Thế nhưng, thực tế có tới 90% camera giám sát tại Việt Nam được sản xuất bởi nước ngoài. Nhiều sản phẩm không rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ, được nhập theo cả đường chính ngạch, tiểu ngạch và bày bán trôi nổi trên thị trường. Điều này đặt ra không ít những lo ngại về vấn đề bảo mật.
Với người dùng, đó là nguy cơ lộ lọt dữ liệu cá nhân, đặc biệt là những hình ảnh, video clip, âm thanh nhạy cảm. Ở bình diện quốc gia, là những rủi ro về việc cài cắm phần mềm gián điệp, nguy cơ lộ lọt dữ liệu nhà nước, hay khả năng bị kẻ xấu xóa đi mất các dữ liệu quan trọng. Các lỗ hổng trên camera giám sát còn có thể trở thành bàn đạp để hacker tấn công sâu vào các hệ thống mạng.
Tại Tọa đàm về tiêu chuẩn bảo mật cho camera do báo VietNamNet phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tổ chức, một trong những vấn đề được quan tâm là khả năng làm chủ sản phẩm camera giám sát của các doanh nghiệp Việt Nam.
Chia sẻ về vấn đề này, Chủ tịch HĐQT Công ty Lumi Việt Nam Nguyễn Tuấn Anh, cho hay tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm camera Lumi hiện đạt khoảng 30-40%.
“Phần vỏ, cơ khí làm từ nhôm, kính hoàn toàn sản xuất được ở Việt Nam. Linh kiện bán dẫn trong các sản phẩm camera giám sát Make in Viet Nam được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, như Mỹ, châu Âu, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc”, ông Tuấn Anh nói.
Theo ông Tuấn Anh, phần quan trọng nhất trong các sản phẩm camera giám sát là firmware (phần lõi điều khiển thiết bị điện tử). Khi các nhà sản xuất camera làm chủ việc phát triển firmware, sự an toàn của dữ liệu hay các vấn đề bảo mật khác sẽ được đảm bảo.
Theo ông Nguyễn Việt Bằng, Phó Tổng giám đốc VNPT Technology, Việt Nam hiện chưa làm chủ được toàn bộ phần linh kiện bán dẫn trong camera giám sát. Đây là tình cảnh chung, bởi số nước làm chủ được phần sản xuất linh kiện bán dẫn không nhiều.
Trong linh kiện có linh kiện chủ động và linh kiện bị động. Linh kiện chủ động là loại linh kiện có thể cài firmware và software lên trên đó. Nếu nhà sản xuất camera giám sát có thể làm chủ phần firmware, người dùng sẽ có thể yên tâm về vấn đề bảo mật của sản phẩm.
“Ngoài chuyện phần mềm, nếu làm chủ được việc sản xuất hay thiết kế, mua linh kiện về nhưng đặt loại linh kiện nào là do mình, các nhà phát triển camera sẽ đề phòng được nguy cơ bị cài cắm chip gián điệp vào thiết bị phần cứng”, ông Bằng chia sẻ.
Ông Nguyễn Đăng Triển, Giám đốc Trung tâm Giải pháp CNTT và dịch vụ số, Viettel Telecom cho hay, đơn vị này hiện làm chủ hoàn toàn đối với nền tảng quản trị camera. Viettel hiện kiểm soát được phần cứng, lớp mạng và dịch vụ, bao gồm cả việc lưu trữ dữ liệu camera tại Việt Nam để bảo vệ người dùng. Hầu hết người dùng sử dụng điện thoại, tablet để truy cập camera, nhằm tăng tính bảo mật, Viettel hiện cũng làm chủ việc phát triển ứng dụng kết nối.
Ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), cho biết việc phải nhập khẩu linh kiện là tình trạng chung của nhiều nước trên thế giới. Điều này đúng với hầu hết các loại thiết bị, đặc biệt là thiết bị công nghệ số, không phải riêng camera giám sát.
Đây là cách hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu. Rất ít quốc gia có thể tự tin nói rằng, tôi làm chủ hết toàn bộ chuỗi cung ứng, Việt Nam cũng như vậy.
Theo đại diện Cục An toàn thông tin, với các sản phẩm camera giám sát do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, có nhiều cách để kiểm soát nguy cơ về vấn đề bảo mật.
Cục An toàn thông tin đang xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho thiết bị camera giám sát", dự kiến trong năm 2024, quy chuẩn sẽ được ban hành.
Khi có quy chuẩn kỹ thuật, các camera giám sát sẽ buộc phải được kiểm định, đánh giá, chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra thị trường Việt Nam. Khi đó, Việt Nam sẽ cơ bản giải quyết được vấn đề an toàn an ninh cho các thiết bị camera giám sát.
Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) đã chế tạo thành công và sẽ đưa vào thương mại hóa giải pháp camera trí tuệ Nhân tạo (AI Camera) kết nối 5G đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á. Giải pháp sử dụng bộ vi xử lý tân tiến QCS8250 của Qualcomm và được kỳ vọng sẽ tạo ra sự đột phá trong các lĩnh vực giao thông thông minh, thành phố thông minh, và an ninh cộng đồng.
Hiện nay, sản phẩm Camera 5G này đã được tích hợp thử nghiệm và nhận được đánh giá cao ở nhiều tỉnh thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Huế, Tiền Giang, Hậu Giang...
Giải pháp này của Viettel được trang bị các ứng dụng trí tuệ nhân tạo cho phép phát hiện các vật thể (phương tiện giao thông, con người, động vật, đồ vậ...), đọc biển số và các hành vi (vi phạm luật giao thông, xâm nhập khu vực cấm...). Đặc biệt, giải pháp có khả năng nhận diện các vật thể di chuyển ở tốc độ cao lên đến 250km/h. Ngoài ra, kết nối 5G cho phép Camera truyền dữ liệu từ mọi nơi về trung tâm với tốc độ lến đến hàng trăm Mb/s.
Camera trí tuệ nhân tạo kết nối 5G sẽ được Viettel triển khai trong các dự án giao thông thông minh để phân loại, thống kê các loại phương tiện và tự động phát hiện các hành vi vi phạm luật giao thông như vượt đèn đỏ, đi sai làn, đỗ xe sai quy định... đồng thời cung cấp và phân tích các thông tin khác liên quan đến lưu lượng, mật độ và vận tốc di chuyển nhằm cung cấp thông tin đầu vào cho việc điều chỉnh và tối ưu lưu lượng.
Trong lĩnh vực an ninh, giải pháp có thể được xử dụng trong việc giám sát biên giới và các khu vực an ninh quan trọng khác. Camera cung cấp khả năng hiển thị trực quan thông tin phương tiện vật thể trên luồng video (biển số, lỗi vi phạm, mật độ, vật tốc di chuyển, khả năng tác đường...) giúp việc quản lý vận hành các thành phố thông minh dễ dàng trực quan hơn thay cho việc giám sát màn hình CCTV đơn thuần.
Với lợi thế sẵn có của một nhà mạng lớn, Viettel đã tích hợp tính năng kết nối 5G cho giải pháp camera trí tuệ nhân tạo. Với kết nối 5G tốc độ cao, khách hàng có thể triển khai Camera này ở những khu vực trước đây không có kết nối dữ liệu, những vị trí xa xôi hiểm trở, hoặc những môi trường độc hại.
Việc đưa vào thương mại hóa camera trí tuệ nhân tạo kết nối 5G là cột mốc quan trọng tiếp theo của Viettel, sau một chuỗi các sản phẩm 5G đã được công bố tại Hội nghị Di động thế giới MWC 2024 tại Barcelona. Giải pháp này kết hợp với mạng 5G của Viettel sẽ đem đến cho khách hàng của Viettel High Tech những trải nghiệm khác biệt đồng thời giảm chi phí đầu tư hạ tầng.
" alt=""/>Camera giám sát Make in Viet Nam có tỷ lệ nội địa hóa lên tới 40%Cuộc đấu tay đôi của nhà thầu cuối cùng
Liên quan đến quy trình đấu thầu đường ống nước Sông Đà giai đoạn 2, có 4 nhà thầu tham gia gồm Công ty TNHH Ống gang dẻo Xinxing (Trung Quốc), Liên danh nhà thầu Jindal Saw – Newtatco (Ấn Độ), Công ty Saint-Gobain PAM (Pháp), Công ty Hydrochina Corporation (Trung Quốc). 2 nhà thầu bị loại do không có hợp đồng bảo lãnh. Trong cuộc “đấu tay đôi” với nhà thầu Xinxing (Trung Quốc) sau đó, liên danh Ấn Độ - Việt Nam đã bị loại với lý do: “Không có hợp đồng tương tự theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu”.
![]() |
Đoàn của chủ đầu tư Viwasupco kiểm tra chất lượng đường ống nước do liên danh Jindal SAW - Newtatco sản xuất (Ảnh Dân Việt/CTV). |
Cụ thể, theo Viwasupco phía nhà thầu Ấn Độ có ưu thế về sản xuất các loại ống gang dẻo đường kính 1m3 nhưng để sản xuất ống đường kính 1m8 thì mới cung cấp được khoảng 3km và chưa có chứng chỉ vật liệu. Tuy nhiên, trao đổi trên báo chí phía Jindal Saw cho biết ban đầu chủ đầu tư chỉ yêu cầu chứng minh năng lực sản xuất ống đường kính 1m6 theo tiêu chuẩn 2531:2009 chứ không phải là loại đường ống cỡ 1m8.
Trả lời về vấn đề này, đại diện chủ đầu tư cho biết, thực tế nhìn vào hồ sơ mời thầu có thể thấy đã phân ra rất rõ về năng lực sản xuất và hợp đồng tương tự. Trong đó, năng lực sản xuất của nhà thầu phải là 1m8. Còn hợp đồng tương tự thì tối thiểu là 1m6. 2 hợp đồng tương tự tối thiểu 1m6 với chiều dài tối thiểu 10km.
“Ở đây lại đánh lận con đen năng lưc chứng chỉ sản xuất và hợp đồng tương tự. Ngay trong hồ sơ mời thầu đầu tiên ngày 6/8/2015, có nêu rất rõ phạm vi cung cấp hàng hóa đều là ống DN1800. Và chúng tôi phát hành hồ sơ mời thầu từ ngày 6/8- 19/9/2015 thì sao gọi là thay đổi” – vị đại diện chủ đầu tư nói.
Liên quan đến nhà thầu Liên danh Ấn Độ - Việt Nam, theo tìm hiểu của PV VietNamNet, ngày 16/10/2015 Viwasupco có văn bản gửi Cục quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch Đầu tư) nếu trường hợp của liên danh Ấn Độ về kinh nghiệm năng lực ghi rõ câu hỏi: “Với trường hợp này chủ đầu tư có thể áp dụng những chỉ tiêu năng lực kinh nghiệm mà nhà thầu đưa ra như đã trình bày, có thể đánh giá tương quan chỉ tiêu năng lực không?”.
![]() |
Khắc phục sự cố vỡ đường ống sông Đà giai đoạn 1. |
Ngày 21/10/2015, Cục Quản lý đấu thầu có văn bản trả lời về việc hướng dẫn thực hiện pháp luật đấu thầu trong đó ghi: Trường hợp trong hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ 2 hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đáp ứng tối thiểu một hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang xét. Quy mô của các hợp đồng tương tự tiếp theo được xác định bằng cách cộng các hợp đồng có quy mô nhỏ hơn nhưng phải bảo đảm các hợp đồng có tính chất tương tự với các hạng mục cơ bản của gói thầu đang xét.
Đối với trường hợp nêu trong văn bản của Quý công ty, việc xem xét đánh giá về hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự của nhà thầu phải thực hiện theo hướng dẫn nêu trên. Theo đó đối với những hợp đồng cung cấp hàng hóa trước đó của nhà thầu mà loại hàng hóa đã cung cấp không tương tự về chủng loại, đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng với hàng hóa của gói thầu đang xét thì không được coi là hợp đồng tương tự.
Ngày 4/2/2016, Trung tâm hỗ trợ đấu thầu đã kiến nghị Viwasupco phê duyệt kết quả lựa chọn đấu thầu cho Công ty Xinxing thì trước đó ngày 2/2/2016, Viwasupco và liên danh Ấn Độ đã có cuộc họp làm việc giữa hai bên.
Trong biên bản cuộc họp này có xác nhận: Nhà thầu đã sản xuất ống gang dẻo loại C đường kính tới DN1600. Năm 2015 đã sản xuất ống gang DN1600, L=3Km, cho Ả Rập Xê Út. Đến thời điểm hiện tại tổng chiều dài đường kính >DN1600 là 5Km.
Tại thời điểm đóng thầu ngày 30/9/2015: Nhà thầu không đáp ứng về hợp đồng tương tự và chứng chỉ chất lượng theo hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên theo nhà thầu nhận định thấy về yêu cầu kỹ thuật Jsaw sản xuất DN1400 và DN1800 là như nhau chỉ khác nhau về khuôn. Còn theo hồ sơ mời thầu đối với ống đường kính >=DN1600 và chiều dài như hồ sơ mời thầu thì số lượng rất ít do ít khách hàng đặt hàng.
Về bảo hành “Jsaw cũng hiểu nhà thầu không đáp ứng yêu cầu hồ sơ mời thầu. Nhưng thay vào đó nhà thầu bổ sung ngoài bảo hành theo hồ sơ mời thầu. Jsaw bổ sung thêm 10% giá trị hợp đồng để bảo hành thêm 2 năm tiếp theo”.
Về giá dự thầu “do giá nguyên luyện đầu vào giảm, Jsaw muốn cập nhật lại giá mới. Jsaw có giảm tới 10% so với giá dự thầu” – biên bản cuộc họp nêu.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ
Như VietNamNet đã đưa tin, ngày 6/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý kiến nghị của UBND thành phố Hà Nội về việc yêu cầu chủ đầu tư Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông (dự án giai đoạn 2) tạm dừng việc ký kết hợp đồng với nhà thầu cung cấp vật tư ống gang dẻo cho dự án để nghiên cứu, đánh giá kỹ các vấn đề liên quan đến dự án.
Trao đổi về vấn đề này , đại diện Viwasupco cho biết,sẽ thực hiện theo đúng chỉ đạo của Phó Thủ tướng. Trong đó việc tạm dừng việc ký kết hợp đồng với nhà thầu theo chủ đầu tư hiện vẫn đang trong quá trình đàm phán. Với những chỉ đạo kịp thời như này thì tất cả những kiến nghị trên chúng tôi sẽ đưa vào điều kiện trong quá trình đàm phán.
Việc thuê đơn vị tư vấn quốc tế thực hiện kiểm định đánh giá chất lượng toàn diện của đoạn đường ống mẫu do nhà thầu cung cấp theo kiến nghị của UBND TP vị đại diện thông tin thực tế chúng tôi đã thuê đơn vị tư vấn trong nước . Tuy nhiên theo chỉ đạo cần thuê đơn vị tư vấn quốc tế thì chúng tôi sẽ thực hiện. Hiện nay chúng tôi cũng đã thuê đơn vị tư vấn quốc tế để giám sát quá trình sản xuất .
Nêu lên mốc thời gian UBND TP kiến nghị việc thực hiện hoàn thành trong tháng 4/2016, phía chủ đầu tư chỉ khẳng định sẽ tập trung cố gắng thực hiện trong quá trình làm có vướng mắc gì sẽ có báo cáo cụ thể.
Trong một diễn biến khác, cũng trong ngày 6/4, Công ty Viwasupco đã tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016 (lần 2). Tại đại hội cổ đông lần này đã thông qua việc chào bán cổ phần của Acuatico (Singaore) cho công ty CP Đầu tư và phát triển Sinh Thái (Việt Nam).
Được biết, Nhà máy nước sạch sông Đà (Hoà Bình) do Viwasupco quản lý vận hành hiện nay đã được một đối tác nước ngoài mua lại với gần một nửa cổ phần. Cụ thể, thương vụ được thực hiện từ tháng 11/2010, khi Tổng Cty Vinaconex hoàn tất việc chuyển nhượng 43,6% cổ phần của Cty CP Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) cho đối tác Singapore Acuatico. Tìm hiểu được biết Acuatico là một cái tên khá xa lạ, được thành lập vào năm 2006 có trụ sở chính tại Singapore.
Đề nghị chọn ống Xinxing sản xuất tại Hàn Quốc Là người đã từng có thời gian công tác khá dài tại Trung Quốc, TS Tô Duy Phương – Tổng thư ký hội Đúc –Luyện kim Hà Nội cho biết, nhà thầu Xinxing cũng là một trong những đơn vị quốc tế về sản xuất gang dẻo (gang cầu). Về chất lượng đánh giá công ty này đã xuất sang Châu Phi, Châu Mỹ kể cả Châu Âu. “Hiện nay, có nhiều ý kiến khác chiều nhưng lại hoàn toàn không tập trung vào một vấn đề. Thép thì anh nào cũng có thể sản xuất ra chất lượng nhưng quan trọng là mối hàn mới là quyết định toàn bộ hệ thống. Ống của họ thì chất lượng thế giới nhưng quan trọng là khớp nối có 3 vật liệu: cao su, composite và thép thì phải chọn Xinxing Hàn Quốc thép inox không gỉ. Sản phẩm xuất ra đều có dấu của Xinxing nhưng để tốt nhất thì đề nghị chọn ống Xinxing sản xuất tại Hàn Quốc” – ông Phương nói. |
Phải hủy thầu nếu không đạt yêu cầu Thực hiện rà soát dự án này theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, UBND TP Hà Nội đã có báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, TP nêu kiến nghị, Viwasupco phải thuê đơn vị tư vấn quốc tế có đủ năng lực thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng toàn diện của đoạn đường ống mẫu do nhà thầu cung cấp, bảo đảm các tiêu chí kỹ thuật của hồ sơ mời thầu; lập quy trình kiểm định, nghiệm thu chất lượng vật tư từ giai đoạn sản xuất, thi công, đưa vào sử dụng lâu dài kèm theo các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, đánh giá. Sau khi tư vấn thực hiện đánh giá đạt kết quả, chủ đầu tư phải thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân, các nhà chuyên môn, các nhà khoa học biết và ủng hộ. Trường hợp kết quả không đạt yêu cầu về kỹ thuật, chủ đầu tư phải thông báo hủy ngay kết quả đấu thầu. |
Hồng Khanh
Quen nhau nhờ mê khoa học
Sản phẩm “Rèm tự động thông minh”của đôi bạn này đã vượt qua nhiều ý tưởng khác để đạt giải nhất cuộc thi Hackathon STEM IOT 2016do Học việnSTEM và Intel Việt Nam phối hợp tổ chức.
![]() |
Hải và Tôn (từ trái sang) bên mô hình sản phẩm Rèm tự động thông minh. |
Tạo được một ekip làm việc hiểu nhau thế nhưng thời gian mà Thế Tôn (lớp 7 Toán 1 trường THCS Đoàn Thị Điểm) và Hoàng Hải (lớp 8A3 trường THCS Nguyễn Tất Thành) biết nhau thực sự không nhiều.
Mà đúng hơn hai cậu bạn biết nhau khi từng cùng tham dự một cuộc thi về robot. Cơ duyên đưa đẩy khi đến với buổi giới thiệu cuộc thi này, Tôn và Hải gặp nhau và quyết định về cùng một đội.
Sản phẩm của đôi bạn trẻ này sẽ biến chiếc rèm cửa đơn giản trở nên thông minh khi có thể tự động đóng mở khi có người bước vào phòng, có chức năng hẹn giờ tự động chào buổi sáng. Thậm chí có thể điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp với căn phòng.
Hoàng Hải chia sẻ: “Từ thực tế bản thân cũng như giới học sinh là ngủ rốn mỗi sáng cùng với mong muốn có một phòng ngủ lý tưởng, chúng em quyết định đưa ra ý tưởng rèm thông minh có bảng mạch về thời gian, nhiệt độ,...Sản phẩm có thể đánh thức mình dậy bằng tiếng động thông qua việc cài giờ trước và tự động kéo rèm. Cùng đó, hiển thị nhiệt độ bên ngoài trời để không cần ra ngoài, mình vẫn có thể chọn được trang phục hợp lý. Đặc biệt có thể đóng mở rèm tự động qua nút ấn hoặc cảm ứng”.
Để làm được sản phẩm này, ý tưởng là một chuyện, việc tìm mua mô tơ hay rơle làm sao cho tương thích với bảng mạch để mô hình sản phẩm có thể chạy được cũng không phải dễ dàng và khiến đôi bạn mất rất nhiều thời gian. Thậm chí, phải sau nhiều lần đặt mua, Hải và Tôn mới có được những linh kiện ưng ý.
“Em phải tự lên mạng tìm kiếm rồi gọi điện liên hệ tới rất nhiều cửa hàng để đặt mua, song có những thứ mua về lại không tương thích. Mỗi lần mua cũng phải mất cỡ 200 nghìn đồng nhưng sau nhiều lần quyết tâm, cuối cùng cũng tạo nên một hệ thống hoàn thiện”, Tôn kể lại.
Nói về số linh kiện từng mua về nhưng không dùng được, Hải và Tôn không lấy làm buồn và cho là phí phạm. Bởi ngay lập tức, hai bạn đã lên kếhoạch tối ưu hóa bằng việc không vứt đi mà để lại dùng cho những lần thử nghiệm sau. “Chúng em sẽ tìm cách tận dụng những cái đó triệt để. Ví dụ như môtơ to hơn sẽ để dành làm loại rèm lớn hơn”, Hải nói.
Không sợ lập trình khó
Nhưng khó khăn lớn nhất mà hai bạn trẻ phải đối mặt đó là việc viết code- thuật toán lập trình cho sản phẩm bởi đây là một việc khá xa lạ nếu không muốn nói là như tờ giấy trắng.
Thế nên dù đang là thời gian nghỉ hè nhưng liên tục trong 2 tuần, sáng nào Tôn và Hải cũng mày mò học 3 tiếng đồng hồ dưới sự giúp đỡ của một thầy giáo dạy lập trình.
“Sáng nào cũng 8 rưỡi đến 11 rưỡi liên tục trong 2 tuần, chúng em học thêm về lập trình. Đến nay, bọn em đã có thể tự viết ra những thuật toán để điều khiển sản phẩm theo ý của mình. Chúng em cũng đang lên kế hoạch làm thêm cảm biến ánh sáng để rèm thông minh này có thể chỉnh ánh sáng trong phòng.Ví dụ có người trong phòng thì là ánh sáng nên như thế nào mà rèm tự động kéo mở từng nấc sao cho phù hợp”,Tôn chia sẻ.
![]() |
Để có thể hoàn thành dự án này, đôi bạn trẻ quyết tâm học thêm những kiến thức về lập trình. |
Theo tính toán của Hải và Tôn, nếu sản phẩm này được làm thực tế mức chi phí cũng rất phù hợp so với các gia đình khi chỉ dao động khoảng 1 triệu đồng.
Điều khiến ban tổ chức đánh giá cao và quyết định trao giải nhất cho sản phẩm của đôi bạn này tại cuộc thi này là ngay từ việc triển khai mô hình các bạn đã biết cách kết hợp giữa việc sử dụng công nghệ cao nhưng vẫn tận dụng được vật liệu tái chế.
Ông Đỗ Hoàng Sơn, đại diện ban giám khảo cuộc thi chia sẻ: “Có một ưu điểm rõ nét là các bạn trẻ này đã biết sử dụng vật liệu tái chế cùng với áp dụng công nghệ cao. Đó là hướng đi đúng với tiêu chí của một cuộc thi về khoa học, công nghệ và kỹ thuật”.
Nói về dự kiến trong tương lai, đôi bạn trẻ cho biết sẽ đầu tư để nghiên cứu tích hợp một bộ điều khiển để có thể khi đến giờ cài đặt cácthiết bị trong nhà sẽ hoạt động tự động, chứ không chỉ dừng lại ở rèm phòng ngủ.