Các tiến bộ của y khoa hiện đại và việc kết hợp những kỹ thuật sàng lọc ung thư cổ tử cung (UTCTC) sẽ giúp làm tăng độ nhạy, độ đặc hiệu trong phát hiện tế bào tiền ung thư.Đây là một trong những nội dung tham luận thu hút sự quan tâm và lắng nghe của đông đảo đại biểu trong Hội nghị: “Ứng dụng xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý chuyên khoa Sản-Phụ” do Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức ngày 14/8.
Nguyên nhân gây ra UTCTC

|
Hội nghị thu hút sự quan tâm của các quý vị đại biểu là các giáo sư, tiến sỹ, bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
|
Nhiễm virus Human papillomavirus (HPV) được xác định là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung (UTCTC). HPV được coi là nguyên nhân hàng đầu của ung thư cổ tử cung. Có hơn 100 chủng HPV được mô tả, nhưng chỉ có 13 chủng nguy cơ cao (16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68) liên quan với 99,7% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HPV và phát triển UTCTC như:
- Độ tuổi: cao nhất ở lứa tuổi 15-25, sau đó giảm dần và ổn định ở lứa tuổi sau 40.
- Hành vi tình dục: giao hợp sớm và nhiều bạn tình, tần suất giao hợp nhiều, số người giao hợp của bạn tình nhiều, bạn tình không cắt bao quy đầu.
- Tình trạng suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là viêm sinh dục do nhiễm Trichomonas, Chlamydia trachomatis, Herpes simplex virus type 2 (HSV2)…
Ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà âm thầm trải qua với các biểu hiện như ra máu bất thường không liên quan đến chu kỳ kinh, ra máu khi giao hợp, ra dịch hôi, kéo dài, đau vùng chậu,…
Nếu nhiễm HPV gây nên những biến đổi bất thường ở tế bào CTC - tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư, kéo dài trung bình từ 10 - 15 năm. Vì vậy, chị em không đi khám phụ khoa kịp thời thì đây sẽ là căn nguyên gây bệnh UTCTC.

|
Thạc sỹ Đinh Thị Hiền Lê báo cáo tại hội nghị.
|
Nhiều kĩ thuật sàng lọc UTCTC giai đoạn sớm
Báo cáo tại hội nghị, thạc sỹ Đinh Thị Hiền Lê - Phó khoa Ung thư, Bệnh viện Phụ sản TW chia sẻ: bằng những tiến bộ của y khoa hiện đại như kỹ thuật sàng lọc UTCTC gồm phương pháp Pap smear, ThinPrep, xét nghiệm HPV,… giúp sàng lọc UTCTC giai đoạn sớm.
Trong đó, thạc sỹ thạc sỹ Đinh Thị Hiền Lê đặc biệt nhấn mạnh những ưu điểm vượt trội của phương pháp ThinPrep như: làm tăng độ nhạy và độ đặc hiệu trong phát hiện các tế bào tiền ung thư, đặc biệt là các tế bào biểu mô tuyến, một loại tế bào ung thư rất khó phát hiện. Theo các nghiên cứu, phương pháp ThinPrep giúp tăng 55% số phát hiện tế bào nguy cơ ung thư cao so với phương pháp Pap truyền thống.
Đồng thời, từ việc nghiên cứu các phương pháp đó, thạc sỹ Lê kết luận:
Test HPV xác định được việc nhiễm các dòng HPV nguy cơ cao, có khả năng xác định bất thường CTC sớm hơn Pap thông thường.
Nên kết hợp giữa Pap smear và test HPV để nâng cao khả năng sàng lọc.
Ngoài tham luận trên, hội nghị còn được các chuyên gia đầu ngành chia sẻ về những bất thường nhiễm sắc thể (NST) hay gặp như rối loạn NST và các bước để chẩn đoán trước sinh hiệu quả được như: xét nghiệm sàng lọc (Double test, Triple test), siêu âm thai, nuôi cấy tế bào ối để phân tích NST,... Phát hiện mất đoạn AZF trên nhiễm sắc thể Y ở nam giới vô sinh.
Nhằm mang đến chất lượng khám, điều trị và tầm soát các bệnh lý sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã không ngừng chú trọng nghiên cứu và triển khai các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu như: 1.Nội tiết: - FSH, LH, E2, Prolactin, Progesteron, Testosteron; - AMH (Anti-Mullerian Hormone). 2. Nhóm xét nghiệm sàng lọc: Xét nghiệm Double test, Triple test. 3. Hội chứng Anti phospholipid: Anti Cardiolipin IgG, IgM; Anti phospholipid IgG, IgM; Anti Beta 2 GlycoProtein IgG, IgM; Kháng đông lupus LA. 4. Nhóm xác định tác nhân viêm nhiễm, lây truyền:TORCH, HPV định tính-định type, Chlamydia, 5. Các xét nghiệm sàng lọc ung thư:CA 12-5, HE4: ung thư buồng trứng, CA 15-3: ung thư vú, SCC: ung thư cổ tử cung, phương pháp ThinPrep: sàng lọc ung thư cổ tử cung. 6. Xét nghiệm di truyền: NST đồ. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội Tổng đài: 1900 56 56 56* Website: medlatec.vn |
Thanh Loan
" alt=""/>Tăng độ nhạy phát hiện tế bào tiền ung thư CTC
Nhãn là loại trái cây yêu thích của nhiều người. Tuy quả nhãn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn cũng có thể ăn nhãn thoải mái.Nhãn rất giàu giá trị dinh dưỡng như protein, chất béo, đường thiên nhiên, các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin A, C, kali, photpho, magie, sắt, axit hữu cơ, chất xơ…
Trong quả nhãn chứa hợp chất có khả năng ức chế quá trình oxy hóa và nâng cao hoạt tính chống oxy hóa trong cơ thể. Do đó, thường xuyên ăn nhãn có thể làm chậm quá trình lão hóa ở con người.
Ngoài ra, nhãn còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ức chế các tế bào gây sưng tấy, giảm mỡ máu, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành…
 |
Ảnh minh họa |
Công dụng chữa bệnh của nhãn
Tốt cho hệ thần kinh:Ăn nhãn tốt cho hệ thần kinh, đặc biệt là trong việc cải thiện chứng trầm cảm. Các hoạt chất có trong nhãn giúp thư giãn hệ thống dây thần kinh và tăng chức năng hoạt động của chúng. Chính vì thế, những người bị mất ngủ có thể ăn nhãn để cải thiện tình trạng.
Tăng tuổi thọ: Công dụng tăng tuổi thọ của nhãn được rất nhiều sách cổ y văn nói đến. Theo khoa học hiện đại, sở dĩ nhãn giúp tăng tuổi thọ là do nó có các hoạt chất chống oxy hóa, cản trở tác hại của các gốc tự do trong cơ thể. Với cơ chế này, nhãn còn giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.
Giàu vitamin C làm đẹp da: Nhãn rất giàu vitamin C giúp đẹp da, tăng sức đề kháng chống lại các căn bệnh như cảm cúm, cảm lạnh. Chất chống oxy hóa và các loại vitamin trong nhãn giúp trẻ hóa làn da, giảm hình thành nếp nhăn, da sẽ sáng lên trông thấy.
Cải thiện tuần hoàn máu: Nhãn tăng cường hấp thu sắt, giúp hạn chế bệnh thiếu máu và các nguy cơ mắc bệnh ở tuyến tụy.
Những người không nên ăn nhãn
Phụ nữ mang thai
Theo PGS. TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: Nhãn có chứa thành phần sacaroza, glucoza, protein, axit tatric, chất béo, sinh tố A, B, men amylaza, peroxitdaza… Long nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… Riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, người ở thể hỏa vượng, cao huyết áp, tiểu đường không nên dùng và phụ nữ đang mang thai không nên ăn nhiều.
Phụ nữ mang thai thường xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát... Nếu tiêu thụ nhãn khi mang thai sẽ làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sẩy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7-8 tháng, càng phải kiêng ăn nhãn.
 |
Ảnh minh họa |
Người thường xuyên bị nổi mụn
Theo Đông y, nhãn có vị ngọt, tính ấm nên thường gây nóng trong, dễ dẫn đến nổi mụn.
Thực ra, đây là một "tác dụng phụ" phổ biến của nhãn. Do vậy, những người hay nóng trong, da có mụn, mẩn ngứa thì không nên hạn chế ăn nhãn đề phòng tác dụng phụ này.
Người bị tiểu đường
Nhãn là trái cây có vị ngọt thường có hàm lượng đường cao. Khi ăn nhiều, các loại quả này cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng khá lớn, vừa cung cấp nhiều năng lượng vừa cung cấp lượng đường lớn trong máu.
Theo các nhà khoa học, khoảng 300g quả nhãn cung cấp lượng đường tương đương với 1 bát cơm. Với người bình thường không sao, nhưng với người có bệnh tiểu đường thì ăn nhãn không có lợi vì nhãn khiến đường huyết tăng cao đột ngột rất nguy hiểm.
Người bệnh tăng huyết áp
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Hương Lan, Viện Y dược học dân tộc cho biết, người mắc bệnh tăng huyết áp, kiêng hoặc hạn chế ăn trái cây ngọt như xoài, mít, nhãn… đây là tính ấm nên thường gây nóng trong.
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>Những điều bạn cần đặc biệt lưu ý khi ăn nhãn