Đến hôm nay, các địa phương trên cả nước vẫn đang gấp rút chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2020.Thông tin từ một số giáo viên trực tiếp chấm bài thi Ngữ Văn ở các hội đồng thi cho thấy đã xuất hiện nhiều điểm 9, thậm chí điểm 9,75.
 |
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2020 (Ảnh: Thanh Tùng) |
TP.HCM dự kiến ngày mai (19/8) sẽ hoàn thành chấm thi tốt nghiệp.
Để chấm thi (bao gồm cả các môn trắc nghiệm), Sở GD-ĐT TP.HCM huy động hơn 4.000 cán bộ, giáo viên. Riêng môn Ngữ Văn có 72.647 bài thi.
Một giáo viên chấm thi môn Ngữ văn "tiết lộ" trong quá trình chấm thi đã xuất hiện những bài làm tốt và đạt 8,5-9 điểm, tuy nhiên số bài này khá ít. Mức điểm nhiều thí sinh đạt được nhất là 6 và 7. Cũng vẫn có những bài thi dưới điểm trung bình, nhưng không nhiều.
Còn tại Thừa Thiên - Huế, điểm thi môn Ngữ văn tương đối tốt.
Ông Đặng Phước Mỹ, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế cho hay, tính đến hôm nay đã có 1 thí sinh đạt 9,75 điểm. Bài thi này được chấm qua 2 vòng độc lập, chấm kiểm tra chung và được các giám khảo thống nhất cao.
Ngoài ra, cũng xuất hiện khá nhiều điểm 8 và 9. Đa số các bài thi đều có điểm trên trung bình. Như vậy, bước đầu có thể thấy phổ điểm môn Ngữ văn của Thừa Thiên Huế rất khả quan.
Năm nay Thừa Thiên Huế, có 12.339 thí sinh dự thi môn Ngữ Văn.
Tại Kiên Giang, ông Trần Quang Bảo, Giám đốc Sở GD-ĐT, cho hay hiện nay địa phương cũng đang gấp rút hoàn thành công tác chấm thi môn Ngữ văn. Dự kiến, đến ngày 23/8 Kiên Giang sẽ hoàn thành chấm thi để gửi dữ liệu về Bộ GD-ĐT trước khi công bố kết quả vào ngày 27/8.
Đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT năm nay được nhận định là quen thuộc và phù hợp với mục đích xét tốt nghiệp. Phần Đọc hiểu (3 điểm) ra một văn bản nghị luận và hỏi 4 câu hỏi. Phần Làm văn (7 điểm) với 2 câu Nghị luận xã hội (2 điểm) và câu Nghị luận văn học (5 điểm). Nhiều giáo viên đánh giá, học sinh đã quen với cấu trúc đề nên không bất ngờ, bỡ ngỡ.
Phần Đọc hiểu cho một đoạn trích trong "Cách sống: từ bình thường trở nên phi thường", hỏi 4 câu, trong đó 3 câu đầu mức độ nhận biết, câu 4 ở mức độ vận dụng.
Câu Nghị luận xã hội yêu cầu viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu.
Câu Nghị luận văn học yêu cầu phân tích tư tưởng "Đất nước của nhân dân" trong bài “Đất nước” (Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm).
Thanh Huyền

Xuất hiện 3 bài thi bất thường, Sở GD-ĐT Quảng Ninh xử lý thế nào?
Một cán bộ Sở GD-ĐT Quảng Ninh cho biết, cả 3 thí sinh khoanh đáp án trực tiếp vào đề thay vì trên phiếu trả lời trắc nghiệm đều thi tại cùng 1 điểm và đều là thí sinh tự do.
" alt=""/>Xuất hiện nhiều điểm 9 môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2020
Cả đời lăn lộn đủ nghề, dành dụm mãi, vợ chồng ông Lê Văn Hận mới để ra được 50 triệu đồng với dự định sửa sang lại căn nhà để ở khi về già. Không ngờ, nhà chưa kịp làm thì năm ngoái, con trai ông là anh Lê Rạng Đông bị tai nạn trên đường đi làm về, nứt xương sọ phải cấp cứu. Chi phí điều trị gần 100 triệu đồng, số tiền tích góp sớm tiêu tan. Không những vậy ông bà còn phải vay mượn khắp anh em họ hàng để cứu con trai. |
Chưa trả hết tiền vay mượn để chữa trị cho con trai gặp tai nạn, ông Hận lại đón thêm hung tin, cháu nội bị ung thư. |
Ông Hận từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Tuổi trẻ ngang dọc vất vả, năm 1988 ông xuất ngũ về quê, lập gia đình rồi lần lượt có 4 người con gồm hai trai, hai gái. Cuộc sống ở vùng quê nghèo tỉnh Kiên Giang trôi qua bình dị, lặng lẽ, các con khôn lớn dựng vợ gả chồng. Đến gần cuối đời, ông cũng chỉ mong sửa được căn nhà cho kiên cố. Không ngờ tai họa cứ lần lượt ập đến.
Đầu năm 2020, ông Hận tiếp tục nhận tin dữ, cháu nội Lê Trọng Vinh, con trai anh Đông mắc bệnh ung thư hệ tạo huyết, hiện đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Thương cháu, ông bà lại dắt nhau gõ cửa khắp nơi hỏi vay tiền.
“Ngày trước đi bộ đội, đóng quân ở rừng sâu Campuchia, đói khát, nguy hiểm không gì kể xiết, nhưng vẫn không đau đớn bằng 2 năm nay chứng kiến con cháu lần lượt gặp nạn", ông Hận nghẹn ngào.
Anh Lê Rạng Đông là người con thứ 2 của ông Hận, sinh năm 1990. Do ở quê ít việc làm, vợ chồng anh lên huyện Củ Chi (TP.HCM) mướn phòng trọ rồi đi làm công nhân, gửi 2 đứa nhỏ cho ông bà nội chăm sóc. Hằng tháng anh Đông gửi về khoảng 3 triệu đồng tiền mua sữa cho con.
Sau tai nạn, anh Đông tuy đã đi làm trở lại nhưng di chứng vết thương khiến sức khỏe giảm sút. Số tiền hai vợ chồng gửi ông bà để lo cho con ít hơn trước. Thời điểm dịch covid bùng phát, ông Hận gần như chẳng nhận được đồng nào. Để có thể lo tiền thuốc cho cháu Lê Trọng Vinh, mẹ anh Đông phải mang theo cháu gái, rời quê lên Củ Chi đi rửa bát thuê. Trong bệnh viện, ông Hận cùng cháu Vinh ăn uống tạm bợ, chủ yếu xin từ thiện được gì ăn nấy, cầm cự qua ngày.
 |
Trọng Vinh vừa vô thuốc, gương mặt tái mét, nụ cười của con đã chẳng thể tươi tắn như lần đầu gặp gỡ. |
Lần đầu gặp bé Trọng Vinh, con hồn nhiên, ngây thơ, đáng yêu. Nụ cười của con trong trẻo, xinh xắn khiến nhiều người lầm tưởng là bé gái. Lần thứ 2 gặp lại khi con vừa truyền thuốc, Trọng Vinh nói, con muốn làm anh hùng, vì vậy không được sợ hãi, không được than đau. Dù những mũi kim đâm vào da thịt khiến mặt con nhăn lại, những đợt thuốc khiến cả cơ thể con tái mét, và những vết bầm tím trên tay vẫn chưa tan.
Quê ông Hận vốn nghèo. Để chữa bệnh cho con háu, ai có thể cho vay mượn, ông đều đã hỏi hết. Khi không thể vay, ông Hận cầm cố đất, vay ngân hàng 180 triệu. Hơn nửa năm đưa cháu đi khắp các bệnh viện, từ địa phương đến thành phố, số tiền ấy sớm cạn. Tuần rồi, ông về quê “xoay” tiền nhưng không được. Nhìn đứa cháu nội mới 5 tuổi non dại, lệ nhòa cứ thể len vào khóe mắt.
Những người con khác của ông, 2 con gái đã đi lấy chồng, chỉ giúp đỡ được chút ít. Cậu con trai út đang rục rịch muốn cưới vợ, nhưng phải tạm hoãn vì cháu bệnh. Đến nay, gia đình ông đã chẳng còn gánh vác nổi.
 |
Người cựu chiến binh ở tuổi lục tuần phải đón nhận hết nỗi đau này tới nỗi đau khác. |
Ông Hận tâm sự, ngày ấy trên chiến trường, ông là thanh niên tuổi khoảng đôi mươi. Nhiệt huyết sức trẻ hừng hực, lòng chính trực và căm thù kẻ ác át đi tất cả. Nhưng giờ đây, ở tuổi lục tuần, chẳng còn sức để bươn trải, gánh vác như trước, ông Hận chỉ biết ngậm ngùi xót xa. Nếu không có tiền, ông không biết làm cách nào để cứu cháu mình.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Ông Lê Văn Hận; địa chỉ: Thôn Ngã Bát, xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang; Số điện thoại: 0974905796.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.179 (Ủng hộ bé Lê Trọng Vinh )
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436." alt=""/>Người cựu binh già chắt bóp cả đời chẳng đủ cứu cháu nội khỏi bệnh hiểm ác