- Bố bị tâm thần suốt mấy năm rồi qua đời vì tai nạn sát ngày Kiên thi ĐH. Em gái đầu óc không bình thường sau tai nạn giao thông năm 2002. Mẹ em bị ngã từ trên tầng cao 4 mét vào đầu năm 2012, lưng bị ảnh hưởng 20-25%. Vượt qua nghịch cảnh, Nguyễn Trung Kiên đã trở thành Thủ khoa Trường ĐH Công nghiệp HN năm 2013. |
Vượt lên hoàn cảnh, Nguyễn Trung Kiên đã trở thành thủ khoa Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2013. (Ảnh: Văn Chung) |
Số phận éo le
Ở chàng thủ khoa có dáng vóc nhỏ bé, nặng chỉ 38kg là một nghị lực đáng khâm phục. Gia đình Nguyễn Trung Kiên (thủ khoa Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 2013) rất nghèo, quanh năm chỉ trông vào mấy sào ruộng thuê. Năm 2002, trong lúc sang đường em gái Kiên bị tai nạn giao thông. Sau tai nạn ấy, đầu óc em trở nên không bình thường.
Bố Kiên, sau trận ốm thập tử nhất sinh năm 1996 đã mắc bệnh tâm thần, luôn cần có người chăm sóc. “Nhiều lần bố trốn nhà đi đến vài ngày mới về. Mẹ con em và mọi người vừa đi tìm, vừa gào khóc gọi bố, chỉ sợ ngộ nhỡ bố không may…” – Kiên xúc động nhớ lại.
Mẹ Kiên sức khỏe kém, lại gặp phải tai nạn năm 2012, mất hơn nửa năm mới đi lại được. Nhà có hai anh em, Kiên là con trai lớn nhưng bố mẹ không đủ điều kiện nên phải gửi em cho ông bà ngoại và cậu mợ nuôi từ lúc 5 tuổi.
Gia đình ông bà chỉ cách nhà Kiên hơn 1km nên em thường xuyên về nhà nấu cơm, dọn dẹp giúp mẹ. Ngày mùa, như bao bạn bè, Kiên cũng lao vào gặt lúa, làm màu giúp mẹ.
Thương cháu khó khăn mà lại rất chăm học, cậu mợ thay cha mẹ lo cho Kiên học hành nên người. Hiểu hoàn cảnh của mình, Kiên càng cố gắng học tập để vươn lên.
Đang dốc sức cho kỳ thi ĐH thì giữa tháng 6/2013, Kiên nhận tin bố bị tai nạn giao thông. Bỏ dở việc học, Kiên vào viện chăm bố 4 ngày liên tục. Nhưng bố đã bỏ 3 mẹ con ra đi mãi mãi.
“Lúc ấy em thực sự suy sụp, không muốn tiếp tục học nữa. Em muốn ở nhà hay kiếm việc làm thêm nuôi mẹ và em. Mẹ khóc, ôm em động viên con phải ráng học tốt. Như vậy, bố ở nơi xa xôi mới an lòng. Mẹ mong em không được gục gã vì mẹ và em gái còn ở lại” – Kiên nhớ lại.
Vượt lên nghịch cảnh
Thầy Nguyễn Xuân Vinh, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1, Trường THPT Lý Thường Kiệt cho biết: “Kiên là học sinh giỏi toàn diện. Em học đều tất cả các môn và luôn đứng trong tốp đầu của lớp về thành tích học tập. Ở em luôn toát lên ý chí, tinh thần học tập rất tốt. Dù trời mưa gió hay giá rét đến đâu em đều đi học chuyên cần và đến từ rất sớm để ôn bài...”.
Suốt 3 năm học THPT Kiên đều là học sinh giỏi. Điểm trung bình lớp 12 của Kiên môn Toán là 9,1; môn Hoá học 9,5; môn Vật lý 9,7.
Với 25,5 điểm Nguyễn Trung Kiên học sinh Trường THPT Lý Thường Kiệt (TP.Bắc Ninh) trở thành thủ khoa Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội (khối A) năm 2013. Em cũng đỗ Trường ĐH Nông nghiệp I Hà Nội với 25 điểm, khối B.
Với thành tích và nỗ lực trong học tập, cuộc sống, Kiên vừa được chọn là một trong 40 gương mặt Thủ khoa nhận học bổng Nâng bước thủ khoa 2013 do Quỹ hỗ trợ và phát triển sinh viên - Trung ương Hội sinh viên Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ và phát triển sinh viên Việt Nam tổ chức.
Sau khi thi đại học xong, trong thời gian chờ kết quả, Trung Kiên lập tức đi tìm việc làm thêm. Em được nhận vào làm lại một xưởng may gia công với công việc cắt chỉ thuê, thu nhập 60 ngàn đồng/giờ.
Vậy là trong suốt những tháng hè oi bức, Kiên chăm chỉ làm thêm kiếm tiền. Tới nay, chàng Thủ khoa đã dùng số tiền kiếm được để trang trải chi phí mua sách vở, vật dụng cần thiết cho việc nhập học ở cơ sở của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tại Hà Nam.
Kiên cho hay: “Đợi ổn định việc học, em sẽ tiếp tục kiếm việc làm thêm và dần tự lập. Em biết nhiều người đã cố gắng vì em nên em càng phải nỗ lực hơn nữa”. Chàng thủ khoa chia sẻ rằng sẽ dùng số tiền học bổng nhận được để học thêm Tiếng Anh, nâng cao trình độ giao tiếp của mình.
Hỏi về ước mơ, Kiên tâm sự: “Sau này em sẽ cố gắng học tốt để trở thành kỹ sư điện tử truyền thông, có một công việc tốt để phụng dưỡng, chăm sóc mẹ và em gái còn đau yếu”.
" alt=""/>Số phận éo le của chàng thủ khoa 38kg

- Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT), cho biết từ năm học 2017 - 2018, Bộ quyết định tạm dừng các cuộc thi giải toán, tiếng Anh qua mạng. |
Từ năm học 2017 - 2018, Bộ quyết định tạm dừng các cuộc thi giải toán, tiếng Anh trên mạng. Ảnh minh họa.
|
Theo ông Thành, qua tổ chức rà soát trên quy mô cả nước, số lượng các cuộc thi dành cho học sinh hiện còn nhiều và chồng chéo.
Một số cuộc thi chủ yếu tập trung vào kiểm tra kiến thức lý thuyết mà học sinh đã học trong trường, hạn chế việc tạo cơ hội để các em được rèn luyện, trải nghiệm, qua đó phát triển kỹ năng và hình thành năng lực.
Vì vậy, Bộ GD-ĐT chủ trương tinh giảm các cuộc thi để đảm bảo chất lượng và hiệu quả, đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
Ông Thành cũng cho biết, trong năm học 2017-2018, Bộ GD-ĐT sẽ tạm dừng tổ chức các cuộc thi giải Toán, Tiếng Anh qua mạng để tiếp tục rà soát kỹ lưỡng.
“Các cuộc thi kiến thức như giải toán, tiếng Anh qua mạng những năm qua đã đáp ứng được yêu cầu tăng cường vận dụng kiến thức được học từ các môn trong nhà trường. Tuy nhiên, do đã được tổ chức khá nhiều năm nên cũng cần rà soát lại cả về nội dung lẫn phương thức tổ chức để đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu đổi mới”, ông Thành nói.
Trước đó, tháng 5/2017, Bộ GD-ĐT từng có công văn gửi các Sở GD-ĐT chỉ đạo giảm các cuộc thi cấp quốc gia cũng như các cuộc thi tại địa phương dành cho giáo viên và học sinh phổ thông đồng thời điều chỉnh chính sách với người dự thi, không lấy thành tích cuộc thi để xét thi đua với các địa phương, đơn vị.
Bởi theo kết quả rà soát của Bộ GD-ĐT cho thấy, số lượng các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh quá nhiều, chồng chéo, gây áp lực cho giáo viên, học sinh. Nhiều cuộc thi không nhận được sự đồng tình của xã hội, làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học.
Cụ thể, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các Sở chỉ tổ chức một số cuộc thi gắn liền với họat động dạy và học chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của giáo viên và học sinh. Không yêu cầu các trường tổ chức đội tuyển, không xét giải tập thể và không lấy thành tích cuộc thi để xét thi đua đối với đơn vị tham gia. Theo đó, không sử dụng kết quả các cuộc thi do Sở GD-ĐT tổ chức và thành tích của học sinh do Sở GD-ĐT cử đi tham gia các cuộc thi quốc tế vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh từ năm 2017-2018, tuyển thẳng trong xét tuyển học sinh đầu cấp từ năm học 2018-2019.
Thanh Hùng
" alt=""/>Dừng các cuộc thi giải Toán, tiếng Anh qua mạng từ năm học 2017