Liên là con gái út của ông Nguyễn Văn Tiến (55 tuổi) và bà Trần Thị Hoàn (54 tuổi). Năm 2016, khi vừa tròn 15 tuổi, em bất ngờ đổ bệnh, mắt bắt đầu xuất hiện triệu chứng mờ, thị lực kém.
![]() |
Cô gái 20 tuổi đã mắc bạo bệnh, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào cha mẹ |
Nhà vốn đã nghèo, thương con, ông Tiến chạy vạy khắp nơi vay tiền đưa con ra Hà Nội khám bệnh. Bác sĩ kết luận Liên bị teo dây thần kinh thị giác không rõ nguyên nhân. Kể từ đó, ông Tiến dốc sức chạy chữa cho con.
"Bằng tuổi nó, bạn bè cùng lứa khoẻ mạnh, được đi học, đi chơi, con tôi chỉ nằm một chỗ. Tôi không biết vì sao lại ra nông nỗi này. Nhìn con, nhìn cháu mà đau quặn lòng. Giá mà tôi có thể chịu đau được thay con", ông Tiến mắt đỏ hoe, run rẩy nói.
![]() |
Liên tâm sự: "Nhiều lúc muốn buông bỏ cuộc sống nhưng phải cố gắng chịu đau đớn vì bố mẹ ngày đêm lo lắng cho mình" |
![]() |
Ông Tiến ước gì có thể mang vác được nỗi đau thể xác thay con gái của mình |
Kể từ ngày con gái đổ bệnh, những gì trong nhà có thể bán được, từ trâu, bò, lợn, gà.. ông Tiến đều bán sạch với hy vọng cứu con. Thế nhưng, bệnh tình của con gái không thuyên giảm mà ngày một nặng hơn.
Năm 2017, Liên xuất hiện các nốt đỏ khắp người, khó thở rồi mê man bất tỉnh. Đưa vào bệnh viện cấp cứu, bác sĩ cho biết em bị bệnh lupus ban đỏ, suy thận nặng.
"Thật sự thời gian qua em rất mệt mỏi, nhiều lúc muốn buông xuôi, bỏ cuộc. Em thấy khó thở, cơ thể đau ê ẩm, chỉ muốn chết đi. Nhưng nhìn bố gầy rộc, mẹ hốc hác, thường xuyên khóc vì em, em lại không đủ can đảm. Giờ em chỉ mong mình mau khoẻ lại cho cha mẹ bớt lo lắng", Liên tâm sự.
![]() |
Ông bố nghèo gầy rộc vì bệnh tình của con |
Hơn 5 năm qua, vợ chồng ông Tiến đi làm thuê cuốc mướn, ai thuê việc gì nặng nhọc ông vẫn nhận, mong gom góp được thêm ít tiền thuốc thang. Người đàn ông gầy gò, khổ nhọc cùng vợ ra đồng, ra sức chăm chỉ cũng chỉ đủ gạo ăn hàng ngày chứ không có dư.
Đến nay, số nợ ông vay mượn anh em họ hàng lên tới 150 triệu đồng. Mọi thứ đều đổ vào chữa bệnh cho con. Sức khỏe ông cũng giảm sút, cơ thể gầy rộc sau ngần ấy năm con gái mắc bệnh hiểm nghèo.
![]() |
Cha già bất lực mong mọi người thương xót con gái của mình |
“Mấy năm nay, không có đêm nào tôi ngủ được giấc trọn vẹn, cứ chập chờn lo con gái đau mà không có thuốc chữa bệnh. Giờ số nợ vay ngoài đã 150 triệu đồng, ngoài ra tôi vay ngân hàng 20 triệu cũng chưa có để trả. Không còn tiền, tôi đành đưa con về nhà nằm, không ra Hà Nội khám chữa nữa.
Sức khoẻ con giảm sút hẳn. Nhìn con đau đớn tôi không nỡ lòng nào nhưng gia cảnh quá ngặt nghèo, thực sự không biết bấu víu vào đâu để cứu con”, ông Tiến trải lòng.
Lãnh đạo UBND xã Hương Giang cho biết: “Hoàn cảnh gia đình ông Tiến rất khó khăn, bi đát. Ông Tiến có con rể mắc bệnh u não chạy chữa chưa xong, nay con gái mới 20 tuổi đã phải liệt giường. Kính mong nhà hảo tâm giúp đỡ, tương trợ để ông Tiến có thêm tiền chữa bệnh cho con gái”.
Thiện Lương
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Nhà trường cũng lưu ý, việc giảng dạy trực tuyến phải thực hiện theo đúng thời khóa biểu đã ban hành.
Do tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hà Nội và các địa phương diễn biến phức tạp, Trường ĐH Xây dựng cũng vừa thông báo thực hiện dạy và học theo hình thức trực tuyến kể từ ngày 1/2/2021.
Các hoạt động hành chính của trường vẫn được thực hiện bình thường, đảm bảo các quy định về phòng chống dịch.
Nhà trường yêu cầu các cán bộ, giảng viên, sinh viên thường xuyên cập nhật thông tin tại website http://daotao.nuce.edu.vn với bậc đại học, http://sdh.nuce.edu.vn với bậc sau đại học để giảng dạy và học tập theo kế hoạch.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Sẵn sàng dạy học trực tuyến
Trao đổi với VietNamNet, bà Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho biết, nhà trường cũng đã sẵn sàng phương án học trực tuyến, chuẩn bị các điều kiện cần thiết (thời khóa biểu, hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm,…) để triển khai ngay sau kỳ nghỉ Tết trong trường hợp cần thiết.
Cụ thể, yêu cầu đơn vị quản lý đào tạo chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng cho việc giảng dạy trực tuyến khi cần thiết. Cùng đó, yêu cầu Trung tâm Công nghệ thông tin tổng rà soát toàn bộ tài khoản học tập trực tuyến của sinh viên; hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên chuẩn bị các phương tiện và tài khoản cần thiết để gửi/nhận các thông báo và tham gia học trực tuyến khi cần thiết.
Do đã quen với việc tổ chức dạy học trực tuyến, theo bà Hương, nhà trường hoàn toàn chủ động.
“Sinh viên của trường đều đã có sẵn tài khoản online trên LMS và MS-team, nếu tình hình dịch bệnh phức tạp, trường sẽ thông báo và ngay lập tức chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến bất cứ lúc nào”, bà Hương nói.
Trường ĐH Thương mại cũng tính toán nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ở học tập học kỳ II năm học 2020 – 2021 (sau kỳ nghỉ Tết Tân Sửu), nhà trường sẽ tổ chức dạy học trực tuyến.
Trường ĐH Thương mại sẽ thông báo phương thức giảng dạy/học tập chính thức đến giảng viên và sinh viên chậm nhất ngày 18/02/2021.
Để chuẩn bị sẵn sàng cho phương án giảng dạy/học tập trực tuyến (nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp), Ban Giám hiệu nhà trường yêu cầu Trung tâm Công nghệ thông tin làm đầu mối, các bộ phận chức năng có liên quan cùng phối hợp để chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết (thời khóa biểu, hạ tầng CNTT, phần mềm,…) cho dạy học trực tuyến.
Trước ngày 2/2, Trung tâm Công nghệ thông tin của trường sẽ đăng tải hướng dẫn sử dụng phần mềm TranS để người học có thể truy cập, tải, cài đặt và tiếp cận làm quen việc sử dụng phần mềm.
Trước ngày 18/2, Trung tâm Công nghệ thông tin sẽ chuyển tài khoản truy cập phần mềm tới tài khoản học tập cá nhân của từng sinh viên.
Còn Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho hay, cũng chuẩn bị sẵn sàng phương án học Blended Learning (kết hợp trực tiếp và online) và chuẩn bị các camera đo thân nhiệt để đưa vào sử dụng khi cần thiết.
Trong Chỉ thị về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo ban hành mới đây, Bộ trưởng GD-ĐT yêu cầu các trường ĐH, CĐ và Trung cấp Sư phạm thực hiện nghiêm túc các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở. Cũng theo đó, căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa phương, hiệu trưởng cơ sở giáo dục ĐH, trường CĐ và Trung cấp sư phạm có thể xem xét, quyết định cho sinh viên nghỉ học và thực hiện việc dạy học theo hình thức trực tuyến. |
Thanh Hùng
Đoàn cán bộ, giáo viên và học sinh của Trường THPT Hiền Đa (huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) vừa đi trải nghiệm tại TP Chí Linh (Hải Dương) đang phải cách ly tại nơi cư trú để phòng, chống dịch Covid-19.
" alt=""/>2 đại học đầu tiên chuyển sang dạy trực tuyến ở đợt bùng dịch CovidTheo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu các cơ sở giáo dục có biện pháp phòng, chống dịch Covid -19 tại các cơ sở giáo dục.
Cụ thể, các trường tiếp tục thực hiện nghiêm công văn số 309/SGDĐT-CTTT (ngày 1/2/2021) về việc cho học sinh, sinh viên dừng đến trường nhằm đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19.
![]() |
Học sinh và giáo viên TP.HCM phải khai báo y tế trong ngày đầu trở lại trường |
Người đứng đầu các đơn vị bố trí nhân sự trực, giữ liên lạc, kết nối xuyên suốt với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh trong thời gian nghỉ tết, đặc biệt thường xuyên cập nhật các trường hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh thuộc đối tượng F0, F1, F2… hoặc đối tượng sinh sống tại các khu vực đang bị cách ly, phong tỏa do dịch Covid-19.
Các trường học sẽ tổ chức khai báo y tế đối với tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố vào ngày đầu tiên đi học lại sau Tết Tân Sửu 2021, đồng thời báo cáo số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên và phụ huynh có đi đến các tỉnh, thành ngoài TP.HCM từ ngày 2/2 đến ngày 16/2.
Thời gian thực hiện báo cáo bắt đầu từ ngày 15/2 (tức ngày mùng 4 Tết) trước 10h sáng hàng ngày.
Minh Anh
Chiều tối nay, UBND quận Nam Từ Liêm đã đến khu cách ly của Trường Tiểu học Xuân Phương để làm thủ tục cho 15 học sinh rời khu cách ly. 2 xe quân sự được điều động để đưa từng học sinh, phụ huynh về nhà.
" alt=""/>Học sinh, giáo viên TP.HCM phải khai báo y tế phòng chống dịch Covid