Qua thẩm định hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng trên diện tích 650ha được Công ty TNHH Acteam International thuê, Sở NN-PTNT Lâm Đồng xác định còn 430ha rừng tự nhiên, 103ha rừng trồng và 117ha đất chưa có rừng.
So sánh biến động trạng thái rừng năm 2007, Sở NN-PTNT Lâm Đồng nhận thấy diện tích đất có rừng tại khu vực dự án The Dàlat at 1200 theo kết quả kiểm kê năm 2022 giảm hơn 43ha. Trong đó, rừng tự nhiên giảm 38,2ha và rừng trồng giảm 3,5ha.
Trong 43ha đất có rừng tại dự án bị giảm, có 2,8ha đã được cơ quan chức năng xử lý; 2,9ha đề xuất không xử lý và 37,5ha chưa xử lý (gồm 7,1ha được chuyển mục đích sử dụng và 30,4ha thuộc hạng mục quản lý, bảo vệ rừng).
Địa phương không phát hiện, kiến nghị thanh tra toàn diện dự án
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, giai đoạn 2015-2022, cơ quan chức năng huyện Đơn Dương đã ban hành 3 kế hoạch và lập đoàn kiểm tra để kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án lâm nghiệp trên địa bàn, trong đó có dự án của Công ty TNHH Acteam International.
Gần đây nhất, vào tháng 6/2022, UBND huyện Đơn Dương đã ban hành kế hoạch kiểm tra tiến độ dự án lâm nghiệp, công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn, trong đó có dự án của Công ty TNHH Acteam International.
Ngoài 2,8ha đất rừng bị mất tại dự án The Dàlat at 1200 đã được cơ quan chức năng lập hồ sơ xử lý, theo Sở NN-PTNT Lâm Đồng “các cơ quan chức năng địa phương không phát hiện và lập hồ sơ xử lý đối với phần diện tích rừng bị mất nào khác”.
Đánh giá về tình trạng mất rừng tại dự án The Dàlat at 1200, Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho rằng qua tài liệu thu thập và kết quả làm việc xét thấy việc Công ty TNHH Acteam International trực tiếp phá rừng để xây dựng công trình hạ tầng dự án.
Trong diện tích rừng bị mất tại dự án có 11,5ha rừng phòng hộ, gấp hơn 30 lần mức xử phạt vi phạm hành chính. Thời gian xảy ra mất rừng từ khi thực hiện dự án đến năm 2017. Vụ việc có dấu hiệu của tội huỷ hoại rừng theo Luật Hình sự nên cần phải xem xét, đánh giá đề xuất hướng xử lý sao cho vừa không bỏ lọt tội phạm vừa đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp.
Để có hướng xử lý Công ty TNHH Acteam International, Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết cần bổ sung hồ sơ hiện trạng rừng trước khi giao cho chủ đầu tư này, đồng thời rà soát thủ tục bàn giao rừng trước đây.
Trên cơ sở đó, Sở NN-PTNT kiến nghị UBND tỉnh Lâm Đồng giao Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra toàn diện dự án The Dàlat at 1200. Sau khi thanh tra sẽ có kiến nghị, đề xuất xử lý đúng quy định pháp luật.
Công ty TNHH Acteam International thành lập ngày 3/4/2007, vốn điều lệ ban đầu là 18 triệu USD. Trụ sở chính tại tiểu khu 325, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng và người đại diện pháp luật của công ty này hiện nay là ông Chiu bing Keung kenneth và ông Đào Văn Duy.Ông Phùng Tiến Thành – Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả dẫn ra một số bất cập. Như hiện nay, định mức xây dựng áp dụng theo Thông tư 12 năm 2021 của Bộ Xây dựng nhưng nhiều định mức không phản ánh đúng hao phí thực tế trên công trường, định mức mới có xu hướng cắt giảm so với định mức cũ.
Bên cạnh đó, nhà thầu đã rất khó thực hiện các thủ tục cấp phép khai thác mỏ theo cơ chế đặc thù.
Thực tế các thủ tục từ lúc lập đến khi cấp phép khai thác kéo dài khoảng 8 tháng. Nguyên nhân do chưa có hướng dẫn rõ ràng, các địa phương hiểu, áp dụng khác nhau theo hướng thận trọng, dẫn đến thủ tục kéo dài.
“Đến nay, vấn đề lớn là xác định giá vật liệu tại mỏ theo cơ chế đặc thù. Nhiều đầu mục chi phí nhà thầu trực tiếp thực hiện để khai thác mỏ vật liệu chưa được hướng dẫn cụ thể để làm cơ sở giám sát, nghiệm thu” – ông Thành nói.
Từ đó, doanh nghiệp kiến nghị Bộ Xây dựng chủ trì cùng Bộ GTVT có hướng dẫn cụ thể để các địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu áp dụng, tránh mỗi nơi thực hiện một kiểu.
Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Trường Sơn thông tin, hiên nay do thắc mắc về vấn đề xác định giá vật liệu tại mỏ, nên các chủ đầu tư, ban quản lý dự án chỉ tính cho nhà thầu 70% đơn giá theo hợp đồng, rất khó khăn về nguồn vốn phục vụ thi công. Thực tế này còn tiềm ẩn rủi ro về vấn đề hậu kiểm, do đây là công trình chỉ định thầu.
Ông Tuấn kiến nghị, cần quy hoạch những mỏ nào được khai thác phục vụ dự án ngay từ ban đầu, chủ đầu tư phê duyệt các mỏ này như môt hạng mục của dự án từ bước lập dự án đầu tư để thực hiện các bước chuẩn bị (cắm mốc và tiến hành giải phóng mặt bằng mỏ...), rút ngắn thời gian như hiện nay, khi trúng thầu, các nhà thầu mới bắt tay vào làm từ đầu.
Cùng đó, tư vấn thiết kế cần xác định đúng tình trạng về trữ lượng, công suất, chất lượng… của các mỏ trên địa bàn để lập dự toán sát và đúng…
Làm rõ trách nhiệm, thẩm quyền các bộ, ngành, địa phương
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cho hay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng hiện hành đã cơ bản đầy đủ theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các đơn vị, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý.
Nhưng quá trình triển khai thực tế thì một số dự án tuy được áp dụng cơ chế đặc thù song vẫn còn khó khăn, vướng mắc trong lập, thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, quản lý và thực hiện hợp đồng xây dựng.
Để tháo gỡ những vướng mắc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh thông tin, dự kiến, ngay trong quý I/2024, Bộ Xây dựng sẽ ban hành bổ sung 318 mã định mức theo thẩm quyền.
Cũng trong quý I/2024, Bộ GTVT sẽ ban hành mới và điều chỉnh bổ sung 547 định mức dự toán công trình.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát, ban hành bổ sung các định mức còn thiếu hoặc không phù hợp do công nghệ, điều kiện thi công thay đổi hoặc do vật liệu xây dựng mới", ông Minh khẳng định.
Các ý kiến tại hội nghị cũng đề nghị các địa phương theo thẩm quyền công bố kịp thời giá vật liệu xây dựng thông thường, giá vật liệu xây dựng thông thường khai thác tại mỏ theo cơ chế đặc thù của Quốc hội, Chính phủ, đảm bảo phản ánh trung thực, khách quan, công khai, minh bạch, đúng giá thị trường.
Cùng với đó, làm rõ vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương, các chủ thể tham gia dự án, công trình trong việc triển khai cấp mỏ cho nhà thầu; đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát kỹ lưỡng quy trình giao mỏ cho nhà thầu theo đúng yêu cầu của Công điện số 02/CĐ-TTg.
" alt=""/>Sắp ban hành gần 900 định mức, đơn giá xây dựng để gỡ khó loạt dự án trọng điểmTheo Bộ Xây dựng, trong quý IV/2023, Chính phủ, NHNN đã quyết tâm, nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế.
Theo đó, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động (lãi suất huy động và lãi suất cho vay mới của các ngân hàng thương mại đã giảm khoảng hơn 2%/năm so với cuối năm 2022).
Đồng thời, lãi suất cho vay mua nhà cuối năm của một số ngân hàng cũng giảm hơn so với năm 2022.
Về tình hình phát hành trái phiếu đối với lĩnh vực bất động sản, dẫn số liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam tổng hợp từ HNX và SSC, Bộ Xây dựng cho biết, tính cả năm 2023, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ghi nhận là 311.240 tỷ đồng.
Trong đó, có 29 đợt phát hành ra công chúng trị giá khoảng 37.000 tỷ đồng (chiếm 11,9% tổng giá trị phát hành); có 286 đợt phát hành riêng lẻ trị giá hơn 275.000 tỷ đồng (chiếm 88,1% tổng số) thì nhóm bất động sản chiếm 23,5%.
Theo Bộ Xây dựng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có nhiều chỉ đạo, điều hành kịp thời giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, minh bạch, đóng góp cho quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế và từng bước phát triển cân bằng giữa thị trường vốn và thị trường tín dụng ngân hàng.
Về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), theo số liệu từ Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2023, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế.
Trong đó, kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 4,67 tỷ USD, chiếm hơn 12,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 4,8% so với năm trước.
Để đảm bảo thị trường bất động sản trong thời gian tới tiếp tục phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, Bộ Xây dựng đề nghị NHNN chỉ đạo tiếp tục rà soát, có giải pháp thiết thực hiệu quả thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản.
Cùng với đó, tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các ngân hàng thương mại để doanh nghiệp, dự án bất động sản và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi hơn. NHNN cũng cần tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.
Đối với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng đề nghị khẩn trương rà soát, đánh giá việc thực hiện về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.