
 |
Sau 14 năm phát triển, hệ thống Violympic đã có 34,9 triệu tài khoản dự thi của học sinh đến từ hơn 28.700 trường trên cả nước. |
Violympic hiện có 10 vòng thi, trong đó 6 vòng đầu là các vòng tự luyện, vòng 7 là vòng thi cấp trường, vòng 8 - vòng thi cấp quận/huyện, vòng 9 - vòng thi cấp tỉnh, thành phố và vòng cuối cùng - vòng 10 là vòng thi cấp quốc gia.
Thời điểm hiện tại, Violympic năm học 2021 – 2022 chuẩn bị bước vào vòng thi cấp tỉnh, thành phố, vòng gần cuối của cuộc thi. Đối tượng tham gia vòng thi cấp tỉnh, thành phố (vòng 9) là những học sinh các khối lớp từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn quốc dự thi các Toán Tiếng Việt, Toán Tiếng Anh và Vật lý trên hệ thống Violympic đã hoàn thành 8 vòng thi trước.
Trong thông báo mở vòng thi cấp tỉnh, thành phố của Violympic năm nay, Ban tổ chức cho biết, vòng thi cấp tỉnh, thành phố kéo dài từ 8h - 18h các ngày từ 15/3 đến 18/3. Mỗi bài thi sẽ kéo dài tối đa 45 phút bắt đầu từ thời điểm mã thi được mở. Sau 18h của các ngày từ 15/3 đến 18/3, hệ thống sẽ khóa thi vòng 9 để tạo điều kiện cho học sinh ôn luyện các vòng tự do số 7 và 8.
Thông tin với ICTnews, đại diện Ban tổ chức cho biết, vòng thi cấp tỉnh, thành phố cuộc thi Violympic năm học 2021 - 2022 dự kiến sẽ có hơn 160.000 học sinh từ 4.300 trường trên cả nước tham gia, tăng khoảng 35% so với năm trước.
Kết quả của vòng cấp tỉnh, thành phố sẽ là 1 trong các tiêu chí để các hội đồng thi đánh giá và trực tiếp lựa chọn học sinh tham dự vòng chung kết quốc gia Violympic năm học 2021 - 2022 dự kiến diễn ra vào ngày 23/4 sắp tới.
Cấu trúc đề thi ở vòng thi cấp tỉnh, thành phố không thay đổi so với những năm trước, vẫn gồm 2 bài game thi và 1 bài leo dốc. Ở bài thi số 1 và 2, học sinh phải đạt tổng tối thiểu từ 100 điểm trở lên mới được làm tiếp bài thi “Leo dốc”.
Ban tổ chức cũng lưu ý các thí sinh dự thi Violympic vòng cấp tỉnh, thành phố chỉ được mang bút chì, com-pa, thước kẻ, bút mực, bút bi và máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản. Học sinh từ lớp 1 đến lớp 4 không được phép mang bất kỳ loại máy tính cầm tay nào vào phòng thi, không được sử dụng phần mềm giả lập máy tính cầm tay có sẵn trong máy tính hoặc trên mạng, không được sử dụng công cụ bảng tính Excel để hỗ trợ làm bài thi.
Tất cả thí sinh không được phép sử dụng bất cứ công cụ tìm kiếm (Bing, Google…) cũng như công cụ, phần mềm dịch nào trong quá trình làm bài thi. Trong quá trình làm bài thi, nếu thí sinh cố ý rời khỏi màn hình bài thi để mở sang các trang khác hoặc đăng nhập tài khoản trên hai máy tính khác nhau thì hệ thống sẽ tự động khóa lại, thí sinh sẽ không thể thi tiếp.
Ngoài ra, sau khi hoàn thành bài thi học sinh cần kiểm tra các thông tin về ngày, tháng, năm sinh, kết quả thi của mình và ký nhận vào biên bản kết quả.
 |
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, từ vòng cấp trường, nhiều cụm thi chuyển hướng thi trực tuyến có giám sát. |
Đối với Ban tổ chức kỳ thi tại địa phương, tài khoản giáo viên tạo ca thi, duyệt học sinh thi được phân quyền, phân cấp và phải được xác thực trước khi tiến hành tạo ca thi. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, từ vòng cấp trường, nhiều cụm thi chuyển hướng thi trực tuyến có giám sát.
Trong năm học 2021 - 2022, Ban tổ chức Violympic quốc gia đã có một số điều chỉnh trong thể lệ để trao cơ hội nhiều hơn, ghi nhận tài năng và cổ vũ phong trào học tập, thi đua của các em học sinh. Cụ thể, Ban tổ chức cấp giấy chứng nhận online giải Vàng, Bạc Đồng, Khuyến khích cho học sinh Top 100 các vòng cấp trường, cấp quận và cấp tỉnh, thành phố.
Bên cạnh đó, vòng quốc gia cuộc thi Violympic năm học 2021 – 2022 sẽ mở thêm các khối 2, 3, 4 Toán Tiếng Việt và bỏ khối 12 toán Tiếng Việt. Số lượng giải thưởng tại vòng quốc gia Violympic năm học 2021 – 2022 được ấn định ngay từ đầu, với 1.100 học sinh đứng đầu mỗi khối Tiểu học; 600 học sinh đứng đầu mỗi khối THCS và 110 học sinh đứng đầu khối THPT.
Vân Anh

Hơn 11.000 học sinh cả nước dự vòng quốc gia thi giải Toán, Vật lí qua mạng
Hơn 11.000 học sinh từ 50 tỉnh thành trên cả nước đã tham dự vòng quốc gia cuộc thi giải Toán, Vật lí qua mạng Internet - Violympic năm học 2019 - 2020 được tổ chức ngày 28/6.
" alt=""/>Mở vòng thi cấp tỉnh, thành phố cuộc thi Violympic năm học 2021 – 2022

- Chấp nhận đánh đổi ánh sáng của đôi mắt để giữ lại cuộc đời cho con, sự sống chẳng biết còn bao nhiêu nhưng chị Yến cười hạnh phúc khi giờ đây bên chị là đứa con kháu khỉnh, đáng yêu.Nỗi đau người mẹ
2 năm về trước, vẻ đẹp dịu dàng và nết na của chị Hoàng Thị Yên (sinh năm 1981, quê xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội)- một nữ công nhân may đã khiến anh Lê Văn Hợp (SN 1980, quê huyện Phú Xuyên, Hà Nội)-một lái xe taxi xiêu lòng, từ chối không ít những cô gái trong làng để xin cưới chị về làm vợ. Hạnh phúc ngập tràn khi chị báo tin cho gia đình mình đã mang bầu.
 |
Chị Yên hạnh phúc bên con gái Cẩm Tú (Ảnh: Đăng Duy).
|
Nhưng khi mang bầu được 5 tháng, chị Yên có biểu hiện không ăn uống được, hay nôn, chảy máu cam…Mọi người, kể cả chị khi ấy như chết lặng khi hay tin chị bị ung thư hốc mũi giai đoạn cuối. Ung thư đã di căn đến mắt và khó điều trị khi chị đang mang bầu.
Các bác sĩ nhắn gia đình khuyên chị không nên giữ thai nhi. Thậm chí tính mạng chị và con có thể gặp hiểm nguy khi chị vẫn giữ. Thương mình, rồi nhìn chồng giấu mình lau những giọt nước mắt khổ đau, càng thương cho đứa con trong bụng, dòng lệ cứ lặng lẽ lăn dài trên gò má chị.
Chị quyết định sẽ giữ lại đứa con. Chồng cũng muốn chị cứu mạng sống của mình trước tiên, sau đó sẽ tính tới chuyện sinh con. "Nhưng cơ hội đó với tôi mỏng manh lắm! Tôi sợ nếu bỏ con, sau này tôi nhắm mắt xuôi tay, xuống cửu tuyền gặp con nó sẽ oán" - chị chia sẻ..
Chị nói với gia đình: “Con tin mình sẽ vượt qua. Chồng con sẽ không mất vợ cũng không mất con. Con sẽ sống vui vẻ để con con sinh ra không buồn giống như con”. Tôn trọng của chị, mọi người chỉ biết dồn sức sát cánh cùng chị trong những ngày khó khăn đang chờ đón.
Những ngày ở viện ngoại trú, tiền bạc gom góp cũng cạn kiệt, chị xin bệnh viện về nhà tự uống thuốc và điều trị. Trở về nhà được một tuần mặt và răng chị tê dại không cảm giác.
 |
Ảnh cưới của vợ chồng chị Yên, anh Hợp hai năm về trước. (Ảnh chụp lại, Ảnh: Đăng Duy). |
Khi bé gái Lê Hoàng Cẩm Tú được 32 tuần tuổi, mỗi ngày chị Yên phải truyền 3 chai dịch truyền và mỗi chai mất 3 tiếng đồng hồ.
“Miệng mình đắng ngắt, mệt mỏi. Nhưng phải cố ăn. Song cứ ăn, thậm chí uống vào là nôn, nôn cả ra máu. Bé Cẩm Tú khi ấy chỉ được 1,5kg thôi. Mình cứ vừa ăn vừa khóc vì người làm mẹ không thể khắc phục được” – chị nhớ lại. Những ngày đưa vợ đến Bệnh viện K thăm khám, anh Hợp vẫn ngập ngừng bảo chị: Hay là mình bỏ con rồi điều trị cho mẹ chứ như thế này khổ quá.
Nhưng chị vẫn cương quyết và cho đến giờ-chị nói mình không bao giờ hối hận vì điều đó.
Ung thư di căn đến mắt, mọi điều trị bằng hóa chất không có giá trị khi chị giữ thai. Hàng ngày chị lại mày mò hỏi thêm những bài thuốc dân gian để cố gắng bảo vệ con chờ đến ngày vượt cạn.
Thai đến tháng thứ 8, mắt còn lại của chị mờ đục. Ngày chị lên bàn mổ (chị phải sinh non) cũng là ngày đôi mắt chị vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng.
Hạnh phúc vỡ òa
Giây phút nghe tiếng con khóc, chị nắm chặt tay chồng nước mắt giàn giụa dồn dập hỏi anh: “Anh ơi con mình có xinh không? Có khỏe không? Có giống em không”.
Mọi người nói bé bụm bẫm, mắt sáng lắm. Chị nức nở đưa bàn tay sờ lên mặt con, lên má con, hôn con. Người mẹ trẻ chỉ ao ước được một lần nhìn thấy mặt con.
Bé Cẩm Tú đã được hơn 1 tuổi. Từng đó thời gian là những tháng ngày chị sống trong tưởng tượng và những mô tả của mọi người xung quanh về bé Cẩm Tú.
Hôm cả nhà đi vắng, chị gái chị đi chợ đặt bé Cẩm Tú nằm ngủ ngoài giường. Con tỉnh dậy khóc vang nhà. Chị cuống cuồng vịn vào những mép tường để ôm con, có khi va vào cửa vào bàn ghế xung quanh. Con khóc, chị cũng ôm con khóc.
Ngày 20/10 năm ngoái sẽ mãi là kỉ niệm chị không bao giờ quên. Món quà ý nghĩa nhất trong ngày Phụ nữ Việt Nam bất ngờ đến với chị. Khi chị còn đang quờ quạng bước ra từ nhà vệ sinh, con đã gọi to “Mẹ”. Lúc ấy, chị hạnh phúc lắm, chỉ muốn chạy thật nhanh lại ôm con.
Cuộc sống với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối chẳng biết ngày nào còn trên thế gian, chị chỉ mong một điều: Sau này Cẩm Tú khôn lớn, biết chuyện mẹ đã mang nặng đẻ đau con như thế nào để cố gắng vươn lên, sống tốt.
" alt=""/>Người mẹ trẻ hi sinh đôi mắt đổi lấy mạng sống con gái