
![]() |
Thẻ này có thể quẹt thanh toán... mọi thứ tại Nhật, từ vé tàu điện, xe buýt, thanh toán tại siêu thị cho đến các loại hoá đơn tại những cửa hàng nhỏ. Bạn không cần cung cấp thông tin cá nhân khi mua Suica, nhưng phải nạp tiền vào nó trực tiếp tại các cửa hàng tiện lợi hoặc ga tàu, chỉ đơn giản là nhét thẻ vào máy, đút số tiền bạn muốn nạp vào tương ứng và bấm nút. Nói cách khác, Suica chính là tiền ở dạng thẻ nhựa, mất thẻ cũng như bạn rơi mất tiền vậy.
Suica được sử dụng rộng rãi trong hệ thống đường sắt quốc gia của Nhật. Đến năm 2007, khối đường sắt tư nhân, xe buýt và tàu điện ngầm tại Nhật sử dụng thêm loại thẻ Pasmo và rất nhanh, các công ty phát hành hai loại thẻ Pasmo và Suica nhanh chóng hợp tác, để người sử dụng các loại thẻ có thể thanh toán chéo trên hệ thống của nhau.
![]() |
Công nghệ RFID được sử dụng trên thẻ chỉ có nghĩa là các thẻ giao tiếp được với nhau, còn việc sử dụng chéo được hay không, còn phải do thoả thuận liên quan đến các đơn vị phát hành. Điều này giải thích tại sao, các trạm ETC tại Việt Nam sẽ đều sử dụng công nghệ RFID (giao tiếp bằng sóng radio) do Bộ Giao thông Vận tải quy định, nhưng để người dùng thẻ E-tag có thể đi xuyên xuốt qua các trạm thu phí của các nhà đầu tư BOT, cần phải có thoả thuận giữa các bên.
Cho đến năm 2014, nhờ vào sự thoả thuận, các đơn vị phát hành thẻ thanh toán như Suica, Kitaca, Pasmo, Toica, Pitapa, Sugoca, Haykaken… đã được liên thông với nhau. Thậm chí, Suica còn có thể dùng để thanh toán cho những game di động có NFC như Wii U của Nintendo.
Từ trước đến nay, người Nhật luôn đi đầu trong việc ứng dụng các tiện ích thanh toán mới, thậm chí hình thành nên một văn hoá riêng của họ về điều này, được gọi là văn hoá Keitai (điện thoại di động) và hiện tại bắt đầu tiến lên văn hoá Simon (dấu vân tay).
Điện thoại di động thực sự là một phong cách sống của Nhật Bản và sự luôn đáp ứng đổi mới nhanh chóng của các nhà khai thác thị trường này, đã đưa Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia có nền “kinh tế di động” có giá trị nhất thế giới.
Mạng di động đầu tiên của Nhật xuất hiện từ năm 1979, nó là tiền đề để Nhật phát triển mạng 3G, sau đó là 4G, công dân Nhật Bản hầu như ai cũng biết sử dụng các thiết bị cầm tay để kết nối Internet.
" alt=""/>Nhật Bản ứng dụng công nghệ RFID thế nào để 'thanh toán thông minh?'![]() |
|
Ông Nguyễn Trần Sơn - Trưởng ban tổ chức giải đấu VCSA 2016 cho biết:“Tháng 11 này, vòng loại VCSA 2016 sẽ khởi tranh để chọn ra 7 đội mạnh nhất từ 20 đội thi đấu. Kết hợp với 3 đội mùa trước thì VCSA 2016 chỉ còn 10 đội tham dự. Thông tin này sẽ được công bố chi tiết trong vài ngày tới. Riêng những nội dung khác thì vẫn đang trong quá trình thảo luận và rất tiếc là tôi chưa thể chia sẻ được thêm”.
Dù sao đi nữa, đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của nền thể thao điện tử chuyên nghiệp nước nhà. Tuy quy mô VCSA sẽ bị hạn chế ở mặt số lượng nhưng mức độ cạnh tranh lớn sẽ giúp các đội tuyển nâng cao trình độ thi đấu hơn.
![]() |
|
Chưa kể, cách trả lời “không xác nhận cũng không phản bác” của đại diện ban tổ chức VCSA khiến chúng ta có cơ sở để tin rằng VED đang họp bàn về việc trả lương cho các đội tuyển. Nếu đây là sự thật thì các tuyển thủ sẽ được giảm bớt mối lo về tài chính mà tập trung thi đấu cũng như dành nhiều thời gian hơn để rèn luyện kỹ năng.
Về lâu dài thì đây sẽ là những thay đổi tích cực, đóng góp một phần không nhỏ trong việc tìm ra những đội tuyển đủ sức mạnh để người hâm mộ có thể gửi gắm niềm tin trên đấu trường thế giới. Thông tin chi tiết về sực việc sẽ được GameSao liên tục cập nhật cho độc giả.
Bi Boyz
" alt=""/>Các đội tuyển tham gia VCSA 2016 có thể được trả lươngNhiều năm qua, việc mua bán, chuyển nhượng tên miền “.vn” là nhu cầu chính đáng của cộng đồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thực tế, nhiều tổ chức, cá nhân đã đăng ký, nắm giữ hàng ngàn tên miền mong muốn thực hiện hoạt động kinh doanh hay các chủ thể đã đăng ký nay không còn nhu cầu sử dụng, muốn bán, chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền của mình cho người khác nhưng do cơ chế pháp lý chưa đầy đủ nên chưa thể thực hiện được việc trao đổi chuyển nhượng.
Trong khi đó, nhiều người người có nhu cầu sử dụng hoặc muốn mua lại nhưng không có cơ hội để có được tên miền mà mình đang có nhu cầu sử dụng. Điều này dẫn đến tình trạng không ít người đã lựa chọn chuyển nhượng “chui” đầy rủi ro.
Cuối tháng 6/2016, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư 16 hướng dẫn chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet được cấp không thông qua đấu giá. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2016, Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet quốc gia Việt Nam “.vn” được cấp không thông qua đấu giá; các Nhà đăng ký tên miền “.vn”.
" alt=""/>Nguy cơ chưa thể chuyển nhượng tên miền vì phải chờ Bộ Tài chính