Ông Trần Đức Công - Chủ tịch UBND huyện Di Linh cho biết: Công tác CCHC được UBND huyện xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của huyện. Trong đó, đặc biệt chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương. Thực hiện tốt việc giải quyết công việc theo cơ chế một cửa điện tử, mang đến sự hài lòng cho tổ chức, cá nhân khi đến liên hệ công việc.
Theo Quyết định của UBND tỉnh về công bố Chỉ số CCHC năm 2022 của các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh; UBND huyện Di Linh xếp thứ 6/12 huyện, thành phố (tăng 2 hạng so với năm 2021) đạt 86,21 điểm; mức độ hài lòng đạt 80,88%.
Sau khi có quyết định công bố Chỉ số của UBND tỉnh, UBND huyện Di Linh đã ban hành Kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế năm 2022. Qua đó phân tích những tiêu chí thành phần chưa đạt điểm; xác định những vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong thực hiện công tác CCHC. Từ đó đưa ra những giải pháp thực hiện; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện, phấn đấu chỉ số CCHC của huyện năm sau cao hơn năm trước.
Đặc biệt, ngày 29/11/2023, UBND huyện Di Linh đã tổ chức khai trương Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) huyện. Việc xây dựng và đưa Trung tâm IOC huyện Di Linh đi vào hoạt động là tiền đề quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình xây dựng chính quyền điện tử.
Đồng thời là minh chứng sinh động, thể hiện sự quyết tâm của huyện Di Linh trong việc thực hiện chuyển đổi số hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, CCHC, xây dựng chính quyền phục vụ người dân ngày càng tốt và hiệu quả hơn, phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo huyện.
Hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến tiếp tục được triển khai, đẩy mạnh thực hiện ở huyện và đến 19/19 xã, thị trấn; 100% thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết được triển khai thực hiện qua Hệ thống một cửa điện tử. Thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thanh toán trực tuyến, số hóa hồ sơ TTHC được thực hiện nghiêm túc theo quy định.
Năm 2023, Hệ thống một cửa điện tử huyện Di Linh tiếp nhận 6.987 hồ sơ, đã giải quyết 6.751 hồ sơ. Trong đó, đúng hạn 6.681 hồ sơ, tỷ lệ 98,96%. Cấp xã tiếp nhận 34.395 hồ sơ, đã giải quyết 34.233 hồ sơ. Trong đó, đúng hạn 34.232 hồ sơ tỷ lệ 99,99%.
Bên cạnh đó, việc tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan cũng được đẩy mạnh nhằm bảo đảm giải quyết các TTHC cho tổ chức, cá nhân nhanh chóng, kịp thời, đúng thời gian quy định, giảm thiểu số lần đi lại của tổ chức, cá nhân. UBND huyện Di Linh cũng thực hiện đầy đủ báo cáo đánh giá chất lượng giải quyết TTHC trong năm 2023; thực hiện đầy đủ việc đánh giá xếp hạng chất lượng giải quyết TTHC cho cấp xã theo đúng quy định.
Huyện tiếp tục triển khai có hiệu quả ứng dụng “Di Linh trực tuyến” trên địa bàn, năm 2023 đã tiếp nhận 142 phản ánh, kiến nghị của người dân, đã xử lý xong 114 phản ánh, 28 phản ánh đang xử lý. Duy trì trang mạng xã hội fanpage “Huyện Di Linh” để thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.
Hệ thống thư điện tử công vụ (sử dụng hệ thống thư công vụ tỉnh Lâm Đồng @lamdong.gov.vn) tiếp tục được sử dụng đồng bộ tại 100% cơ quan, đơn vị trong huyện. Tổng số mail công vụ là 349 tài khoản, các hộp thư được cấp duy trì sử dụng thường xuyên. Trang thông tin điện tử tại địa chỉ: dilinh.lamdong.gov.vn có đầy đủ chuyên trang theo quy định, làm đầu mối cung cấp thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Qua đó, cung cấp thông tin cần thiết phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, quảng bá hình ảnh địa phương. 19/19 xã, thị trấn có Trang thông tin điện tử.
Ông Đinh Văn Tuấn - Bí thư Huyện ủy Di Linh khẳng định: Những kết quả đạt được trong công tác CCHC trên địa bàn huyện thời gian qua đã tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị năm 2023.
Tuy nhiên, công tác CCHC vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sự phối hợp trong thực hiện TTHC trên hệ thống điện tử của một số công chức ở cấp xã chưa thường xuyên liên tục, tinh thần trách nhiệm chưa cao nên quy trình xử lý hồ sơ trên hệ thống chưa dứt điểm, dẫn đến tình trạng còn hồ sơ quá hạn chưa được xử lý. Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết và cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử; chứng thực điện tử bản sao từ bản chính; thanh toán trực tuyến đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã còn thấp.
Theo Bí thư Huyện ủy, để công tác CCHC ngày càng đổi mới, thiết thực, hiệu quả, trong thời gian tới, huyện Di Linh tiếp tục phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo CCHC và Chuyển đổi số của huyện. Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện CCHC, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Đồng thời, tập trung chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin để hỗ trợ tốt cho công tác CCHC, tăng tính công khai, minh bạch và hiệu quả giám sát. Hoạt động có hiệu quả và nâng cao chất lượng phục vụ của Bộ phận Một cửa huyện và cấp xã. CCHC gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số với chất lượng, hiệu quả cao hơn cùng với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.
Theo Việt Quỳnh(Báo Lâm Đồng)
" alt=""/>Di Linh: Cải cách hành chính gắn với đổi mới sáng tạo và chuyển đổi sốTrước đây một tháng, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Trưng Vương (TPHCM) tiếp nhận 2 bệnh nhân bị ngộ độc hóa chất gây tím tái toàn thân, được chuyển về từ Bệnh viện huyện Bình Chánh. Trong đó, 1 người phải mở nội khí quản, bị kích thích vật vã, da xanh tái; 1 người thở oxy qua mặt nạ, tím môi, đầu chi.
Các dấu hiệu lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc Methemoglobin, tiếp tục được hồi sức tích cực, thở máy và cần được truyền tĩnh mạch bằng thuốc đặc trị Blue Methylene. Tuy nhiên, Blue methylene là thuốc quý hiếm, đã từ lâu không sẵn có tại tủ thuốc cấp cứu của các bệnh viện.
Sau khi được thông báo khẩn, Giám đốc Bệnh viện Trưng Vương đã liên hệ ngay đến Bệnh viện Nhi đồng 1. Có 8 ống Blue Methylene được chuyển đến ngay trong đêm. Sau khi được truyền thuốc, tình trạng tím tái của các bệnh nhân được cải thiện.
Ngộ độc Methemoglobin là tình trạng nhiễm các chất khiến cơ thể không thể vận chuyển oxy đi nuôi các mô, bệnh nhân trở nên tím tái, đòi hỏi cấp cứu khẩn cấp. Nếu ngộ độc ở mức độ nặng, bệnh nhân có thể rối loạn tri giác, suy hô hấp, co giật, ngừng tuần hoàn dẫn đến tử vong.
Từ những trường hợp thực tế này, Sở Y tế nhận định nhu cầu chia sẻ thông tin về thuốc cấp cứu để phục vụ công tác điều phối thuốc giữa các cơ sở y tế là hết sức cần thiết.
Việc đảm bảo cung ứng thuốc kịp thời và đầy đủ, đặc biệt là những loại thuốc cấp cứu đặc trị theo từng chuyên khoa là một yêu cầu mang tính sống còn cho hoạt động cấp cứu. Đặc biệt, trong bối cảnh những loại thuốc hiếm có nhu cầu sử dụng thấp, chi phí rất cao, khan hiếm khiến các bệnh viện không có đủ tất cả các loại thuốc cấp cứu thì ứng dụng này là giải pháp thiết thực.
Bên cạnh việc triển khai phần mềm nói trên, trong khi chờ Bộ Y tế triển khai mô hình các kho dự trữ thuốc quý hiếm, Sở Y tế sẽ đề xuất UBND TPHCM cho phép xây dựng một cơ số dự phòng cho các loại thuốc cấp cứu thuộc danh mục hiếm. Mục tiêu là đảm bảo khả năng ứng phó kịp thời với các tình huống cấp cứu khẩn cấp trên địa bàn.
Theo Văn phòng Bộ TT&TT, trong quý I/2024, hệ thống tiếp nhận và xử lý kiến nghị trực tuyến ngành TT&TT đã tiếp nhận 50 kiến nghị của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cơ quan báo chí và xuất bản. Tính đến 14h ngày 15/4, tất cả kiến nghị này đều đã được các đơn vị thuộc Bộ trả lời.
Qua xem kỹ các kiến nghị và giải đáp kiến nghị gửi đến Bộ TT&TT trong quý I/2024, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét, việc tiếp nhận và trả lời kiến nghị của Bộ thời gian vừa qua đã có tiến bộ đáng kể. Câu hỏi của các đơn vị có chất lượng tốt, câu trả lời của các cục, vụ cũng tiến bộ hơn trước. “Tôi mong muốn các đơn vị trong ngành tăng cường hỏi sâu, tăng cường làm cho đến tận cùng. Qua đó, sẽ giúp cho quản lý nhà nước của Bộ ‘lên tay’ hơn”, Bộ trưởng đề nghị.
Bộ trưởng cũng nhắc chung các cơ quan, đơn vị ở cả lĩnh vực báo chí và công nghệ số về sự cần thiết phải có định hướng mới, đa dạng hóa nguồn thu. Bộ trưởng phân tích, những nguồn thu truyền thống đang bị xói mòn, các đơn vị cần phải có nguồn thu mới. Mặt khác, công nghệ mới đang thay đổi các ngành, vì thế cũng tạo ra các nguồn thu mới.
“Cơ cấu nguồn thu mới sẽ quyết định sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp, một đơn vị sự nghiệp. Cho nên, cả đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp đều cần chú ý rằng cơ cấu nguồn thu quyết định tương lai và phải chủ động cơ cấu lại nguồn thu”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Chỉ rõ toàn ngành TT&TT phải chuyển đổi số chính mình trước, sau đó mới là hạt nhân để chuyển đổi số các ngành, địa phương và doanh nghiệp khác, người đứng đầu ngành TT&TT cũng gợi mở cách làm đơn giản, hiệu quả nhất là áp dụng các ứng dụng số đã có.
Về ứng dụng AI trong công việc hàng ngày, Bộ trưởng lưu ý ứng dụng AI càng hẹp thì càng hiệu quả, dễ làm và dễ triển khai; AI càng hẹp thì càng thông minh. AI hẹp là AI trợ lý ảo cho từng vụ, cục, từng doanh nghiệp, từng cơ quan báo chí. Các cục, vụ, doanh nghiệp, cơ quan báo chí sẽ đưa dữ liệu, huấn luyện để có trợ lý ảo của đơn vị mình, dựa trên nền tảng LLM do các doanh nghiệp công nghệ phát triển.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của bộ phận nghiên cứu phát triển với sự phát triển đúng hướng của một tổ chức, Bộ trưởng cho rằng: Muốn phát triển dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đơn vị nào trong ngành TT&TT cũng cần có bộ phận này. Việc đặt đúng bài toán, đúng vấn đề là việc đầu tiên, quan trọng nhất của nghiên cứu phát triển, có thể chiếm tới trên 50%.
Bộ trưởng cũng chỉ ra cho các cục, vụ trong Bộ cách để hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số trong nước phát triển. Đó là, cần đặt ra các bài toán quản lý để doanh nghiệp phát triển phần mềm, phát triển ứng dụng, chạy thử và đặt mục tiêu, tổ chức mua sắm. Nêu dẫn chứng cụ thể việc Cục An toàn thông tin gần đây đã đặt ra một số bài toán cho doanh nghiệp, Bộ trưởng cho biết qua việc giải những bài toán này, doanh nghiệp trưởng thành lên.
Thương mại hóa 5G nhưng mạng 4G cũng phải tốt hơn
Tại hội nghị, nhiều tín hiệu đáng mừng về sự phát triển của hạ tầng số Việt Nam đã được các lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp chia sẻ. Theo Tổng giám đốc VNPT IT Dương Thành Long, VNPT đang tập trung phát triển hạ tầng băng rộng, tăng cường kết nối quốc tế, phát triển các trung tâm dữ liệu, hạ tầng điện toán đám mây, IoT, đồng thời kết hợp với các đơn vị trong và ngoài nước để phát triển các nền tảng số.
Với Viettel, Tổng giám đốc Viettel Telecom Cao Anh Sơn cho hay, từ năm 2020 đến nay, doanh nghiệp này đã có nhiều chiến dịch để chuyển các thuê bao 2G lên 4G. Kết quả, số lượng thuê bao 2G trên mạng lưới Viettel giảm mạnh.
Viettel sẽ tiếp tục hành động để giảm tỷ lệ thuê bao 2G xuống dưới 5% tổng thuê bao toàn mạng lưới vào tháng 9/2024. Để làm được điều đó, Viettel dự kiến triển khai thêm khoảng 20.000 trạm BTS, tăng vùng phủ 4G tương đương với 2G.
Điểm nhấn đáng chú ý của hạ tầng số Việt Nam gần đây là việc tổ chức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số với 2 khối băng tần B1 (2500 - 2600 MHz) và C2 (3700 - 3800 MHz).
Với việc Viettel và VNPT đấu giá thành công, Bộ TT&TT đã cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G từ ngày 11/4/2024. Tại hội nghị ngày 15/4, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã trao giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho 2 doanh nghiệp giành quyền sở hữu 2 khối băng tần B1 và C2.
Bộ TT&TT trao giấy phép kinh doanh dịch vụ 5G cho Viettel và VNPTBộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã trao giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho Viettel và VNPT.Trong bối cảnh dịch vụ 5G sắp được triển khai tại Việt Nam, cả VNPT và Viettel đều coi đây là ưu tiên chiến lược. VNPT dự định nâng cấp hệ thống truyền dẫn, đồng thời đầu tư 1.000 trạm 5G mới trong năm 2024. Viettel cũng quyết tâm triển khai thương mại hóa dịch vụ 5G trong năm nay để cung cấp sớm cho người dân, doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, tỷ lệ tần số trên mỗi nhà mạng và trên đầu người của Việt Nam hiện thấp hơn khoảng 40% so với các nước ASEAN. Điều này chắc chắn sẽ có tác động đến chất lượng mạng lưới.
Trao đổi với các nhà mạng, Bộ trưởng đặc biệt lưu ý về vấn đề đảm bảo chất lượng mạng lưới viễn thông. Trong vài năm tới, dịch vụ 4G vẫn sẽ đóng vai trò chủ đạo tại thị trường Việt Nam. Do vậy, các nhà mạng cần tìm cách nâng cấp mạng lưới, đảm bảo tăng cường chất lượng mạng 4G, song song với việc triển khai 5G.
“5G là trọng điểm nhưng 4G mới là mạng nòng cốt, dung lượng lớn, vùng phủ rộng. Nhà mạng vừa đầu tư thêm cho mạng 4G, vừa đầu tư mới 5G mới đảm bảo được chất lượng”, Bộ trưởng nhận định.
Cách giải bài toán này, theo người đứng đầu ngành TT&TT, là các nhà mạng nên cân nhắc việc đấu thầu thêm tần số thấp, ở băng tần 700 MHz để tăng cường chất lượng vùng phủ sóng 4G. Ở góc độ cơ quan quản lý, để thúc đẩy chất lượng mạng lưới viễn thông, Bộ TT&TT sẽ đo kiểm và công bố công khai hàng tháng.
Cách làm mới về chuyển đổi số, chú trọng khả năng phục hồi hệ thống
Tại hội nghị, bên cạnh viễn thông và tần số vô tuyến điện, qua lắng nghe chia sẻ, trao đổi của một đơn vị đối tượng quản lý như Công ty Nhã Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Đài PTTH Hà Nội, báo Tài nguyên Môi trường, Công ty VinAI..., Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đã có những chỉ đạo cụ thể với các lĩnh vực khác của ngành như bưu chính, chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, công nghiệp công nghệ số, báo chí, xuất bản, thông tin cơ sở.
Đơn cử, với bưu chính, nhấn mạnh vai trò quan trọng của lĩnh vực này cũng như việc đầu tư hạ tầng bưu chính, Bộ trưởng chỉ đạo Vụ Bưu chính làm rõ nội hàm về hạ tầng bưu chính và hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính thực hiện, đầu tư.
Bên cạnh trách nhiệm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh thông qua việc làm rõ các tiêu chí, giám sát thị trường và xử lý vi phạm, Vụ Bưu chính cũng cần định kỳ đo lường và công bố chất lượng dịch vụ để các doanh nghiệp có biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ. “Đo lường và công bố chất lượng là một trong những công cụ quản lý nhà nước hiệu quả, không chỉ riêng lĩnh bưu chính mà các lĩnh vực khác cũng cần phải làm”, Bộ trưởng yêu cầu.
Về chuyển đổi số, ngoài lưu ý với nhiệm vụ quan trọng là sửa Nghị định 73 quy định quản lý đầu tư và ứng dụng CNTT sử dụng ngân sách nhà nước đảm bảo khả thi, người đứng đầu ngành TT&TT chỉ rõ, trong quý II/2024, Bộ TT&TT sẽ đánh giá và công bố tỉnh mẫu về trung tâm điều hành đô thị thông minh, dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Cách làm mới của Bộ là làm mẫu, làm đến tận nơi và sau đó công bố tỉnh mẫu để các địa phương khác học tập kinh nghiệm. Bộ trưởng cũng yêu cầu: Việc đo lường đánh giá chuyển đổi số phải online. Những gì Cục Chuyển đổi số quốc gia quản lý đều phải kết nối online với hệ thống của các đối tượng và cương quyết không nhận báo cáo giấy.
Đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chú ý dữ liệu là tài sản quan trọng nhất mà càng khai thác thì càng tạo ra nhiều giá trị, Bộ trưởng nhấn mạnh: Chuyển đổi số phải dựa trên dữ liệu. Để thúc đẩy xây dựng cơ sở dữ liệu tại các bộ, ngành, địa phương đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”, Bộ TT&TT đã thành lập Phòng dữ liệu tại Cục Chuyển đổi số quốc gia. Thời gian tới, phòng sẽ có hướng dẫn các bộ, tỉnh về xây dựng cơ sở dữ liệu.
Từ thực tế các cuộc tấn công ransomware nhắm vào các hệ thống của doanh nghiệp gần đây, Bộ trưởng nhận định đây là dịp tốt để nhìn lại mức độ an toàn của các hệ thống an toàn thông tin và cũng là cơ hội để nâng cao nhận thức về an toàn thông tin, an ninh mạng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội. Các cuộc tấn công gần đây đã cảnh báo những rủi ro, mức độ thiệt hại khi các đơn vị bị tấn công mạng.
Bộ trưởng chỉ rõ, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Các bộ, ngành, địa phương và cả các doanh nghiệp, đơn vị trong ngành TT&TT cần quán triệt chỉ thị này. Cục An toàn thông tin có hướng dẫn về thực hiện chỉ thị, đặc biệt chú ý đến khả năng chống chịu của hệ thống, khả năng phục hồi hệ thống. “Bởi lẽ, chúng ta sẽ khó tránh khỏi bị tấn công, quan trọng là khả năng phục hồi hệ thống”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Lưu ý đầu tư cho CNTT, chuyển đổi số phải luôn có cấu phần an toàn, an ninh mạng với mức chi ít nhất 10%, người đứng đầu ngành TT&TT còn yêu cầu Cục An toàn thông tin nhanh chóng đầu tư nâng cấp hệ thống cho Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, với mục tiêu để Trung tâm này làm tốt cả 2 chức năng quan trọng là giám sát thông tin trên không gian mạng và giám sát tấn công, hỗ trợ khi đơn vị bị tấn công.