Lỗ hổng bảo mật này tồn tại trong các phiên bản Windows XP, Windows 7 và các phiên bản máy chủ như Windows Server 2003, Windows Server 2008 R2 và Windows Server 2008. Microsoft đang có động thái rất khác thường khi phát hành bản vá cho Windows XP và Windows Server 2003 mặc dù cả hai phiên bản Windows này đều không còn được hỗ trợ. Người dùng Windows XP sẽ phải tải xuống bản cập nhật theo cách thủ công từ danh mục cập nhật của Microsoft.
Simon Pope, giám đốc ứng phó sự cố tại Trung tâm ứng phó bảo mật của Microsoft cho biết: "Lỗ hổng này có thể giúp xác thực trên thiết bị và không yêu cầu sự tương tác từ người dùng. Nói cách khác, lỗ hổng bảo mật này thuộc dạng "wormable", nghĩa là các phần mềm độc hại khai thác lỗ hổng này có thể lan truyền giữa các máy tính theo cách tương tự như phần mềm độc hại WannaCry hồi năm 2017".
Microsoft cho biết họ đã phát hiện ra lỗ hổng này bị khai thác và đã nhanh chóng phát triển bản vá lỗi. Rất may, các máy Windows 8 và Windows 10 không bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng này. Mặc dù Windows 10 hiện phổ biến hơn Windows 7, nhưng vẫn có hàng triệu máy chạy Windows 7. Do đó, những cuộc tấn công như kiểu WannaCry sẽ gây ra rắc rối không nhỏ cho nhiều người dùng Windows.
Sự cố WannaCry khiến Microsoft phá bỏ truyền thống là không cung cấp thêm các bản vá bảo mật cho các phiên bản Windows không còn được hỗ trợ. Phần mềm độc hại đã sử dụng lỗ hổng này trong các phiên bản Windows cũ để mã hóa máy tính và yêu cầu khoản tiền chuộc 300 USD để giải mã.
Microsoft rõ ràng rất muốn tránh một WannaCry khác. Dù họ nói rằng cách tốt nhất để giải quyết lỗ hổng này là nâng cấp lên phiên bản Windows mới nhất nhưng dù sao tin mừng là gã khổng lồ phần mềm vẫn phát hành bản vá cho các phiên bản Windows cũ.
Theo GenK
" alt=""/>Microsoft bất ngờ tung bản vá bảo mật cho Windows XP, khắc phục lỗ hổng bảo mật giống như WannaCry![]() |
Apple có thể gặp trở ngại tại thị trường TQ do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung |
Các tài khoản tiếng Trung trên Twitter cũng phản ứng theo cách tương tự, dù có thể một số là tài khoản ảo, theo Sputnik. "Đối với cuộc chiến thương mại do Mỹ bắt đầu, Trung Quốc từ lâu đã thể hiện thái độ của mình: Không muốn chiến đấu, nhưng không sợ chiến đấu", một bài viết nói.
Diễn biến xảy ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký lệnh cấm các công ty viễn thông Mỹ sử dụng thiết bị nước ngoài có nguy cơ gây ra mối đe dọa an ninh quốc gia, và cấm riêng Huawei mua công nghệ Mỹ nếu không có sự chấp thuận của chính phủ.
Doanh số của Apple tại Trung Quốc đã giảm 20% trong quý IV/2018, theo báo cáo của ngành, trong khi doanh số điện thoại thông minh của Huawei đã tăng gần 25% trong cùng kỳ, theo một báo cáo khác, được Buzzfeed trích dẫn.
"Bên cạnh việc nâng cấp hiệu suất thường xuyên trong năm 2018 và những thay đổi nhỏ về ngoại thất, không có sự biến đổi lớn nào khiến người dùng tiếp tục thay đổi điện thoại của họ, trong khi mức giá tăng đáng kể. Môi trường ở Trung Quốc và sự tấn công của các thương hiệu nội địa cũng là lý do khiến Apple tiếp tục suy giảm", báo cáo của Apple cho biết.
"Chúng tôi đã không thấy trước được mức độ giảm tốc kinh tế, đặc biệt là ở Trung Quốc", CEO Apple Tim Cook viết trong một lá thư gửi các nhà đầu tư vào tháng 1 năm nay.
Các phân tích của JP Morgan ước tính, chi phí cho iPhone sẽ tăng gần 14% do tăng thuế quan. Danh sách hàng hóa trong gói 300 tỷ USD bị trừng phạt tiếp theo cũng sẽ bao gồm máy tính xách tay và điện thoại thông minh, được gọi là "máy xử lý dữ liệu tự động", sẽ khiến Apple càng gặp khó khăn hơn.
" alt=""/>Người tiêu dùng TQ kêu gọi tẩy chay Apple