Sky Suite được cải tạo từ quán cà phê cũ Gyeonwoo Jiknyeo nằm trên đầu cầu Hangang. Với diện tích sàn 144,13m2, Sky Suite gồm một phòng ngủ, một phòng khách, một phòng tắm và một gian bếp nhỏ, có thể chứa tối đa 4 khách.
Cửa sổ kính từ trần đến sàn bao phủ toàn bộ phía Tây Nam của phòng ngủ, mang đến tầm nhìn mê hoặc ra sông Hangang từ đảo Nodeul đến Yeouido.
Sky Suite sẽ chính thức mở cổng đặt chỗ từ 1/7. Một đêm nghỉ tại khách sạn sẽ có giá từ 345.000 won (6,4 triệu đồng) đến 500.000 won (9,3 triệu đồng).
![]() | ![]() | ![]() |
Sau khi ra mắt Sky Suite, Seoul có kế hoạch thường xuyên hợp tác với các đơn vị quốc tế để tổ chức các sự kiện quảng bá vẻ đẹp của Thủ đô Hàn Quốc và sông Hangang ra khắp thế giới.
Seoul cũng có kế hoạch thu hút sự chú ý của khách du lịch quốc tế bằng nhiều lễ hội quanh sông như Lễ hội pháo hoa quốc tế Seoul được tổ chức tại Yeouido vào tháng 10 hàng năm và một loạt sự kiện trên đảo Nodeul.
Thị trưởng Oh Se-hoon cho biết: “Với việc khai trương Sky Suite trên cầu Hangang, chúng tôi sẽ có thể giới thiệu vẻ đẹp của sông Hangang và Seoul tới thế giới”.
Trong số đó, có 66 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư và 385 ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt chuẩn chức danh phó giáo sư ở 25 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành.
Đông nhất là số ứng viên thuộc Hội đồng Giáo sư ngành Y học với 57 người, sau đó là Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế với 56 người, Hội đồng Giám sư ngành Hóa - Công nghệ thực phẩm với 44 người. Ngành có ít ứng viên nhất là Cơ học với 1 ứng viên giáo sư và không có phó giáo sư.
Nhiều ngành không có ứng viên nào được xét công nhận đạt chuẩn giáo sư mà chỉ có phó giáo sư gồm: Ngôn ngữ học, Sử học - Khảo cổ học - Dân tộc học, Luyện kim, Giáo dục học, Tâm lý học.
Ứng viên giáo sư trẻ nhất lọt vào danh sách đề nghị xét công nhận giáo sư năm nay là ông Trần Xuân Bách (1984), hiện đang công tác tại Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường ĐH Y Hà Nội.
Ứng viên phó giáo sư trẻ nhất lọt vào danh sách đề nghị xét công nhận phó giáo sư là ông Lê Văn Lịch (1988), hiện đang là giảng viên tại Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật Liệu, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và ông Lê Thanh Long (1988), giảng viên Trường ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM.