Nhân lực y tế cơ sở rất yếuTại hội nghị trực tuyến 700 điểm cầu trên cả nước vào tháng 11/2018 về nhân rộng mô hình trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trạm y tế xã) hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhấn mạnh, đây là thời điểm “chín muồi” để đổi mới hệ thống y tế cơ sở sau nhiều năm chuẩn bị và nhất là sau khi Bộ thí điểm thành công mô hình mới tại 26 trạm y tế ở 8 tỉnh.
Bộ trưởng cho biết, kinh nghiệm của nhiều nước phát triển là đầu tư y tế cơ sở để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân từ lúc chưa bị bệnh, đặc biệt các bệnh mãn tính, tiểu đường, huyết áp, ung thư... Theo tính toán, 1 đồng chăm sóc lúc dự phòng có hiệu quả bằng 10 đồng khi bị bệnh.
Tuy nhiên ở Việt Nam, người dân không tin hệ thống y tế xã, phường với 11.000 trạm y tế vì chất lượng quá kém cả về nhân lực và cơ sở vật chất khiến người dân vượt tuyến lên trên gây quá tải không cần thiết, lây nhiễm chéo trong bệnh viện, gây tốn kém cho xã hội, tạo gánh nặng quỹ BHYT cũng như túi tiền của người dân.
Về nhân lực, theo Niên giám thống kê y tế năm 2016, số lượng cán bộ y tế công tác tại các trạm y tế là hơn 72.000. Tuy nhiên số lượng bác sĩ tại tuyến xã chỉ chiếm 1/8, tương đương 9.200 người, chỉ có 4 thạc sĩ, còn lại là y sĩ, điều dưỡng cao đẳng, trung cấp.
Còn gần 30% số trạm y tế xã không có bác sĩ, khoảng 1/3 số nhân viên y tế thôn bản chưa qua đào tạo.
 |
Hình ảnh xuống cấp tại trạm y tế xã Nghĩa Lạc, Nghĩa Đàn, Nghệ An. Ảnh: Báo Nghệ An |
Khảo sát cũng cho thấy, năng lực của đội ngũ y bác sĩ tại một số trạm y tế xã yếu tới mức không thể chẩn đoán và điều trị các bệnh thông thường như ỉa chảy, nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em, dấu hiệu nguy hiểm trong thai nghén, cấp cứu ngộ độc, tăng huyết áp...
Một đánh giá về năng lực chuyên môn của nhân viên y tế tuyến xã trong khuôn khổ dự án GAVI cho thấy, hơn 50% bác sĩ và y sĩ trả lời sai các câu hỏi về bệnh tim mạch và bệnh nội khoa.
Các nghiên cứu cũng chứng minh năng lực chăm sóc chấn thương thiết yếu của tuyến cơ sở cũng yếu, chỉ đáp ứng được dưới 70% tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
2 giải pháp mũi nhọn để nâng cao
Để cải thiện hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, từ năm 2016, dự án Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế phục vụ cải cách hệ thống y tế (HPET) đã lựa chọn tiếp cận theo nguyên lý y học gia đình để xây dựng các chương trình đào tạo liên tục cho đội ngũ cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban đầu công tác tại trạm y tế xã.
Trên cơ sở kết quả khảo sát, xác định điểm thiếu hụt về kiến thức và năng lực của đội ngũ chăm sóc sức khoẻ ban đầu tuyến xã, dự án HPET đã phối hợp với các trường đại học và các chuyên gia, trong đó có GS Alain Montegut, nguyên là chủ tịch Hội bác sĩ Gia đình và là giảng viên lâu năm của trường Đại học Boston để xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn theo định hướng y học gia đình cho bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh và cán bộ dược tại tuyến xã. Chương trình và tài liệu cũng đã được thẩm định thông qua Hội đồng Bộ Y tế.
Trong đó mỗi khoá đào tạo cho đối tượng bác sĩ có thời lượng 12 tuần liên tục, học tập trung với các kỹ năng chăm sóc toàn diện - liên tục và tổng thể mô hình y học gia đình, cập nhật lại kiến thức, kỹ năng để giải quyết một số tình huống lâm sàng, cấp cứu thường gặp trong chăm sóc ngoại trú tại địa phương trên cơ sở vận dụng các nguyên lý y học gia đình vào theo dõi, chăm sóc sức khỏe người dân một cách toàn diện.
Thời gian học với y sĩ là 6 tuần, điều dưỡng và hộ sinh là 4 tuần, cán bộ dược là 3 tuần.
Mục tiêu của dự án, 80% cán bộ trạm y tế xã sau đào tạo cải thiện kiến thức và kỹ năng lâm sàng trong một số trường hợp bệnh.
Cuối khóa học, các học viên được cấp chứng chỉ đào tạo liên tục về chăm sóc sức khỏe ban đầu theo nguyên lý y học gia đình và chứng chỉ này là một trong những tiêu chí để cán bộ y tế được phép hành nghề theo nguyên lý y học gia đình tại trạm y tế xã.
Đến nay đã có hơn 1.100 giảng viên nguồn đối tượng bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, cán bộ dược, trưởng trạm y tế xã đã được đào tạo chuyên môn về định hướng y học gia đình và phương pháp sư phạm y học.
Các giảng viên này là nguồn lực chính để có thể triển khai các khóa đào tạo cho đội ngũ cán bộ chăm sóc sức khoẻ ban đầu công tác tại trạm y tế xã của 15 tỉnh thuộc dự án.
 |
Trạm y tế xã Tân Hội (Đan Phượng, Hà Nội) là 1 trong 26 trạm y tế được Bộ Y tế lựa chọn xây dựng mô hình điểm trong những năm qua, hiện thu hút rất đông bệnh nhân đến khám, chữa bệnh |
Từ tháng 3/2018 đến nay, dự án cũng đã tổ chức đào tạo cho gần 13.000 cán bộ làm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu đang làm việc tại trạm y tế xã theo định hướng y học gia đình và đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý trạm y tế.
Ngoài ra, từ 2014 đến nay, dự án HPET đã song hành, hỗ trợ kinh phí đào tạo trình độ chuyên khoa cấp I cho các bác sĩ trẻ tình nguyện, theo mô hình đào tạo bác sỹ nội trú. Hiện dự án đã tuyển chọn và đang đào tạo được 354 bác sĩ trẻ. Các bác sĩ được đào tạo tại ĐH Y Hà Nội, ĐH Y Dược Hải Phòng và ĐH Y Dược Huế, sau khi học xong sẽ về 62 huyện nghèo thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa khó khăn nhất nước để công tác.
Để công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu có hiệu quả, song song với đào tạo, luân chuyển nhân lực, dự án đã cung cấp trang thiết bị y tế cơ bản cho các cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành lâm sàng, trong đó có 26 trạm y tế xã trong mô hình điểm của Bộ Y tế, bao gồm các trang thiết bị thông dụng, trang thiết bị truyền thông, trang thiết bị khám bệnh, sơ cứu, cấp cứu, trang thiết bị khám tai, mũi, họng, răng hàm mặt, mắt, y dược cổ truyền và khám sản...
Đến nay, 26 trạm y tế xã này đang hoạt động tốt, thu hút rất đông các bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch... đến đăng ký quản lý, khám chữa bệnh ban đầu. Sắp tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này đến nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Thiên Thư
" alt=""/>2 giải pháp mũi nhọn cải thiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt Nam
Ngày 21/2, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị này đang vào cuộc điều tra dấu hiệu hành vi lừa đảo của Công ty CP thương mại dịch vụ xây dựng đầu tư và phát triển Bình Dương City land (Công ty Bình Dương City Land), trụ sở tại phường Hòa Phú, TP Thủ Một, tỉnh Bình Dương.Trước đó, Công an Bình Dương nhận được đơn tố giác của nhiều khách hàng khi mua phải dự án “ma” của Công ty Bình Dương City Land tại huyện Bàu Bàng. Ngoài gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng, hàng chục khách hàng đã tập trung tại trụ sở của Công ty Bình Dương City Land để đòi tiền nhưng chưa được giải quyết.
 |
Khách hàng mua phải dự án "ma" kéo đến Công ty Bình Dương City Land đòi tiền. |
Theo bà L.K.P (ngụ TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương), tháng 7/2018, bà mua một lô đất nằm trong “dự án” Green City tại xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng với giá 360 triệu đồng từ Công ty Bình Dương City Land. Bà P. đã đặt cọc 50 triệu đồng.
Đến ngày 27/7/2018, bà P. thanh toán cho Công ty Bình Dương City Land số tiền 300 triệu đồng, 10 triệu đồng còn lại sẽ thanh toán khi bàn giao sổ. Tuy nhiên, sau một năm bà P. vẫn không được công ty này thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định để nhận nền đất.
Sau nhiều lần liên hệ, bà P. cho biết, đại diện Công ty Bình Dương City Land có hứa hẹn và xin thêm thời gian ký hợp đồng với lý do “chưa làm được cơ sở hạ tầng”.
Cuối năm 2019, Công ty Bình Dương City Land làm việc với bà P. và tiến hành các thủ tục thanh lý hợp đồng, đền bù 30% giá trị nền đất theo như thoả thuận trước đó. Thế nhưng, từ đó đến nay phía công ty né tránh, không trả tiền. Khi bà P. đến trụ sở công ty thì thấy đóng cửa, nhân viên bảo vệ cho biết lãnh đạo không làm việc với khách hàng.
 |
Công an tỉnh Bình Dương đang điều tra những tố cáo của khách hàng mua đất từ Công ty Bình Dương City Land. |
Tương tự, ông C.T.G (quê Nghệ An) cho hay, năm 2018 gia đình ông có mua 7 nền đất tại “dự án" Green City 2, xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng từ Công ty Bình Dương City Land với giá 350 triệu đồng/nền. Gia đình ông G. đã nộp tiền và ký thỏa thuận đầu tư với người đại diện của Bình Dương City Land.
Theo điều khoản trong thỏa thuận, đến tháng 7/2019 ông G. sẽ được ký hợp đồng công chứng để nhận đất nhưng đến hẹn công ty này liên tục né tránh, không chịu ký hợp đồng.
Quá bức xúc, gia đình ông G. đến trụ sở Công ty Bình Dương City Land buộc trả lại tiền. Đến nay, công ty này mới chỉ hoàn trả lại tiền 3 nền đất cho ông G. nhưng không bồi thường lãi suất như cam kết.
Đối với 4 nền đất còn lại của gia đình ông G, công ty hẹn đến 30/12/2019 hoàn trả tiền nhưng đến đầu tháng 1/2020 công ty mới cho người mang đến nhà trả thêm 10 triệu đồng/nền, còn hơn 1 tỷ đồng đến nay ông G. vẫn chưa được nhận lại.
Ngoài bà P. và ông G, nhiều khách hàng khác đã từng đặt cọc mua đất tại các “dự án” như Green City 1, 2, 3; Phúc Long 1, 2 (huyện Bàu Bàng) và Phúc Long 3 (huyện Phú Giáo) do công ty Bình Dương City Land mở bán đã tập trung cũng tìm đến trụ sở công ty để đòi tiền, mỗi khách hàng đã đóng cho công ty vài trăm triệu đồng.
Lý giải về vụ việc này, đại diện Công ty Bình Dương City Land cho rằng do trước đây các “dự án” Green City bị chậm thủ tục pháp lý và nay được đổi tên thành Khu nhà ở Phúc Long, do đó dẫn đến việc chậm làm các thủ tục pháp lý với khách hàng. Đại diện doanh nghiệp này cam kết đến tháng 10/2020 sẽ hoàn thiện thủ tục pháp lý.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương khẳng định, cơ quan này chưa nhận được bất kỳ hồ sơ nào của “dự án” có tên Green City hay Khu nhà ở Phúc Long của Công ty Bình Dương City Land trên địa bàn tỉnh.
Hiện Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bình Dương đã tiếp nhận thông tin tố giác, hồ sơ tài liệu từ các khách hàng mua phải dự án “ma” của Công ty Bình Dương City Land cung cấp để điều tra, làm rõ.

Loạn dự án 'ma' ở TP.HCM: Mạo danh chủ đầu tư, rao bán cả đất công
Tình trạng dự án 'ma' loạn đến mức có trường hợp đất quy hoạch công trình công cộng, cây xanh cũng ngang nhiên rao bán.
" alt=""/>Mua phải dự án “ma”, khách hàng kéo đến Công ty Bình Dương City Land đòi tiền