Ứng dụng truyền thông xã hội TikTok thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ ByteDance (Trung Quốc) đã phải đối mặt với nhiều rào cản pháp lý trong năm 2023, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến quy trình quản lý dữ liệu người dùng.
Một thông tin không chính thức bị tiết lộ vào năm 2022 cho thấy nhân viên TikTok ở Trung Quốc có thể dễ dàng truy cập dữ liệu thông tin người dùng ở châu Âu và Mỹ, gây ra những luồng ý kiến tiêu cực của các cơ quan quản lý châu Âu về quy trình quản lý thông tin của TikTok.
Đại diện của nền tảng ứng dụng hàng đầu dành cho video ngắn này đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, cố gắng thuyết phục thế giới rằng họ tuân thủ một quy trình hoạt động độc lập với công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc.
Đặc biệt, TikTok đã đưa ra một loạt cam kết nhằm giải quyết những lo ngại về hoạt động khai thác dữ liệu của mình theo Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số (DSA) của châu Âu.
Những cam kết này nằm trong sáng kiến được gọi là ‘Dự án Clover’, bao gồm việc xây dựng các trung tâm dữ liệu độc lập ở châu Âu, cũng như áp dụng các quy trình kiểm soát và truy cập dữ liệu mới.
Việc cam kết đầu tư 12 tỷ euro được xem như một phần nỗ lực của TikTok nhằm thuyết phục các cơ quan quản lý châu Âu.
Khoản đầu tư mà TikTok cam kết sẽ kéo dài trong 10 năm tới, gồm kinh phí để xây dựng 3 trung tâm dữ liệu mới và chi phí thuê công ty bảo mật độc lập là NCC Group đảm nhiệm quy trình kiểm toán các hoạt động và kiểm soát dữ liệu của TikTok.
Đại diện TikTok cho biết hiện đã xây dựng xong một phần trung tâm dữ liệu sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại Hamar (Na Uy) và sẽ bắt đầu bố trí các máy chủ nhằm mục đích lưu trữ dữ liệu của người dùng châu Âu từ mùa Hè năm 2024.
Trước đó, vào tháng 9/2023, TikTok đã bắt đầu chuyển dữ liệu người dùng châu Âu sang trung tâm dữ liệu đầu tiên của mình ở Ireland sau nhiều lần trì hoãn, và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024.
Trung tâm dữ liệu thứ 2 ở Ireland sẽ tiếp tục được TikTok triển khai xây dựng trong thời gian tới.
(Theo Techcrunch)
Thân hình vợ sồ sề, lúc nào cũng hôi mùi sữa. Quần áo, đầu tóc lúc nào cũng bù xù, lôi thôi. Nhà cửa thì bừa bộn. Có một đặc điểm nữa là, lúc nào cô ấy cũng ngủ được. Nhiều hôm tôi đi làm về đến nhà thì thấy vợ tay ôm con nhỏ mà mắt vẫn nhắm được. Nghe tiếng động, cô ấy giật mình tỉnh giấc rồi bối rối đặt con xuống giường đi dọn nhà.
Ảnh: Y.T. |
Vợ chồng tôi đã có nhà cửa đầy đủ. Thu nhập của tôi một tháng cũng gần 40 triệu đồng. Tháng lương nào tôi cũng đưa gần hết cho vợ, chỉ giữ lại một ít để tiêu, mua những đồ dùng khi vợ nhờ mua giúp. Tôi cũng tự đi mua quần áo, son phấn, sữa tắm, nước hoa cho vợ mà cô ấy không dùng đến.
Từ khi sinh con thứ hai, vợ tôi nghỉ việc ở nhà chăm con. Con gái lớn của chúng tôi đã biết tự xúc ăn, tự chơi. Ban ngày, bé đi học từ thứ Hai đến thứ Bảy, chỉ ở nhà buổi tối và Chủ nhật. Tôi đi làm về thì phụ vợ tắm cho các con, chơi với con cho vợ nấu ăn, phụ vợ cho bé lớn đi ngủ. Vậy mà lúc nào vợ cũng bận rộn, không có thời gian chăm sóc mình.
Đi làm về, nhìn vợ lôi thôi, nhà cửa bề bộn tôi rất mệt mỏi. Đã có lúc tôi quát vợ, nói cô ấy hãy chăm sóc mình một chút, nếu vất vả quá thì hãy thuê giúp việc, nhưng cô ấy không đồng ý. Tôi không hiểu vì sao vợ lại như vậy. Tôi thật mệt mỏi và không muốn gần vợ một chút nào.
Anh nói hàng tháng sẽ đưa cho tôi 70 triệu đồng tiền lãi nhưng chỉ đưa vài tháng rồi chấm dứt.
" alt=""/>Tâm sự người chồng có vợ ăn mặc lôi thôi, người toàn mùi sữaTheo GS Tuyên, năm 2013, trường Đại học Y Hà Nội là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam đào tạo cử nhân dinh dưỡng tiết chế với sự hỗ trợ của Dự án Phát triển hệ thống dinh dưỡng Việt Nam (viết tắt là VINEP). Sau 10 năm, cả nước có 8 cơ sở giáo dục đại học đào tạo ngành này, với 730 cử nhân dinh dưỡng chính quy đã tốt nghiệp, một cơ sở khác thuộc hệ vừa học vừa làm.
Số lượng đào tạo được quá ít so với nhu cầu thực tế. Theo số liệu từ Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) được ông Tuyên thông tin tại hội nghị, trung bình các cơ sở y tế chỉ có 0,7 bác sĩ có bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa làm tại khoa dinh dưỡng.
Trong đó, các bệnh viện hạng đặc biệt có 2 bác sĩ đa khoa làm việc tại khoa dinh dưỡng, riêng bệnh viện hạng IV không có ai.
Số người có bằng tốt nghiệp cử nhân dinh dưỡng làm việc tại các khoa dinh dưỡng còn thấp hơn. Mức trung bình chung của tất cả các bệnh viện là 0,3 người. Cao nhất ở bệnh viện hạng đặc biệt là gần 1,7 người, bệnh viện hạng I là gần 1 người, hạng II là 0,25 người, hạng III là 0,17 người. Bệnh viện hạng IV hoàn toàn không có ai.
Chung | Bệnh viện hạng đặc biệt | Bệnh viện hạng I | Bệnh viện hạng II | Bệnh viện hạng III | Bệnh viện hạng IV | |
Số người có bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa | 0,73 | 2 | 1,4 | 0,7 | 0,6 | 0 |
Số người có bằng tốt nghiệp cử nhân dinh dưỡng | 0,3 | 1,67 | 0,97 | 0,25 | 0,17 | 0 |
Nguồn: Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế)
Môi trường làm việc của cử nhân dinh dưỡng sau tốt nghiệp trải rộng từ bệnh viện, phòng khám tư vấn dinh dưỡng, trường học, công ty thực phẩm… nhưng còn rất nhiều khó khăn cho nhóm ngành nghề này.
Trong đó, cử nhân dinh dưỡng chưa có quyền chủ động trong việc thăm khám, tư vấn dinh dưỡng, còn phụ thuộc nhiều vào bác sĩ dinh dưỡng.
Khoa dinh dưỡng tại nhiều bệnh viện được thành lập nhưng "tuổi đời" còn ít, chưa được quan tâm. Không ít lãnh đạo và các chuyên gia đầu ngành trong điều trị lâm sàng đánh giá thấp vai trò của dinh dưỡng trong điều trị, vẫn coi đó chỉ là phần hỗ trợ.
"Nhiều bệnh viện thành lập khoa dinh dưỡng chỉ mang tính chất đối phó để khi chấm điểm của Bộ Y tế khỏi bị phê bình. Họ không nghĩ khoa dinh dưỡng là phần quan trọng giúp bệnh nhân khỏe mạnh", nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lê Danh Tuyên thẳng thắn.
Ông Tuyên cho hay Nhật Bản là đất nước chú trọng đào tạo thầy thuốc chuyên ngành dinh dưỡng, tất cả các ca hội chẩn đều phải mời bác sĩ dinh dưỡng.
"Khi bước vào khoa dinh dưỡng trong các bệnh viện ở Nhật Bản có cảm giác như bước vào phòng mổ ở nước ta, yêu cầu rất nghiêm ngặt, sạch sẽ, quy củ, hiện đại. Trong khi khoa dinh dưỡng tại một số bệnh viện Việt Nam, đặc biệt ở tuyến dưới, chỉ coi như bếp ăn cung cấp thức ăn, chưa xem đây là phương tiện điều trị", ông Tuyên chia sẻ với phóng viên Báo VietNamNet bên lề hội nghị.