Với lợi thế hạ tầng ngày càng phát triển, quỹ đất hạn chế và nguồn cung hiện hữu khan hiếm, thị trường nhà đất khu Đông TP.HCM được nhận định khó có chuyện trầm lắng và sẽ tiếp tục tăng giá mạnh trong thời gian tới đây.Khó có chuyện hạ nhiệt
Dù đã qua thời điểm sốt đất nhưng thị trường BĐS khu vực quận 2, quận 9 vẫn giữ được nhiệt khi nhu cầu giao dịch và giá bán gần như luôn ở mức khá cao. Cụ thể, theo công bố báo cáo mới nhất về diễn biến giá đất quận 2 của Batdongsan.com.vn, đất quanh khu đô thị mới Thủ Thiêm, P. An Lợi Đông hiện ở mức gần 250 triệu đồng/m2. Khu vực phường Thủ Thiêm chạm mức gần 150 triệu đồng/m2. Khảo sát của Batdongsan.com.vn cũng cho thấy, thời điểm tháng 6/2018, giá đất quận 2 vẫn giữ mức cao sau cơn sốt tháng 4. Khu Thạnh Mỹ Lợi gần cây cầu qua Đảo Kim Cương, giá đất ở mức 150-250 triệu đồng/m2, tăng gần 50% so với đỉnh giá cuối năm 2017. Giá nhà phố, biệt thự từ 90-130 triệu/m2.
Một số dự án mới chào bán trên địa bàn ghi nhận sức mua rất cao, hầu như các nguồn hàng tung ra đều ghi nhận giao dịch đạt từ 80-90%. Nhà đầu tư vẫn nhắm đến các bất động sản gần kề KĐT mới Thủ Thiêm để xuống tiền.
Tương tự tại quận 9, khu vực quỹ đất khan hiếm như vòng xoay Phú Hữu, đường Lê Văn Việt, Nguyễn Duy Trinh, Đỗ Xuân Hợp, giá vẫn giữ mức chạm ngưỡng 80-120 triệu/m2, tăng khoảng 30-40%. Khu vực trên đường Bưng Ông Thoàn đất nền có giá thấp nhất từ 45 triệu/m2. Đối diện dự án Park Riverside, Villa Park đất mặt tiền đường có giá 100 -120 triệu đồng/m2, trong hẻm nhỏ thì giá cũng từ 40-60 triệu đồng/m2, giữ nguyên mức giá lúc cao điểm.
Theo giới chuyên môn, so với các khu vực khác, giá nhà đất quận 2, quận 9 không hề giảm mạnh khi xu hướng lướt sóng qua đi. Nguyên nhân là vì phần lớn giao dịch tại đây là nhu cầu mua thực, tiềm năng phát triển mạnh và quỹ đất không còn nhiều. Rất nhiều nhà đầu tư cho biết giá đất quận 9 sẽ khó có chuyện giảm do khu vực này đang có mật độ dân đông đúc, tốc độ đô thị hóa cao, cộng đồng dân cư hoàn chỉnh, hạ tầng đồng bộ nên khó bị sụt giá sau các cơn sốt. Nhiều nhà đầu tư tin tưởng giá đất khu Đông một vài năm nữa sẽ còn tiếp tục tăng mạnh.
Theo GĐ bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam Sử Ngọc Khương, sự kết nối hạ tầng đem lại cho khu Đông lợi thế rất lớn. Quỹ đất sạch quanh khu đô thị Thủ Thiêm hiện rất hiếm, hạ tầng dịch vụ phát triển chóng mặt, giá nhà đất tại đây tăng cao là điều tất yếu.
Nhiều tiềm năng để tiếp tục tăng giá
Theo nhận định của CBRE, một trong những nhân tố kích thích tăng giá bất động sản là việc TP. HCM đầu tư lớn xây dựng cơ sở hạ tầng mới, đặc biệt là những khu vực được quy hoạch tốt và có tính kết nối tốt. Đối với những nhà đầu tư giá trị, khu Đông TP.HCM luôn là khu vực đầu tư đầy tiềm năng do hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện và định hướng quy hoạch của thành phố sẽ đưa diện mạo đô thị khu vực này lên một tầm cao mới.
Trong đó, việc thành phố định hướng ba quận trung tâm của khu Đông trở thành khu đô thị sáng tạo trong tương lai với trọng tâm phát triển trung tâm kinh tế tài chính mới của thành phố ở Thủ Thiêm, khu công nghệ cao ở Quận 9 và nguồn nhân lực chất lượng cao ở Thủ Đức sẽ là những nhân tố gia tăng giá trị bất động sản ở khu vực này. Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ đến trung tâm thành phố theo hướng cao tốc Long Thành - Dầu Giây qua đại lộ Mai Chí Thọ và hầm Thủ Thiêm hay tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên sẽ tạo động lực để thị trường bất động sản khu Đông thêm sôi động. Đây là những tín hiệu tích cực mà những nhà đầu tư bất động sản sành sỏi sẽ không thể bỏ qua.
Ngoài sự tăng trưởng của giá đất ở Thủ Thiêm, các khu vực liền kề Thủ Thiêm ở quận 2 như khu vực Phú Hữu quận 9 cũng sẽ gia tăng. Với tốc độ đô thị hóa đang gia tăng mạnh mẽ, sự hoàn thiện mỗi ngày của các dự án, sẽ không phải vô lý khi cho rằng giá đất này sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới.
Theo nhận định từ HoREA, trong 6 tháng cuối năm, nhà gắn với đất vẫn là phân khúc nắm giữ giao dịch chính của thị trường. Với khả năng sinh lợi cao và nguồn cung ngày càng hạn chế, tâm lý muốn sở hữu nhà gắn với đất còn cao của người Việt, nhu cầu đầu tư loại hình này sẽ tiếp tục dẫn đầu trong các tháng tới.
Thị trường nhà đất khu Đông dự báo sẽ thêm sôi động trong các tháng cuối năm khi nhiều nguồn cung mới đổ vào.Tuy nhiên, chỉ những sản phẩm nhà liền thổ đáp ứng các tiêu chuẩn tiện ích, đã hình thành các khu dân cư hiện hữu và dịch vụ sống đầy đủ, đảm bảo yếu tố tăng giá ổn định thì mới chiếm được ưu thế.
Nổi bật trong đó là dự án Villa Park Passion của MIKGroup. Đây là giai đoạn 2 tiếp nối thành công của dự án biệt thự cao cấp Villa Park. Villa Park Passion là dự án biệt thự cao cấp giá trị cao hiếm hoi của toàn khu vực quận 9. Dự án sở hữu vị trí rất đẹp, tọa lạc mặt tiền Bưng Ông Thoàn - trung tâm của khu Đông TP.HCM, với tiện nghi hiện đại và cao cấp, liền kề những công trình hạ tầng lớn theo quy hoạch của cả quận. Dự án mới bao gồm 12 căn biệt thự song lập, diện tích từ 170m2, và 21 căn shophouse phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của nhà đầu tư.
Xem chi tiết tại: www.villapark.com.vn
Hotline: 0901 818 386
Vũ Minh
" alt=""/>Nhà đất khu Đông TP.HCM liệu có hạ nhiệt?

 |
Toyota Vios thế hệ mới dù có giá bán cao hơn bản cũ nhưng vẫn đang thành công về doanh số |
Định giá quyết định sự thành bại của một mẫu xe
Tâm sự với PV, lãnh đạo một hãng ô tô lớn tại Việt Nam cho biết, việc định giá một mẫu ô tô mới trước khi ra mắt thị trường là yếu tố quyết định sự thành công của sản phẩm. Chính vì thế, các hãng xe đều có một ban định giá riêng và được đánh giá cao.
Yếu tố “giá” rất quan trọng nên sau khi được chốt, thông tin về mức giá được bảo mật nghiêm ngặt, ngay cả những nhân sự cấp cao của hãng cũng không biết cho đến khi chính thức được công bố. Chỉ khi đó các đại lý mới có căn cứ để chốt các hợp đồng với khách hàng.
Theo tìm hiểu, giá bán của một chiếc xe không đơn thuần dựa trên các loại chi phí sản xuất, bán hàng, thuế phí, lợi nhuận… mà còn phải phù hợp với chiến lược cũng như thị trường. Thực tế, không cứ là mẫu xe có giá bán thấp sẽ có doanh số tốt hay mẫu xe có giá bán cao sẽ bán chậm. Có nhiều trường hợp nhờ định giá đúng và trúng tâm lý của khách hàng nên dù giá tăng vài chục triệu đồng nhưng doanh số vẫn rất tốt.
Như trường hợp của mẫu xe Toyota Vios thế hệ mới được Toyota Việt Nam (TMV) giới thiệu hồi tháng 8 năm ngoái. Ở thế hệ mới, Toyota Vios cao hơn bản cũ từ 18 - 20 triệu đồng (từ 531 - 606 triệu đồng). Khi công bố giá, nhiều người đã vội vàng cho rằng, mẫu xe này sẽ khó giữ ngôi vương doanh số khi giá cao hơn các đối thủ như: Hyundai Accent (có giá bán từ 425 - 540 triệu đồng), Honda City (559 - 599 triệu đồng) hay Mitsubishi Attrage (375,5 - 475,5 triệu đồng)… Nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại khi mẫu xe này luôn đứng ở vị trí bán chạy nhất thị trường.
Ngược lại, cũng có những mẫu xe do định giá thấp nhằm thu hút người mua đến nỗi cung không đủ cầu, khan hàng tại đại lý và khách hàng phải chờ đợi, thậm chí chấp nhận mua thêm phụ kiện để được nhận xe sớm khiến giá xe thực tế đến tay người tiêu dùng không hề rẻ. Thậm chí, khi đó khách hàng có tâm lý chờ xe giảm giá tiếp mới mua.
Trường hợp Honda CR-V nhập khẩu là một ví dụ, kể từ khi công bố giá bán sau khi thuế nhập khẩu đối với ô tô ASEAN về 0%, đến nay Honda Việt Nam đã có tới 3 lần điều chỉnh giá bán đối với mẫu xe này. Gần đây nhất, giá bán Honda CR-V đã tăng so với hồi đầu năm từ 10 - 25 triệu đồng tùy từng phiên bản. Tuy tăng giá liên tục nhưng Honda CR-V ngày càng bán chạy.
 |
Toyota Vios thế hệ mới dù có giá bán cao hơn bản cũ nhưng vẫn đang thành công về doanh số |
Định giá ô tô theo nguyên tắc nào?
Một chuyên gia về ô tô tại Việt Nam cho hay, việc cơ cấu giá xe hay đưa ra giá bán một mẫu ô tô mới cực kỳ phức tạp, phải tính đến các yếu tố như: Chi phí sản xuất, nhân công, khấu hao rồi vòng đời xe, đối tượng khách hàng, nhu cầu thị trường… Mỗi hãng xe sẽ lại có một phương pháp để tính giá xe khác nhau.
Lãnh đạo một hãng xe chia sẻ, trước đây có một hãng xe hạ giá rất đều đặn, cứ 2 tuần 1 tháng lại có kích cầu nhưng càng kích cầu càng khó bán bởi khách hàng nghĩ, cứ giảm liên tục như thế chắc về sau còn giảm tiếp nên cứ chờ. Nhưng khi giá quay trở lại mức cũ, không giảm giá nữa thì khách hàng đổ xô đi mua. Nên việc làm giá xe phải là người rất có kinh nghiệm thị trường, đọc được vị của khách hàng.
Vị này nói thêm: “Định giá xe có rất nhiều nguyên tắc nhưng nguyên tắc số một là phải bán được với sản lượng bao nhiêu. Chẳng hạn nếu định bán 500 xe/tháng thì giá là 10 nhưng nếu bán 1.000 xe/tháng thì giá chỉ là 7 thôi chẳng hạn. Nhưng, tất nhiên ở mức không để bị lỗ.
Thực ra trong việc làm giá xe có nguyên tắc là co giãn cầu cung giá. Giả sử điều chỉnh 1% thì cầu sẽ thay đổi bao nhiêu %. Ban làm giá của hãng xe sẽ phải nghiên cứu rất kỹ, phân khúc khách hàng như thế nào. Ví dụ, với đối tượng khách hàng có tiền, nếu đắt thêm 10% thì họ vẫn mua, mức co giãn không đáng kể, giá tăng lên bao nhiêu vẫn mua từng ấy mà giá hạ đi vẫn mua từng ấy. Có khi giá tăng vọt hẳn lên, lãi dày nhưng khách hàng vẫn mua. Tuy nhiên, cũng có mẫu xe, phân khúc khách hàng chỉ cần chỉnh giá tăng lên chút là khách hàng đổ xô đi tìm mẫu xe khác…”.
“Có những đợt hãng làm giá không chuẩn, tưởng bán ít nhưng hoá ra lại bán nhiều. Tưởng giá cao nhưng người ta lại mua nhiều. Nguyên nhân được xác định là do “đọc sai” đối tượng khách hàng và độ nhạy về giá. Mua nhiều thì lại không có hàng cung cấp, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, khách lại tưởng găm hàng”, nhân viên kinh doanh của một hãng xe chia sẻ.
Để định giá một mẫu xe mới, Giám đốc một công ty chuyên về nhập khẩu các loại ô tô tại Việt Nam cho biết, nguyên tắc cơ bản của việc tính giá một chiếc ô tô là giá gốc (giá xuất xưởng và thuế nhập khẩu nếu có) cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt và lợi nhuận, thuế giá trị gia tăng thì ra giá xe bán ra. Tuy nhiên, mỗi hãng xe sẽ đều có kế hoạch riêng.
“Ví dụ, một chiếc xe có giá trị xuất xưởng là 1 tỷ đồng, cộng tất cả các loại thuế phí khoảng 500 triệu đồng là 1,5 tỷ đồng. Đây vẫn là giá trị của xe nhưng để họ bán theo kế hoạch trong vòng 5 năm với tổng doanh số 100 nghìn chiếc xe thì còn phải tính chi phí quản lý của số xe này trong 5 năm. Sau đó cộng thêm chi phí quản lý này vào 1,5 tỷ đồng và lợi nhuận mới định giá xe bán ra thị trường. Nhưng nếu xác định 5 năm chỉ bán được khoảng 1 nghìn xe thì chi phí quản lý sẽ tương đối lớn. Hiểu nôm na là số xe xác định bán ra trong vòng đời mẫu xe này được hãng xác định sẽ bán tại Việt Nam càng nhiều, thì chi phí quản lý càng thấp và ngược lại. Một đời xe thông thường sẽ phải tính có thời gian bán ra từ ít nhất 3 - 5 năm”, vị giám đốc này chia sẻ.
Theo Báo Giao Thông

Dân Hưng Yên chơi Renault Dauphine đời 1956 định giá 400 triệu
Chiếc Renault Dauphine giá rẻ từng một thời lăn bánh ngang dọc Sài Gòn xưa nay tưởng như chỉ còn dĩ vãng, vẫn được người giới chơi xe săn tìm với giá đắt hơn cả chiếc Kia Morning đời mới.
" alt=""/>Hậu trường định giá bán ô tô tại Việt Nam