Thứ nhất, chính sách cởi mở hội nhập cao đưa nền kinh tế đất nước ta phát triển vượt bậc, tiệm cận với các nước phát triển, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, doanh nghiệp PDI ngày một nhiều, các ngành nghề, việc làm mới xuất hiện giúp các bạn du học sinh có nhiều cơ hội việc làm phù hợp... Doanh nghiệp tư nhân ngày một phát triển, lớn mạnh nên cần lực lượng lãnh đạo kế thừa, vì vậy sau khi học tập và làm việc, có kinh nghiệm đủ chín, các bạn du học sinh có thể quay về kế nghiệp gia đình. Bên cạnh đó, nhà nước cũng có nhiều chính sách, điều kiện tạo thuận lợi cho các bạn trẻ khởi nghiệp.
Thứ hai, tình hình chính trị, kinh tế, cơ hội việc làm tại các nước trên thế giới đang ngày một khó khăn, làm cho sự cạnh tranh việc làm của người bản địa và người nhập cư ngày một cao. Nếu so sánh, cuộc sống của các bạn về nước tốt hơn hẳn so với ở nước ngoài. Thu nhập nhiều lĩnh vực trong nước giờ cao tương đương nước ngoài, nhưng giá cả sinh hoạt thấp, tinh thần tình cảm thoải mái, gần gũi người thân, bạn bè, không bị phân biệt đối xử văn hóa, lối sống phù hợp... nên cuộc sống tại quê nhà hạnh phúc hơn, tích lũy tài sản cũng nhiều hơn.
Tuần vừa rồi, tôi có dự buổi họp mặt mừng nhà mới của người bạn học của con tôi bên châu Âu. Cháu cũng là bác sĩ tư vấn sức khỏe cho tôi hiện tại. Nhìn cháu, tôi mới thấy được việc các bạn trẻ quay về nước là đúng đắn. Trước khi về nước, hai vợ chồng cháu đều có công việc đáng mơ ước: chồng là tiến sĩ bác sĩ có uy tín làm việc tại một bệnh viện lớn; vợ là thạc sĩ làm việc cho một công ty tài chính của Mỹ. Thu nhập của hai vợ chồng cháu gần 200.000 USD/năm, nhưng đời sống vật chất và tinh thần đều rất áp lực.
>> Những du học sinh 'sốc văn hóa' khi về nước
Ngoài nhà cửa, cơm áo gạo tiền, tình cảm người thân, quê hương, cách cư xử, hòa nhập văn hóa chủng tộc cũng là điều đáng trăn trở. Dù làm việc 10 đến 12 tiếng một ngày nhưng hai vợ chồng vẫn không tiết kiệm được nhiều. Thế nhưng, gần mười năm về nước, cháu đã có công ty y khoa riêng với quy mô hoạt động và thu nhập rất tốt, mua được một căn hộ cao cấp giá trên 10 tỷ đồng, công việc ổn định, thu nhập vượt xa hồi ở Mỹ. Ngoài là giảng viên của một trường đại học y nổi tiếng trong nước, cháu còn tham gia khám bệnh ở hai bệnh viện lớn tại thành phố.
Có lẽ cách giáo dục tại các nước tiên tiến đã giúp các cháu có tư duy logic khoa học, phong cách sống và làm việc ưu việt, hiệu quả cao nên dù công việc nhiều nhưng không áp lực, thời gian dành cho gia đình, vui chơi giải trí, cũng rất hợp lý, hài hòa. Hầu như tất cả nhóm bạn "du học" của con tôi ai cũng có sự nghiệp, kinh tế ổn định các con đều học ở các trường quốc tế "xịn". Mọi người đều rất mãn nguyện tràn đầy hạnh phúc, cách nói chuyện trao đổi, cư xử thể hiện tình cảm với nhau rất lịch thiệp nhã nhặn vô cùng thoải mái, cởi mở.
Các cháu hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: tài chính, công nghệ, logistic, trung tâm giáo dục đào tạo, y khoa, quản lý sự nghiệp gia đình... Đa số đều làm nhiều việc một lúc, và công việc đều phù hợp với chuyên môn, sở trường của mình. Một người có nhiều năm lăn lộn và cũng có chút thành tựu như tôi cũng phải nể phục.
Viết ra những dòng này, tôi rất mong các bạn trẻ đang học tập, làm việc tại các nước tiên tiến, hãy tham khảo thêm để có cái nhìn thực tế về đất nước mình hiện tại, từ đó lựa chọn hướng đi hợp lý cho mình.
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>'Đổi đời khi từ bỏ thu nhập 200.000 USD mỗi năm sau du học để về nước'Chia sẻ câu chuyện của mình, Nguyễn Anh Hương (tên nhân vật đã được thay đổi) lại trở thành đối tượng bị nhiều người cười nhạo chỉ vì... yêu 3 năm vẫn trong trắng.
Hương kể, trong thời gian yêu, bạn trai liên tục đòi hỏi đủ kiểu. Dù cô cũng đã rất nhiều lần thẳng thắn chia sẻ, mình là túyp cô gái truyền thống, chưa sẵn sàng với quan hệ trước và cũng đề nghị bạn trai, nếu thương mình thật lòng thì nên tôn trọng và giữ gìn.
Cô cũng chiều và thể hiện tình cảm với bạn trai ở ôm hôn, vuốt ve, đụng chạm... và chỉ dừng lại ở đó.
Vậy nhưng, mối quan hệ của hai đang rơi vào căng thẳng khi lúc nào bạn trai cũng đòi hỏi, dồn ép.
"Dường như người yêu mình là người có nhu cầu cao. Cứ mỗi lần gọi điện, facetime hay đi chơi, lúc nào bạn ấy cũng nói đến chuyện đó, ban đầu còn bóng gió, sau thì đề cập thẳng", Hương cho biết.
Cô kể thêm, cứ gặp nhau là bạn trai mình lại có hành động ôm hôn, sờ mó, vào rạp xem phim cũng không thể đàng hoàng... Cô bày tỏ quan điểm của mình thì bị bạn trai cho là có vấn đề, lạc hậu.
"Đối với mình quen nhau, yêu nhau không phải để quan hệ tình dục mà vấn đề ấy chỉ thật sự thăng hoa khi cả hai yêu nhau và tự nguyện", cô gái trẻ bộc bạch.
Hương thừa nhận bạn trai có nhiều điểm tốt nhưng vì chuyện này mà hai người liên tục gây nhau. Cô bắt đầu mệt mỏi, căng thẳng và nghĩ đến việc chia tay để bạn trai tìm người phù hợp hơn. Tuy nhiên, cô gái cũng có chút băn khoăn liệu có phải do mình quá khó tính, lạc hậu?
Yêu không có nghĩa là phải "phục vụ" nhu cầu của người khác
Khi Hương chia sẻ câu chuyện của mình, nhiều người đồng cảm với cô gái. Cô có quyền giữ quan điểm, lập trường của mình và nếu bạn trai thật sự yêu thương thì cần tôn trọng điều đó.
Nhưng cũng không ít người cười nhạo cô, thời nay yêu 3 năm vẫn giữ mình thì... quá đáng, quá thể. Có người cảm thán, quá thảm cho anh bạn trai, cô gái nên chia tay để "giải phóng" cho người ta.
Trước tình huống này, nghiên cứu sinh tâm lý Đào Lê Tâm An (Trưởng phòng Đào tạo Trung tâm ứng dụng khoa học Tâm lý JobWay) phân tích như sau:
Thứ nhất, theo ông, bạn nữ này hoàn toàn đúng. Vì một trong những yêu cầu về việc giáo dục giới tính là việc hiểu rõ giới hạn tình dục của bản thân. Nghĩa là, bạn biết mình nên làm gì; mức độ nào phù hợp sẽ tốt hơn rất nhiều với một bạn chỉ biết "phục vụ" nhu cầu của người khác mà bỏ quên những chuẩn mực cá nhân.
![]() |
Nghiên cứu sinh tâm lý Đào Lê Tâm An trong chuyên đề về giáo dục giới tính cho người trẻ. |
Thứ hai, tình yêu phải có tình dục nhưng không nhất thiết phải có quan hệ tình dục. Nhiều bạn trẻ hay có câu cửa miệng khi nói về mối quan hệ giữa tình yêu và quan hệ tình dục là "Tình yêu không có quan hệ tình dục chẳng khác nào tình đồng chí".
Tuy nhiên, ông cho cho rằng, nhiều bạn đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm "Tình dục" và "Quan hệ tình dục".
Điểm khác biệt lớn giữa tình yêu với các mối quan hệ thân thiết khác trong cuộc sống chính là yếu tố "hấp dẫn giới tính".
Do đó, bất kỳ hành động nào có xúc cảm giới tính (như nắm tay, ôm hôn,...) đã là yếu tố khác biệt. Vậy tại sao phải cứ phải là quan hệ tình dục mới là chứng minh tình yêu?
Thứ ba, đòi hỏi về quan hệ tình dục, về bản chất là không sai vì họ đang "mưu cầu" cho nhu cầu của mình. Tuy nhiên, ông Đào Lê Tâm An lưu ý sự "mưu cầu" sẽ sai nếu nó xâm phạm đến nhu cầu và sự an toàn của người khác.
Hiện nay, chữ "trinh" không còn là yếu tố đánh giá người phụ nữ, nhưng không có nghĩa là cổ xúy cho sự bừa bãi, phóng túng. Nếu cảm thấy không hợp thì chia tay, đừng dồn ép nhu cầu của mình lên người khác.
Bạn có quyền chia tay nếu họ cứ đòi hỏi trong khi bạn không muốn. Bạn cũng có quyền chia tay nếu họ cứ từ chối mãi trong khi bạn lại rất muốn.
Theo ông An, chia tay trong trường hợp này đôi khi là quyết định rất văn minh vì điều đó tôn trọng đối phương và cũng tôn trọng chính mình.
"Đừng nhân danh tình yêu để ép người khác quan hệ tình dục, đặc biệt là khi họ chưa sẵn sàng về kiến thức, kỹ năng và chấp nhận những hậu quả có thể xảy ra", nghiên cứu sinh tâm lý Đào Lê Tâm An |
Theo Dân Trí
Có vô số nguyên nhân khiến nhiều người chọn không yêu hoặc từ bỏ tình yêu. Tuy nhiên, những lý do dưới đây sẽ chỉ ra tại sao chúng ta không nên từ bỏ tình yêu.
" alt=""/>Cô gái bị cười nhạo chỉ vì yêu hơn 3 năm vẫn quyết 'giữ mình'Cho người thân, bạn bè vay tiền rồi không đòi được, cuối cũng mất luôn cả tiền lẫn tình cảm. Đó là câu chuyện muôn thuở mà rất nhiều người từng trở thành nạn nhân. Thế nhưng, không phải ai cũng có đủ sự tỉnh táo và lạnh lùng để cự tuyệt những lời hỏi vay tiền của những người thân thiết.
Tôi có thằng bạn rất thân, chơi với nhau từ thời học đại học. Ngoài học chung ở trường, hai đứa tôi còn chơi đá bóng chung. Lúc đi họ, bạn tôi không đi làm thêm, không có thu nhập. Ngược lại, tôi có tranh thủ thời gian rảnh để đi làm thêm nên cũng có đồng ra đồng vào, để dư được chút đỉnh.
Mỗi khi đi đâu ăn uống hay chơi bời gì, hầu như tôi luôn là người trả tiền cho bạn. Tôi cũng chẳng nghĩ ngợi gì nhiều vì biết bạn có tiền đâu mà trả. Thậm chí, ngay cả khi bạn đi chơi với người yêu, chính tôi cũng phải đưa cho bạn một ít tiền để dằn túi, phòng khi cần đến còn cái cái mà tiêu. Nói vậy để mọi người hiểu mức độ thân thiết giữa chúng tôi đến mức nào.
Thế rồi, sau này ra trường, bạn được nhận vào làm trong một công ty dầu khí, thu nhập khá tốt so với mặt bằng chung, kể cả là với tôi. Ấy thế nhưng, cứ như một thói quen cũ, cứ gặp mặt nhau ăn uống, chơi bời gì là y như rằng người trả tiền luôn là tôi.
>> Bạn thân vay 500.000 đồng nhưng 24 năm mất hút
Bẵng đi một thời gian khoảng hơn chục năm không gặp lại, tới khoảng năm 2005, bạn bất ngờ gọi hẹn tôi ra gặp riêng. Nghĩ lâu ngày không gặp nên tôi vẫn vô tư tới chỗ hẹn bạn. Sau một hồi hàn huyên, chuyện trò, bạn ngỏ lời hỏi mượn tôi 10 triệu đồng. Thực ra, số tiền vào thời điểm đó không phải là nhỏ nên tôi tò mò hỏi mục đích vay tiền của bạn và câu trả lời là "để đi làm thẩm mỹ".
Nghe lý do hơi kỳ, nhưng vì xác định là chỗ bạn bè thân thiết lâu năm nên tôi cũng không nỡ từ chối. Nhưng tôi cũng lo rằng, cho bạn mượn tiền thì dễ, nhưng chắc chắn mình sẽ khó mở miệng ra đòi lại. Hoặc nếu tôi làm căng để đòi tiền thì có khi sẽ mất bạn.
Cuối cùng, tôi rút ví, đưa cho bạn đúng hai triệu đồng. Tôi nghĩ sẽ cho bạn luôn số tiền này chứ không có ý cho vay, dù lương của tôi lúc đó chỉ 1,8 triệu đồng một tháng. Và tôi cũng nghĩ rằng sẽ quên luôn số tiền đó chứ chẳng có ý định đòi nợ. Nhưng điều mà tôi không ngờ tới là quả thật sau bữa đó, tôi đã mất luôn thằng bạn thân đến giờ.
Vậy mới nói, đối với bạn bè hay người thân, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đụng chạm vấn đề liên quan tới tiền bạc.
" alt=""/>Tôi mất thằng bạn thân sau khi cho vay hai triệu đồng