Ê-kíp thầy thuốc cũng xử lý các tổn thương như gãy xương hàm dưới và vết thương nền cổ. "Bệnh nhân rất may mắn vì chỉ thêm 1cm nữa thôi, thanh sắt sẽ cắt vào động mạch - tĩnh mạch cảnh ở vùng cổ bên, rất nguy hiểm", bác sĩ Sơn nhận định.
Sau mổ, tới ngày 19/6, tình trạng người bệnh ổn định, vết thương khô sạch, người bệnh có thể sinh hoạt, ăn uống bình thường và ra viện.
Các bác sĩ cho biết việc đầu tiên trong sơ cấp cứu người có dị vậtđâm vào người (như thanh sắt, thanh gỗ...), là tuyệt đối không lấy dị vật ra khỏi vết thương. Lúc này, dị vật đóng vai trò trong việc ngăn chảy máu.
Người xung quanh cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu, băng ép vết thương xung quanh, cố định dị vật tốt nhất có thể và chuyển đến bệnh viện tuyến chuyên khoa nhanh nhất để được xử trí kịp thời.
"Cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng và đặc biệt là thừa cân, béo phì lứa tuổi học đường rất quan trọng, góp phần cải thiện tầm vóc và kiểm soát sự tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì và các bệnh mãn tính không lây ở người trưởng thành", PGS Dương nói.
Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030. Cùng đó, Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025cũng được Chính phủ ban hành nhằm duy trì, đẩy mạnh hoạt động giáo dục, chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe trẻ em, học sinh trong trường học nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cho học sinh.
Theo mục tiêu của chương trình, 100% trường học tổ chức các hoạt động giáo dục dinh dưỡng hợp lý, thực phẩm lành mạnh, an toàn cho học sinh thông qua các giờ học chính khóa, hoạt động ngoại khóa. Tất cả các trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định; 60% trường học có tổ chức bữa ăn học đường sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong bữa ăn học đường đạt chuẩn theo quy định.
Tuy nhiên vị chuyên gia cũng chỉ ra một trong những thách thức trong thực hiện đảm bảo dinh dưỡng học đường là hiện nước ta chưa có luật/chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về dinh dưỡng học đường để đảm bảo hoạt động dinh dưỡng trong trường học được triển khai tổng thể, đồng bộ và hiệu quả.
"Hiện bữa ăn học đường chưa được chuẩn hoá, đồng bộ, do đó việc tổ chức, quản lý, giám sát bữa ăn học đường và chăm sóc dinh dưỡng học đường vẫn còn nhiều hạn chế", PGS Dương nhận định.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng các hoạt động về dinh dưỡng học đường giúp chuẩn hóa bữa ăn cho học sinh, chuẩn hóa quy trình chế biến, tăng cường nhận thức dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm nguy cơ mắc các mạn tính liên quan đến dinh dưỡng sau này.
Theo PGS Trần Thanh Dương, ngoài sự nỗ lực, chủ động của nhà trường và các tổ chức giáo dục, dinh dưỡng học đường cần có sự tham gia của gia đình, cộng đồng. Phụ huynh cần được trang bị kiến thức dinh dưỡng để giúp con em mình duy trì thói quen ăn uống lành mạnh cả ở trường và tại gia đình.
Số liệu của McKinsey và PwC cho thấy, việc ứng dụng AI có thể giúp giảm từ 15-25% chi phí logistic thông qua việc tối ưu lộ trình vận chuyển, tăng 30-40% độ chính xác về dự báo nhu cầu và quản lý hàng tồn kho.
Trí tuệ nhân tạo còn giảm 20-35% thời gian xử lý đơn hàng nhờ tự động hóa, cải thiện 50-60% hiệu suất vận hành kho bãi và giảm 25-30% tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng nhờ khả năng dự báo và phân tích dữ liệu theo thời gian thực.
Không chỉ trí tuệ nhân tạo, một công nghệ khác là Blockchain cũng đang cho thấy sức ảnh hưởng ngày một lớn tại hoạt động của chuỗi cung ứng.
Với các đặc tính nổi bật như phi tập trung, bất biến và đồng thuận, Blockchain được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề về bảo mật, minh bạch và tiết kiệm chi phí giao dịch.
Trong bối cảnh đó, TS. Lê Linh Lương cho rằng, trong quá trình tìm kiếm việc làm, nếu trong hồ sơ cá nhân có thông tin thể hiện ứng viên từng học, trải nghiệm hay tham gia các dự án liên quan đến những công nghệ mới như AI, Blockchain, hồ sơ đó sẽ được đánh giá cao hơn hẳn so với những người khác.
Thạc sĩ Trần Lê Hồng Vân, chuyên gia với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng tại nhiều tập đoàn lớn, cho rằng nhân viên vận hành kho, nhân viên nhập liệu, kế toán kho, nhân viên điều phối vận chuyển là các vị trí trong chuỗi cung ứng có khả năng bị ảnh hưởng bởi AI và các công nghệ mới.
Tuy vậy, công nghệ ngày càng phát triển cũng góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Các bạn trẻ có thể tham gia vào các nghề nghiệp mới dựa trên việc ứng dụng Blockchain và AI trong hoạt động của chuỗi cung ứng.
“Ví dụ như “Supply Chain Automation Specialist” là công việc phân tích dữ liệu đòi hỏi kỹ năng về lập trình. Hay với vị trí “Supply Chain Consultant”, các bạn phải nắm rõ công nghệ Blockchain và AI cũng như các ứng dụng của nó trong chuỗi cung ứng để tư vấn cho doanh nghiệp“, Thạc sĩ Trần Lê Hồng Vân chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Minh Cường, thành viên Hội đồng Giảng viên Viện ABAII, 20 năm trước, những người có kỹ năng tin học văn phòng sẽ có trong tay lợi thế rất lớn khi ra trường.
Khoảng 10 năm trước, khả năng sử dụng tiếng Anh giúp ứng viên tạo ra lợi thế trên thị trường lao động. Với giai đoạn hiện nay, sử dụng AI và lập trình chính là những kỹ năng cần có.
“Về bản chất, dù là tin học văn phòng, tiếng Anh hay lập trình, đó là khả năng chúng ta dùng một loại ngôn ngữ nào đó để khai thác tài nguyên bên ngoài. Biết tin học văn phòng, chúng ta mới chỉ sử dụng được 5-10% năng lực của máy tính, với kiến thức lập trình và kỹ năng sử dụng AI, ngày nay chúng ta có thể khai thác đến 90% năng lực của máy móc”, ông Cường chia sẻ.
Trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi từng ngày, các chuyên gia cho rằng, các bạn trẻ cần nắm bắt cơ hội, kiên trì theo đuổi sự nghiệp của mình và đầu tư thời gian học hỏi để nâng cao kỹ năng về AI và Blockchain.
Đó chính là điểm khác biệt để người trẻ cạnh tranh lẫn nhau, từ đó có mức lương và cơ hội việc làm tốt hơn trên thị trường lao động.