Sự việc xảy ra tại lễ hội Diều quốc tế vừa diễn ra tại Đài Loan,Đứngtimtrướccảnhbégáibịdiềukhổnglồcuốnlênkhôroger federer Trung Quốc.
VietNamNet TV
Sự việc xảy ra tại lễ hội Diều quốc tế vừa diễn ra tại Đài Loan,Đứngtimtrướccảnhbégáibịdiềukhổnglồcuốnlênkhôroger federer Trung Quốc.
VietNamNet TV
Đề cập đến những lĩnh vực Hà Nội ưu tiên triển khai khi xây dựng thành phố thông minh, Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Phan Lan Tú cho biết tại một tọa đàm về chủ đề giải pháp phát triển mô hình thành phố thông minh, mỗi địa phương sẽ có cách tiếp cận khác nhau khi triển khai xây dựng thành phố thông minh. Quan điểm của Hà Nội là tập trung vào những cái đang cần cho người dân.
Theo đó, hiện nay có 4 hệ thống đang được Hà Nội lựa chọn tập trung triển khai là giáo dục thông minh, y tế thông minh, giao thông thông minh và du lịch thông minh. Hai lĩnh vực giáo dục, y tế được làm tốt sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Riêng với lĩnh vực giao thông, hiện nay giao thông Hà Nội đang gặp phải rất nhiều vấn đề bất cập như: ùn tắc, số lượng phương tiện quá nhiều, trong khi đó cơ sở hạ tầng không đảm bảo… Vì vậy, xây dựng hệ thống giao thông thông minh cho Hà Nội cũng là một vấn đề Thành phố lựa chọn tập trung triển khai.
Với quan điểm xây dựng Chính quyền điện tử không chỉ là trang bị máy tính, mạng Internet hay ứng dụng CNTT đơn thuần mà phải là sự chuyển biến căn bản trong phương thức điều hành, quản lý, thúc đẩy cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, thời gian qua, Hà Nội đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước Thành phố, xây dựng chính quyền điện tử và thành phố thông minh theo hướng tổng thể, đồng bộ và sử dụng chung thống nhất trên một hệ thống.
" alt=""/>Hà Nội sẽ ưu tiên những lĩnh vực nào trong xây dựng thành phố thông minh?Câu chuyện thuyết phục cho mở Internet ở Việt Nam là câu chuyện dài, để thuyết phục mở Internet ông đã phải tín chấp “chiếc ghế” của mình để làm tin?
Vào những giờ chót thuyết phục cho mở Internet ở cấp cao nhất là thường vụ Bộ Chính trị và Thủ tướng đã đặt ra câu hỏi nếu mở Internet ra có chặn được hết những thông tin độc hại trên Internet hay không? Chúng tôi gồm tôi làm Tổng cục trưởng Tổng Cục Bưu điện, anh Khánh Toàn Thứ trưởng Bộ Công An, anh Chu Hảo, Thứ trưởng Bộ KHCN đã báo cáo trong cuộc họp với Thường trực Bộ Chính trị. Anh Khánh Toàn lúc đó có nói về văn bản rất chặt chẽ. Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu hỏi tiếp nhưng trên thực tế thì sao? Lúc đó tôi đứng lên báo cáo đã có văn bản và thông tư liên tịch giữa các bộ như Tổng cục Bưu điện, Bộ Công An và Bộ Văn hoá Thông tin rất chặt chẽ, nhưng trong triển khai do điều kiện kỹ thuật nghiệp vụ không thể nào chặn được hết. Tuy nhiên, chúng ta sẽ hạn chế được đến mức thấp nhất các thông tin độc hại của Internet. Sau đó thường trực Bộ Chính trị đã đồng ý cho mở Internet và chúng tôi sang thuyết phục Chính phủ. Cả 4 anh em chúng tôi đến nhà riêng Thủ tướng Phan Văn Khải và Thủ tướng đã đồng ý cho mở Internet.. Tuy nhiên, khi chúng tôi ra về thì Thủ tướng có vỗ vai tôi nói “các cậu làm thế nào thì làm nhưng để đến khi phải đóng lại thì không biết phải nói ra sao với thế giới”.
Thời đó, lãnh đạo cấp cao nhất của đất nước quyết định không phải là do những chuyện chúng tôi trình bầy, những lý luận về tình hình trong nước và quốc tế và biện pháp ngăn chặn độc hại của Internet mà yếu tố quan trọng là niềm tin vào những người thực thi chủ trương của mình như chúng tôi. Tôi cũng có may mắn là có sự tin cậy nên đã dám nói một cách mạnh mẽ và tự tin để thuyết phục mở Internet mà không sợ có sự hiểu lầm. Tôi thấm nhuần câu nói của Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói là “nếu làm việc mà cứ cúi nhìn vào “chân ghế” thì chẳng làm được việc gì cả” bởi lúc đó chúng tôi cũng xác định, nếu mở Internet mà có việc gì xảy ra thì sẽ phải là người lãnh trách nhiệm và chúng tôi sẵn sàng chấp nhận những trách nhiệm này.
Lúc đó ông “tín chấp” để thuyết phục cho mở Internet nhưng đã có lúc nào ông lo lắng yếu tố rủi ro khi mở ra dịch vụ này hay không?
Thực ra chúng ta quen điều hành theo kiểu tất cả đồng ý thì mới quyết, nhưng người lãnh đạo thì chỉ cần 50 – 60% đúng là phải quyết, chứ để mọi người nhất trí thì mới quyết thì không cần đến lãnh đạo nữa. Cho nên bất cứ một quyết định gì cũng phải chấp nhận độ rủi ro của nó. Lúc đó về mặt cá nhân tôi không có gì phải lo lắng cả. Nhưng tôi có lo những ảnh hưởng của Internet không tốt đối với xã hội mà mình chưa thể lường trước hết được.
Khi ông “tín chấp” để mở Internet thì lúc đó ông tin vào “bức tường lửa” chặn các thông tin độc hai bao nhiêu phần trăm và tin vào người sử dụng lúc đó bao nhiêu phần trăm? Thời đó, chuyện bức tường lửa có là động tác tâm lý để các ông thuyết phục mở Internet?
Lúc đó tôi đã phát biểu trên báo chí là về mặt kỹ thuật nghiệp vụ thì Bức tường lửa không phải là mục đích chính của quản lý và chúng tôi không ảo tưởng rằng có thể ngăn chặn được các thông tin độc hại. Nhưng lúc đó nhiều người vẫn nghĩ là Bức tường lửa có thể ngăn chặn những thông tin độc hại. Trước khi các doanh nghiệp chính thức cung cấp dịch vụ Internet ra xã hội thì đã có đoàn đi kiểm tra hệ số an toàn an ninh mạng trước khi cung cấp.
Chúng tôi không sử dụng Bức tường lửa như là tấm bình phong phóng đại tô mầu để thuyết phục mở Internet. Lúc đó tôi đã phát biểu muốn quản lý Internet, ngăn chặn những thông tin độc hại và phát huy tác dụng của Internet phải có 3 yếu tố. Thứ nhất là yếu tố kỹ thuật là Bức tường lửa và các phần mềm. Thứ hai, phải quản lý bằng hành chính thông qua các văn bản thể lệ nghiệp vụ khai thác. Nhưng quan trọng nhất là vấn đề dân trí.
Thưa ông thời kỳ đó, lợi ích do Internet đem lại vẫn còn mơ hồ với nhiều nhà lãnh đạo. Vậy lúc đó ông thuyết phục mở như thế nào?
" alt=""/>Ông Mai Liêm Trực đã thế chấp 'ghế' Tổng cục trưởng để thuyết phục mở Internet như thế nào?