắt; vàng da kết hợp các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, li bì, khóc nhiều…; xét nghiệm bilirubin trong máu tăng cao hơn bình thường thì đó là biểu hiện của vàng da bệnh lý.
BS Lệ khám lại cho bệnh nhi trước khi xuất viện
Khi đó, cha mẹ cần sớm đưa trẻ tới các bệnh viện chuyên khoa để điều trị kịp thời bằng các phương pháp như chiếu đèn (với tình trạng nhẹ) và thay máu (vàng da bệnh lý thể nặng).
Nếu không điều trị kịp thời, chất bilirubin thấm nhiều vào não gây nhiễm độc thần kinh, hôn mê, co giật hay còn gọi hội chứng vàng da nhân não, trẻ sẽ có nguy cơ để lại các biến chứng thần kinh nặng nề như bại não, chậm phát triển trí tuệ, thậm chí tử vong.
Ở giai đoạn vàng da nhân não, việc điều trị rất khó khăn và ít hiệu quả, các sĩ sẽ phải thay truyền máu liên tục để đẩy lượng bilirubin ra ngoài.
Với trường hợp bệnh nhi nói trên, BS Lệ cho biết, bé mắc vàng da do thiếu men G6PD. Đây là một chất xúc tác quan trọng cho các phản ứng chuyển hóa trong tế bào và đặc biệt quan trọng đối với hồng cầu.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh thiếu men G6PD vì vậy ngay sau sinh, trẻ nên sớm được thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu gót chân để phát hiện các bệnh di truyền bẩm sinh.
BS Lệ lưu ý, vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh đặc biệt nguy hiểm, diễn biến nhanh. Do đó, cha mẹ cần thường xuyên quan sát, theo dõi màu da con dưới ánh sáng tự nhiên, không nên quan sát dưới ánh đèn neon hoặc đèn thường vì sẽ khó phát hiện.
Kế đó quan sát từ trên xuống dưới theo thứ tự trán – ngực – bụng – đùi – cẳng chân. Đầu tiên dùng ngón tay trỏ, ấn nhẹ lên lớp da trán để mạch máu giãn ra, giữ vài giây rồi bỏ ra và quan sát.
Nếu trẻ chỉ vàng từ trán đến ngực thì không cần đưa đi khám, chỉ cần theo dõi ở nhà. Nếu trẻ vàng da đến bụng, đùi, cẳng chân thì bắt buộc phải đưa đến các bệnh viện nhi hoặc chuyên khoa nhi để kiểm tra.
Thúy Hạnh
- Nhìn cô con gái nhỏ xíu, chưa đầy 1 tuổi nằm thoi thóp thở, bà mẹ không cầm được nước mắt, quyết định hiến một phần gan để cứu con.
" alt=""/>Bé 4 ngày tuổi ở Bắc Giang nguy kịch, phải thay toàn bộ máu