Tại phiên họp, Hội đồng đã nghe Bộ GD-ĐT báo cáo về kết quả tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025.Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị các thành viên Hội đồng tập trung thảo luận, cho ý kiến về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và những năm tiếp theo.
Tất các thành viên Hội đồng đều khẳng định sự cần thiết của việc tổ chức kỳ tốt nghiệp THPT, không chỉ theo đúng quy định của Luật Giáo dục, mà còn tạo động lực để thúc đẩy công tác dạy và học, đánh giá chất lượng giáo dục trên cả nước làm cơ sở xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách liên quan đến giáo dục.
 |
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Đình Nam |
Cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hoà (Hà Nội) khẳng định nếu không tổ chức kỳ thi thì không chỉ học sinh không có động lực học tập, mà các thầy cô cũng sẽ không nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học. “Kết quả của mỗi kỳ thi không chỉ thể hiện qua điểm số mà bản thân các thầy cô, học sinh cũng rèn luyện kỹ năng, ý chí. Mỗi giáo viên, học sinh đều có nhu cầu được đánh giá đúng năng lực của mình. Vì vậy, kỳ thi là rất cần thiết”, cô Nhiếp nói.
Còn GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT giúp đánh giá được hệ thống giáo dục. Đây còn là cơ sở, tạo động lực thúc đẩy, tạo ra sự tiến bộ trong quá trình dạy và học của các thầy cô giáo lẫn học sinh.
Đồng quan điểm, GS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội nhấn mạnh: Không tổ chức kỳ thi, chúng ta không kiểm soát được việc dạy và học, đặc biệt là những định hướng đổi mới trong giáo dục.
GS Nguyễn Lân Dũng, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ (nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT) cũng khẳng định chỉ có qua kỳ thi mới đánh giá được môn học, lĩnh vực nào mà địa phương nào còn yếu.
Từ đó, các ý kiến đề nghị tiếp tục giữ ổn định phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT như năm 2020, đồng thời tăng cường chuẩn hoá, ứng dụng công nghệ.
Theo GS.TS Nguyễn Hữu Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) giữ ổn định và hiện đại hoá, chuẩn hoá phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia là hướng đúng, khả thi. Kỳ thi đáp ứng được 3 nguyên lý giáo dục cơ bản: Học và thi; phi tập trung hoá, phân cấp, bảo đảm độc lập giữa người tổ chức thi và người sử dụng kết quả thi; tính liên ngành và ứng dụng công nghệ.
Lãnh đạo một số trường đại học cho rằng 2 đổi mới lớn nhất đối với kỳ thi THPT là thí sinh được đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng sau khi biết kết quả; thí sinh không phải về các thành phố lớn mà được thi tại địa phương.
GS Hoàng Minh Sơn, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng qua 6 năm thực hiện lộ trình đổi mới, kỳ thi THPT đã cơ bản đáp ứng yêu cầu.
“Nếu kỳ thi được tổ chức như năm nay thì đáp ứng được khoảng 80% yêu cầu của các trường đại học”, ông Sơn nói.
Còn PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM nêu quan điểm: “Nhiều ý kiến cho rằng đỗ trên 90% không cần tổ chức kỳ thi nhưng không thi không được. Bởi nếu không thi, các em sẽ không học, không chuẩn bị được đầy đủ kiến thức để học ở bậc cao hơn”.
Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, kỳ thi THPT đã được quy định trong Luật Giáo dục nhằm đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên cả nước.
Nhìn lại kỳ thi THPT năm nay, dù tỷ lệ đỗ trên 90% nhưng ở từng môn học cụ thể như Lịch sử hay Tiếng Anh cũng đặt ra những vấn đề cần tiếp tục xử lý.
“Kỳ thi phải đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng; không gây áp lực cho thí sinh, tốn kém cho xã hội; đánh giá được chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông. Chúng ta cũng cần giữ ổn định kỳ thi, tránh việc tạo áp lực thay đổi đối với xã hội”, ông Thắng nói.
Tiếp thu các ý kiến, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định qua 6 năm thực hiện, lộ trình đổi mới kỳ thi THPT quốc gia đến lúc này đã hoàn thành. Do đó, việc tổ chức kỳ thi sau năm 2020 cơ bản ổn định.
“Vì vậy, phương án tổ chức kỳ thi năm 2021 không có gì thay đổi cả về số môn thi, phạm vi kiến thức, cách thức tổ chức… giống như kỳ thi năm 2020”, Bộ trưởng Nhạ nói.
Bộ GD-ĐT tập trung chủ yếu vào 2 khâu: ngân hàng đề thi và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ.
Phát biểu kết luận cuộc họp về nội dung liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới thi là quá trình đã được bàn được bàn từ khi xây dựng Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tiếp đến là Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW. Bộ GDĐT chọn thi cử là khâu đột phá vì thi được người dân quan tâm, nhiều bức xúc nhất ở thời điểm đó.
“Đổi mới cần có lộ trình, qua 6 năm thực hiện lộ trình đổi mới thi đến nay cơ bản đã hoàn thành. Năm nay dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng chúng ta đã tổ chức tốt kỳ thi và các trường đại học đang thực hiện xét tuyển theo tiến độ. Tới đây, Bộ GDĐT sẽ có báo cáo Chính phủ về 6 năm thực hiện đổi mới thi”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho hay, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã được tổ chức tốt, diễn ra nhẹ nhàng, công bằng, khách quan thì không cần thiết phải có sự thay đổi lớn. “Những khía cạnh nhỏ ở mặt kỹ thuật cần thì sẽ điều chỉnh, song nếu có chỉ là những tiểu tiết”, ông Trinh nói. Ông Trinh cũng cho biết, có 2 việc cần phải làm là xây dựng, làm “giàu” hệ thống ngân hàng câu hỏi thêm và tăng cường ứng dụng công nghệ vào trong quá trình tổ chức. “Trong đó có việc chuẩn bị, thí điểm và có thể đến thời điểm hợp lý sẽ tổ chức thi ở trên máy, rồi mở rộng dần khi đảm bảo các điều kiện. Tuy nhiên, việc này phải có lộ trình”. |
Hải Nguyên

Bộ GD-ĐT đề xuất phương án thi tốt nghiệp THPT trong 5 năm tới
Bộ GD-ĐT đề xuất giao kỳ thi tốt nghiệp THPT về cho các địa phương chịu trách nhiệm toàn bộ. Hình thức tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vẫn là thi trên giấy, đồng thời triển khai thí điểm để mở rộng dần thi trên máy tính.
" alt=""/>Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được giữ ổn định như năm 2020
1. Sau hàng loạt sai lầm từ SEA Games 30 tới VCK U23 châu Á 2020, cơ hội để Bùi Tiến Dũng khoác áo tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang Seo gần như tắt ngúm, bất chấp chiến lược gia người Hàn Quốc luôn ưu ái cho “thủ thành quốc dân”.Mọi chuyện có vẻ càng trở nên xa với khi về CLB TPHCM, màn thể hiện của Bùi Tiến Dũng cũng chẳng khá hơn, phạm không ít sai số khiến đội bóng do đồng hương thầy Park dẫn dắt- HLV Chung Hae Seong vài lần khốn đốn.
Cơ hội để thủ thành người xứ Thanh trở lại tuyển Việt Nam sau một thời gian dài bị “điều chuyển” xuống U23 cũng vì thế mà hẹp đi rất nhiều, nhất là khi trong tay HLV Park Hang Seo không thiếu người gác đền có kinh nghiệm lẫn chuyên môn tốt hơn.
 |
Bùi Tiến Dũng xuất sắc ở màn đấu súng tại Cúp Quốc Gia |
2. Với rất nhiều sự cố về chuyên môn, Bùi Tiến Dũng không còn là sự lựa chọn cần thiết cho vị trí gác đền ở cả CLB lẫn đội tuyển để nhiều người phải lo, bởi ai cũng biết cạnh tranh một suất bắt chính luôn khốc liệt với mỗi thủ môn.
Tuy nhiên, rốt cuộc thì Bùi Tiến Dũng vẫn còn có chỗ... hữu dụng, với khả năng bắt penalty của mình để CLB TPHCM hay HLV Chung Hae Seong có lý do giữ thủ thành này trên băng ghế dự bị như một quân bài chiến lược.
Và thực tế, chính tính toán này đã mang đến cho Bùi Tiến Dũng một cơ hội tìm lại nụ cười khi được HLV Chung Hae Seong tung vào sân trong loạt đấu súng cân não ở Cúp Quốc gia, TPHCM gặp Đà Nẵng.
 |
để tìm thấy nụ cười sau một thời gian dài mất hút |
Hai 2 pha cản phá thành công trong loạt đấu súng trước các chân sút Đà Nẵng khiến Bùi Tiến Dũng trở thành người hùng của CLB TPHCM, cũng như là tâm điểm của truyền thông sau trận đấu.
3. Không cần phải đọc báo, xem tivi nhưng chắc chắn những gì mà Bùi Tiến Dũng có được ở sân Thống Nhất vào cuối tuần qua sẽ tới tai HLV Park Hang Seo, khi trận đấu này có sự chứng kiến trực tiếp từ người trợ lý Lee Young Jin ngồi trên khán đài.
Tuy nhiên, báo cáo của thầy Lee chắc không có quá nhiều điều để nói về “thủ môn quốc dân”, bởi Bùi Tiến Dũng vào sân cũng chỉ để bắt luân lưu. Còn điều cần là màn thể hiện thực sự trong một trận đấu sau thời gian dài kể từ khi mất điểm với HLV Park Hang Seo thì chưa.
 |
nhưng đó chỉ là bước khởi đầu để chinh phục lại thầy Park mà thôi |
Và rất rõ ràng, chiến lược gia người Hàn Quốc không quá cần thiết một thủ môn chỉ giỏi bắt phạt đền, bởi chỉ AFF Cup mới có thể sử dụng đến khả năng đó từ Bùi Tiến Dũng, trong khi vòng loại World Cup 2022 thì không.
Chính bởi thế, dù “thủ môn quốc dân” một lần nữa toả sáng nhưng vẫn chưa thể đủ làm ông Park xiêu lòng, trong bối cảnh mà Tuấn Mạnh, Nguyên Mạnh hay nhiều cái tên khác vẫn giữ được sự ổn định cao ở CLB.
Nhưng dù sao Bùi Tiến Dũng cũng đã có nụ cười, để đây coi như một liều thuốc giúp thủ thành này lấy lại niềm tin, niềm vui chơi bóng và hy vọng sớm trở lại tuyển Việt Nam trong tương lai gần.
Xem màn đấu súng giữa CLB TPHCM 3-2 Đà Nẵng (hòa 0-0 sau 90 phút):
Xuân Mơ
" alt=""/>Bùi Tiến Dũng đã cười, nhưng HLV Park Hang Seo thì chưa