![]() |
Theo số liệu sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, ô tô nguyên chiếc các loại (bao gồm xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, trên 9 chỗ ngồi, xe tải, và xe khác) xuất xứ từ Ấn Độ nhập khẩu về Việt Nam tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3 đạt 4.781 chiếc, trị giá hơn 18,2 triệu USD, tăng 3,3 lần về lượng và tăng 67% về trị giá so với cùng thời gian năm 2016.
Trong đó, từ đầu năm đến 15/3 xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi xuất xứ từ Ấn Độ nhập về Việt Nam đạt 4.780 chiếc, trị giá hơn 18 triệu USD. Như vậy, mức giá bình quân khai báo gần 3.798 USD/chiếc, tương tự mức giá bình quân của năm 2016 là 3.849 USD/chiếc và mức giá bình quân 3.955 USD/chiếc của năm 2015.
Cơ cấu xe ô tô có xuất xứ từ Ấn Độ nhập về Việt Nam từ đầu năm đến ngày 15/3 chủ yếu là xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi chiếm 99,98%. Trong khi đó, so với cùng kỳ năm 2016 xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi xuất xứ từ Ấn Độ được nhập về 970 chiếc, chiếm 86,5%, xe ô tô tải là 135 chiếc chiếm 12%, xe ô tô chuyên dụng 17 chiếc, chiếm 1,5%.
Nhìn lại, 2 tháng tính từ đầu năm 2017, lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại của cả nước tăng mạnh 36,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 2, cả nước nhập khẩu gần 15.300 ô tô nguyên chiếc các loại, tăng 36,5% (tương đương tăng hơn 4.000 chiếc) so với cùng thời gian năm trước. Trong đó lượng nhập khẩu ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống là 9.600 chiếc, tăng 143,7% và chiếm 62,9% tổng lượng ô tô nhập khẩu của cả nước; ô tô tải đạt hơn 5.000, giảm 11,2%; ô tô trên 9 chỗ ngồi là 109 chiếc, tăng 3,8% và ô tô loại khác là 540 chiếc, giảm 62,8%.
Lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia thành viên ASEAN trong 2 tháng đầu năm 2017 là 8.800 chiếc, tăng 62,3% so với cùng thời gian năm 2016. Trong đó hai thị trường trong ASEAN xuất khẩu ô tô nguyên chiếc sang Việt Nam là Thái Lan và Inđonesia. Xe ô tô nguyên chiếc các loại xuất xứ khẩu từ Thái Lan 2 tháng/2017 đạt 5.714 chiếc, trị giá 110 triệu USD, tăng 20,8% về lượng và tăng 37,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2016.
" alt=""/>Giá nhập khẩu ô tô Ấn Độ thực sự rẻ đến thế nào?Có nhiều chuyên gia cho rằng cách mạng công nghiệp 4.0 đáng lo hơn là cơ hội. Thực tế, có nhiều người suy nghĩ CMCN 4.0 có phải phong trào không và tại sao ở Việt Nam lại nói nhiều hơn các nước khác? Cá nhân tôi nghĩ rằng, CMCN 4.0 là một cơ hội tuyệt vời cho chúng ta. Cái sợ không phải là sợ bao nhiêu người thất nghiệp, cái tôi lo là chúng ta lại bị chậm chân, lỡ mất thời cơ.
Tôi lo lắng là nói đến 4.0 mà tư duy vẫn 1.0, 2.0, 3.0 thì cũng sẽ không thể làm được 4.0. ở đây tôi muốn nói đến tư duy lãnh đạo, quản lý còn rất hạn chế. Tôi rất khuyến khích nói đến 4.0, phải làm sao để đừng mất cơ hội bởi tôi nhận thấy dân mình còn rất khổ. Ngoài cái dám dấn thân, chúng tôi muốn làm sao để thế hệ trẻ Việt Nam phải có khát vọng. Tôi đặt nhiều hy vọng vào thế hệ trẻ và đội ngũ doanh nhân, nhất là lực lượng doanh nghiệp tư nhân.Khi xét đến mạnh – yếu của việt Nam trong CMCN 4.0, mạnh nhất là nhân lực số, yếu nhất chính là thể chế, vì vậy phải chuyển biến dần.
Ông Lê Nam Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT: Chúng ta vẫn hô hào về chủ trương chứ chưa đi vào hành động cụ thể
![]() |
Để thúc đẩy CMCN 4.0 tại Việt Nam, với vai trò nhà quản lý, Chính phủ, Bộ, ngành phải vào cuộc. Chính phủ đã họp nhiều nhưng tôi có cảm giác chưa xuống đến dưới nhiều. Tôi cảm giác chúng ta vẫn hô hào về chủ trương chứ chưa đi vào hành động cụ thể. Chúng ta nói nhiều đến CMCN 4.0 trong giao thông, du lịch, nông nghiệp… để kết nối các đối tượng với nhau. Thế nhưng, khi vào cuộc với các quy định, hướng dẫn thì từng Bộ, ngành lại chưa có.
Vì vậy, chúng ta phải làm sao có được chương trình chung về hành động quốc gia. Ví dụ, trong nông nghiệp phải có nhiều ứng dụng về trồng cây, thực phẩm... Các doanh nghiệp có thể đưa vào ứng dụng miễn phí với tính năng hạn chế, muốn dùng nhiều hơn phải bỏ tiền. Hiện chưa thấy vai trò của nhà quản lý kết nối các nhà với nhau. Cũng đã đến lúc, truyền thông cần kiến nghị ngược lại với Chính phủ, Bộ, ngành về việc làm cách nào để đưa CMCN 4.0 vào thực tế.
Ông Tống Viết Trung, Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng: Cơ hội của Việt Nam vẫn rộng mở
![]() |
Với mục tiêu tận dụng tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc CMCN 4.0, có 3 nhóm việc mà Việt Nam cần làm, hoặc đã làm nhưng cần làm nhanh hơn và tốt hơn.
Thứ nhất, cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp hạ tầng kết nối số, bao gồm cả hạ tầng cứng và hạ tầng mềm. Hạ tầng cứng phải đảm bảo mọi người, mọi thiết bị, cảm biến đều được kết nối mọi lúc, mọi nơi, an toàn, với tốc độ cao, theo thời gian thực. Hạ tầng mềm bao gồm những vấn đề như các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định pháp lý về giao dịch số, chữ ký số, thanh toán điện tử, kết nối chia sẻ dữ liệu, các dịch vụ công nghệ tài chính, sở hữu trí tuệ, các chuẩn mực số cho công dân và chính phủ điện tử vận hành.
Thứ hai, phải khuyến khích hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, sẽ là những người hiện thực hóa nền kinh tế dựa trên công nghệ số.
" alt=""/>Việt Nam bắt kịp hay lỡ chuyến tàu 4.0?