
-Không như những lời quảng cáo có cánh, nhiều khách hàng vỡ mộng ngay khi vừa nhận được nhà mới đã xảy ra không ít những tranh chấp.Trong một thời gian ngắn, hàng loạt vụ tranh chấp căng thẳng đã diễn ra tại nhiều dự án chung cư tại Hà Nội. Như tại chung cư Home City (Cầu Giấy – Hà Nội), vấn đề tranh chấp kéo dài hơn nửa tháng nay nhưng đến nay các bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Những bức xúc từ việc nhập nhằng địa chỉ một đằng, lối đi một lẻo đang khiến cho cư dân rơi vào cảnh “dở khóc dở cười”.
Căng thẳng càng leo thang tại chung cư Home City, mới đây ngày 5/3, hàng trăm cư dân mua căn hộ tại dự án tại đã tập trung diễu hành phản đối chủ đầu tư bịt lối đi cổng chính tại địa chỉ 177 Trung Kính, phản ánh những bức xúc kéo dài thời gian qua.
 |
Cư dân Home City mang băng rôn tố chủ đầu tư “lừa đảo” và “treo đầu dê, bán thịt chó” sáng ngày 5/3. |
Theo phản ánh của cư dân, trong Hợp đồng mua bán căn hộ ký kết với các khách hàng chủ đầu tư đều lấy địa chỉ là 177 Trung Kính, tổ 51, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội làm địa chỉ chính thức. Song, từ khi bàn giao nhà cho cư dân, chủ đầu tư đã cho bảo vệ chặn lối đi này, yêu cầu tất cả cư dân phải đi lối ra đường Nguyễn Chánh. Sự thay đổi địa chỉ này đang gây ra hệ lụy, trong đó nhiều cư dân gặp khó khăn trong việc làm hồ sơ giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ.
“Dưới góc độ pháp lý, có thể nhận định hành vi của Công ty TNHH MTV đầu tư Văn Phú – Trung Kính đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật kinh doanh bất động sản, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng – các hộ dân chung cư. … Các sai phạm của Chủ đầu tư – Công ty TNHH MTV đầu tư Văn Phú – Trung Kính rất cần có sự phối hợp, vào cuộc của các cơ quan chức năng để làm rõ và xử lý theo đúng quy định pháp luật”. (Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh – Đoàn Luật sư Hà Nội) |
Về vấn đề này, nêu trong đơn phản ánh, cư dân cho biết, khi một số cư dân buộc phải làm thủ tục xin cấp sổ qua Chủ đầu tư (vì có vay ngân hàng, ký cam kết quản lý tài sản 3 bên giữa cư dân – chủ đầu tư – ngân hàng, nên muốn làm sổ đỏ thì bắt buộc phải làm qua Chủ đầu tư), chủ đầu tư yêu cầu những hộ dân đã đăng ký hộ khẩu và lấy địa chỉ 177 Trung Kính trong hộ khẩu phải lên Công an quận Cầu Giấy để đính chính lại địa chỉ. Cụ thể, địa chỉ phải bao gồm thông tin về số căn hộ, tòa nhà Home City, tổ 45, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy. Nếu thỏa mãn yêu cầu này, chủ đầu tư mới hợp tác hỗ trợ thủ tục làm sổ đỏ.
Tuy nhiên, công an quận Cầu Giấy trả lời, từ trước tới nay cấp hộ khẩu cho cư dân tòa nhà Home City đều lấy địa chỉ 177 Trung Kính – căn cứ theo địa chỉ ghi trên bìa hợp đồng mua bán căn hộ ký giữa dân và chủ đầu tư. Đồng thời, hiện nay hồ sơ đã kê khai được lưu trữ và nhập vào dữ liệu quản lý cư dân cũng như các quy định liên quan, nên Công an Quận Cầu Giấy không đồng ý sửa địa chỉ 177 Trung Kính thành địa chỉ khác. Điều này khiến nhiều hộ gia đình lo lắng trước nguy cơ bị “treo” sổ đỏ chỉ vì… cái địa chỉ?
Đắt xắt ra… “quả đắng”?
Trao đổi về những vấn đề xung quanh việc xảy ra tranh chấp đang khiến cư dân tại chung cư Home City bức xúc, luật sư Nguyễn Thế Truyền (Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh – Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, dưới góc độ pháp lý, có thể nhận định hành vi của Công ty TNHH MTV đầu tư Văn Phú – Trung Kính đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật kinh doanh bất động sản, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng – các hộ dân chung cư.
 |
Dự án xong, đường vẫn chưa thông. (Ảnh: Lối đi vào Home City từ đường Nguyễn Chánh. Theo phản ánh của cư dân, hai đầu đường quy hoạch 21m hiện nay vẫn chưa được thông). |
“Cụ thể, Khoản 3 Điều 8 Luật kinh doanh bất động sản 2014 nghiêm cấm hành vi công khai không đầy đủ, trung thực về thông tin bất động sản. Các thông tin này bao gồm quy mô, loại bất động sản, thông tin về vị trí, quy hoạch liên quan, đặc điểm, tính chất, công năng sử dụng, thực trạng công trình hạ tầng, dịch vụ liên quan, các hạn chế về quyền sở hữu, quyền sử dụng,…
Khoản 1 Điều 10 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 cũng nghiêm cấm hành vi lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quản cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
Trong thực tế toàn bộ quá trình chào bán cũng như trong hợp đồng mua bán căn hộ, Chủ đầu tư luôn sử dụng địa chỉ 177 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội bên cạnh một địa chỉ khác là Tổ 51, Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điều này dù “vô tình” hay “hữu ý” đều khiến các hộ dân hiểu sai về vị trí của các căn hộ và chấp nhận chi trả số tiền không hề nhỏ” – Luật sư Truyền phân tích.
Cũng theo vị Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh – Đoàn Luật sư Hà Nội, các sai phạm của Chủ đầu tư – Công ty TNHH MTV đầu tư Văn Phú – Trung Kính rất cần có sự phối hợp, vào cuộc của các cơ quan chức năng để làm rõ và xử lý theo đúng quy định pháp luật.
“Sự việc cũng là bài học kinh nghiệm đắt giá cho người mua nhà, trong bối cảnh căn nhà vẫn còn là một giá trị vô cùng lớn, cần luôn luôn cần kiểm tra kỹ càng thông tin về dự án trên những nguồn chính thống khác nhau để hạn chế tối đa rủi ro phát sinh” – vị luật sư nhấn mạnh.
VietNamNet tiếp tục thông tin.
Hà Nội yêu cầu công khai hàng loạt dự án “có vấn đề” UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tình hình thị trường bất động sản. Trong đó, UBND TP yêu cầu các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch – Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Cục Thuế TP, Cảnh sát PCCC TP, UBND các quận huyện, thị xã, UBND các xã phường, thị trấn trên địa bàn TP tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản. Trong quá trình thực hiện UBND TP yêu cầu các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm công bố công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng, các dự án chậm tiến độ, dự án chậm tiến độ, dự án đã được giao đất nhưng chủ đầu tư chậm trễ trong việc xác định nghĩa vụ tài chính của các dự án, các dự án chủ đầu tư chậm trễ trong việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho người dân, các dự án chưa nghiệm thu chất lượng công trình đã đưa vào sử dụng, dự án chưa nghiệm thu PCCC đã đưa vào sử dụng. |
Hồng Khanh
" alt=""/>Tranh chấp tại dự án Home City: Bài học đắt giá cho người mua nhà
Trải nghiệm này được xuyên suốt trong cuộc thi Thiết kế Lì xì Hạt giống do Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Gieo tổ chức nhằm giáo dục giới trẻ về tình yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống.Cuộc thi khuyến khích Lì xì Hạt giống và Gieo hạt đầu xuân như là một lựa chọn khác cho truyền thống Lì xì bằng tiền và hái lộc đầu xuân.
 |
Lì xì hạt giống thay lì xì tiền |
Cuộc thi cũng khuyến khích mọi người cùng tiết kiệm hạt giống sau mỗi lần ăn hoa quả, tự tay làm những phong bao đẹp đựng hạt giống, viết lời chúc rồi gửi tặng cho người thân vào dịp đầu năm mới.
 |
Những hạt giống bên trong những bao lì xì thay vì tiền. |
Ngày 17/1, tại Trường Marie Curie Hà Nội, Cục Thông tin cơ sở (Bộ Thông tin và Truyền thông) cùng Gieo cũng đã tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi Thiết kế Lì xì Hạt giống lần thứ 2 – Tết 2020.
 |
Không gian triển lãm Lì xì Hạt giống |
Cuộc thi Thiết kế Lì xì Hạt giống Tết 2020 đã thu hút sự tham gia của 102 trường học và tổ chức giáo dục, thực hiện 167 sự kiện làm Lì xì Hạt giống tại 20 tỉnh thành và hải đảo cùng 1600 bài dự thi vào vòng chung khảo.
 |
Những thông điệp ý nghĩa từ cuộc thi. |
Sự kiện cũng là một ngày hội gieo trồng, giúp người tham gia hiểu hơn về giá trị của hạt giống và Lì xì Hạt giống, thực hành văn hóa gieo may mắn và cho đi. Một điểm nhấn cũng rất thú vị của sự kiện này là Phiên chợ Trao. Trong phiên chợ này, mọi người có thể dùng những hạt giống mà mình đã tiết kiệm và những món quà nhỏ để trao tặng cho bạn bè, người thân hoặc một người mà bạn không quen.
Hướng tới một cuộc thi không có giải nhất, chiến thắng sẽ thuộc về tất cả những người đã có tinh thần cùng nhau thay đổi một thói quen. Giải thưởng của cuộc thi là sách, quà bánh, những khóa học nghệ thuật hay những chuyến đi nghỉ cuối tuần ở ngoại ô.
 |
Đại diện Ban tổ chức trao thưởng cho các thí sinh đạt giải. |
Ban tổ chức hy vọng, khi thành công, mỗi năm Lì xì Hạt giống sẽ giúp hàng tỷ hạt giống được gieo, hàng triệu cây được trồng và hàng triệu người được truyền cảm hứng để trở thành người yêu thiên nhiên và tử tế hơn.
Hải Nguyên

Thầy giáo vẽ quả thư pháp kiếm bộn tiền dịp Tết
- Với năng khiếu của mình, thầy Lê Đức Hùng (giáo viên dạy Mỹ thuật của Trường THCS Và THPT Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) vẽ, trang trí chữ thư pháp lên các loại quả thờ cúng khiến chúng thêm đẹp và giá trị.
" alt=""/>Lì xì hạt giống thay lì xì tiền
- HĐQT Công ty CP Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) đã thông qua đơn xin thôi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Vũ Quý Hà, Chủ tịch HĐQT công ty nhiệm kỳ 2015 – 2020.Tại nghị quyết của HĐQT Viwasupco ngày 11/11/2016, HĐQT công ty đã thông qua đơn xin thôi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Vũ Quý Hà, Chủ tịch HĐQT công ty nhiệm kỳ 2015 – 2020. Đồng thời thông qua việc bầu ông Dương Văn Mậu làm Chủ tịch HĐQT công ty nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Cùng với việc thông qua đơn của ông Vũ Quý Hà, HĐQT Viwasupco cũng thông qua việc từ nhiệm của ông Nguyễn Anh Việt - Ủy viên HĐQT công ty nhiệm kỳ 2015 – 2020.
 |
Hiện trường đường ống nước sông Đà vỡ lần thứ 18 (ngày 11/7). |
Trước đó, Viwasupco cũng đã có sự thay đổi về nhân sự. Ông Bùi Minh Trường - Giám đốc Ban quản lý Dự án đường ống nước Sông Đà giai đoạn 2 chính thức bị miễn nhiệm từ ngày 25/4. Công ty bổ nhiệm ông Lê Minh Quý giữ chức vụ Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án với thời gian bổ nhiệm 5 năm kể từ ngày 25/4.
Không chỉ thay đổi nhân sự, Viwasupco còn có sự “thay máu” cổ đông. Theo đó, cuối tháng 3/2016, cổ đông ngoại Công ty Acuatico Pte Ltd - Singapore đã chuyển nhượng toàn bộ 43,6% vốn điều lệ cho CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh thái, qua đó kết thúc 5 năm rưỡi đầu tư vào doanh nghiệp nước sạch này. Đây là công ty con thuộc sở hữu của Công ty quản lý quỹ đầu tư Avenue (Avenue Capital Group), một quỹ đầu tư của Mỹ.
Acuatico là cổ đông chiến lược của công ty từ năm 2010 sau khi mua số cổ phần trên từ Tổng công ty Vinaconex. Trước đó, Vinaconex là công ty mẹ và nắm giữ gần như toàn bộ vốn tại Viwasupco.
Sau gần 6 năm gắn bó, Acuatico quyết định rút vốn khi Viwasupco đang chuẩn bị đầu tư Dự án đường ống nước Sông Đà giai đoạn 2. Trong những năm có sự hiện diện Acuatico, Viwasupco thua lỗ triền miên do chi phí vay lãi quá lớn. Đến năm 2014, công ty mới chính thức xóa lỗ lũy kế.
Năm 2015, doanh thu công ty tăng lên 404 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 147 tỷ đồng do được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2016, công ty đặt mục tiêu doanh thu 439 tỷ, lợi nhuận sau thuế tăng lên 161 tỷ đồng. Mặc dù đã có lãi nhưng công ty vẫn tiếp tục chưa có kế hoạch trả cổ tức do cần tiền thực hiện giai đoạn 2 của công trình. Không nhận được cổ tức từ Viwasupco không có nghĩa là Acuatico thất bại trong khoản đầu tư này bởi đến nay giá trị chuyển nhượng của thương vụ này vẫn còn là một “ẩn số”.
Cuộc thoái lui của cổ đông ngoại gắn bó gần 6 năm với Viwasupco được thực hiện cùng lúc với thời gian Viwasupco chuẩn bị đầu tư vào giai đoạn 2 của Dự án đường ống nước Sông Đà. “Chương mới” của Viwasupco sẽ được viết cùng một nhà đầu tư Việt Nam – CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh Thái.
Dù có sự “thay máu” nhân sự, cổ đông, đường ống sông Đà giai đoạn 2 vẫn chưa biết bao giờ sẽ được hoàn thành. Trong khi đó đường ống sông Đà số 1 vẫn liên tiếp gặp sự cố tới lần thứ 20. Thậm chí gần đây nhất chỉ trong vòng chưa đầy một tháng đường ống nước sông Đà đã gặp sự cố 2 lần liên tục vào ngày 14/9 và ngày 2/10.
Trong khi đó, liên quan đến việc chọn nhà thầu của gói thầu Gói thầu về Cung cấp ống gang dẻo và phụ kiện (CCOG-09), báo cáo của Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) cho biết, do thay đổi về cơ cấu cổ đông, điều kiện về pháp lý, tài chính của chủ đầu tư và mong muốn đẩy nhanh thực hiện dự án, triển khai đồng thời toàn bộ tuyến ống có chiều dài 46,4km của Dự án giai đoạn 2 (thay cho việc chỉ thực hiện 21km tuyến ống như đã nêu trong hồ sơ mời thầu gói thầu CCOG-09) nên Hội đồng quản trị Viwasupco đã thông qua Nghị quyết (ngày 12/5/2016) về việc hủy thầu và không ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu CCOG-09 với nhà thầu Xinxing.
Theo thông tin từ biên bản họp HĐQT Viwasupco (ngày 11/11), Tổng Giám đốc công ty đã báo cáo thành viên HĐQT về chỉ đạo của cổ đông lớn về việc ưu tiên thực hiện triển khai đầu tư tuyến ống giai đoạn 2 để hỗ trợ đường ống giai đoạn 1.
Dự án đường ống nước sông Đà, năm 2005 dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông triển khai giai đoạn 1, dài 45,8km, công suất 300.000 m3/ngày đêm, với số vốn 1.500 tỉ đồng. Năm 2009, tuyến ống số 1 được đưa vào vận hành. Năm 2010, công trình được Bộ Xây dựng trao “Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam”. Thế nhưng, trong chưa đầy 6 năm vận hành, “công trình vàng” đã vỡ đến 20 lần và nhiều khả năng sẽ vỡ tiếp. Giai đoạn 2 của dự án được khởi công vào tháng 10/2015 với tổng nguồn vốn đầu tư dự án gần 5.000 tỷ đồng. Còn nhớ tại ngày khởi công đường ống nước sông Đà số 2, chính ông Vũ Quý Hà – Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã khẳng định rằng: Đường ống nước số 2, thứ nhất chúng tôi cam kết về tiến độ. Chúng tôi đảm bảo trước 30/5/2016, 21km đầu tiên hoàn thành sẽ hỗ trợ tốt cho đường ống số1. Chúng tôi cũng hy vọng trong năm 2016, nhất là vào mùa nóng việc cấp nước cho thành phố sẽ được ổn định. Tuy nhiên đến nay khi đơn xin thôi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Vũ Quý Hà, Chủ tịch HĐQT công ty nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã thông qua, tất cả vẫn nằm trong lời hứa. |
Save" alt=""/>20 lần vỡ ống sông Đà, Viwasupco ‘thay tướng’