Dư thừa nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá cao
VNREA vừa có văn bản gửi Cục Quản lý thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) góp ý cho đề án “Đánh giá tình hình thị trường, dự báo xu hướng trung hạn, để xuất các giải pháp, cơ chế chính sách để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh”. Trong đó chỉ ra nhiều điểm hạn chế của thị trường bất động sản.
Theo VNREA, thị trường hiện vẫn đang có sự chênh lệch cung cầu nhất là nhà ở không phù hợp với nhu cầu thị trường. Sản phẩm nhà ở cao cấp, diện tích lớn, giá bán cao dư thừa nhưng lại thiếu sản phẩm bình dân, đáp ứng nhu cầu của đại bộ phận dân cư. Giá cả nhà ở không ổn định, không phản ánh đúng giá trị thực của bất động sản cũng như không phù hợp với khả năng chi trả của người dân, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương.
Cũng theo cơ quan này, thị trường bất động sản Việt Nam phát triển thiếu minh bạch từ khâu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, giao dự án đến giao dịch trên thị trường.
Cơ chế xin cho trong việc giao dự án bất động sản dễ dẫn đến tham nhũng, tình trạng giao dịch ngầm dẫn đến hiện tượng làm giá, đầu cơ, lũng đoạn thị trường diễn ra tại nhiều dự án. Một trong những nguyên nhân của hạn chế này, theo VNREA là do công tác kiểm soát, điều tiết của Nhà nước đối với thị trường chưa tốt.
Xây nhà để bán thì nhanh, trường học, bệnh viện ‘mặc kệ’
Nhận định về công tác quy hoạch, VNREA cho rằng, đang tồn tại tình trạng dễ làm, khó bỏ, triển khai các phần quy hoạch có thể kinh doanh được thì làm rất nhanh nhưng các công trình hạ tầng, kỹ thuật lại chậm triển khai, thậm chí không triển khai. Điều đó dẫn đến tình trạng các dự án khu đô thị bỏ hoang, khu nhà ở phát triển mới ở khu ven đô đều thiếu nhà trẻ, trường học, bệnh viện, dịch vụ, không thu hút được người dân đến ở, bỏ hoang gây lãng phí tiền của xã hội.
![]() |
Các chủ đầu tư chỉ chăm chăm xây nhà để bán dẫn đến tình trạng thiếu trường học (Ảnh: 12 tòa nhà HH khu Tây Nam Linh Đàm (Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) với dân cư hơn 30.000 người). |
Đặc biệt, VNREA cũng kiến nghị các công trình hạ tầng xã hội phải được đầu tư song song với công trình nhà ở. Chủ đầu tư chỉ được phép kinh doanh nhà ở khi đã đầu tư xong công trình hạ tầng xã hội. Cùng với đó, theo Hiệp hội này, cần nghiêm cấm bố trí quy hoạch, các công trình hạ tầng xã hội vào vị trí dân cư hiện hữu, nghĩa trang hoặc khu vực khó giải phóng mặt bằng.
Tại Hà Nội, thực tế này cũng đang diễn ra trên nhiều phường nội thành có tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh. Như tại phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội), trên địa bàn có 72 toà chung cư cao tầng và hàng loạt khu đô thị mới nhưng các chủ đầu tư chỉ chăm chăm xây nhà để bán dẫn đến tình trạng thiếu trường học.
Trước đây khi mới lên phường, Hoàng Liệt chỉ với khoảng gần 12.000 người, nhưng nay tăng đột biến với khoảng 75.000 người và sẽ chưa có dấu hiệu dừng lại khi hàng loạt khu đô thị, khu nhà cao tầng trên địa bàn tiếp tục xây dựng.
Điều đáng nói dân số tăng “không phanh” nhưng hạ tầng xã hội thì đứng im. Hàng loạt khu đô thị mới xây san sát trên địa bàn Hoàng Liệt như khu Tây Nam Linh Đàm; Pháp Vân-Tứ Hiệp…, dù đã đưa vào sử dụng với hàng nghìn căn hộ nhưng đến nay chưa có chủ đầu tư nào chịu xây trường học cho dân.
Chỉ riêng từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2015, khi các toà nhà HH khu Tây Nam Linh Đàm đưa vào sử dụng dân cư của phường tăng hơn 30.000 người. Thế nhưng cũng không có dự án trường học nào được chủ đầu tư xây dựng. Đến nay chỉ có mỗi trường Tiểu học công lập ở khu này được xây bằng ngân sách của quận - lãnh đạo phường Hoàng Liệt cho hay.
Cũng ngay tại phường Hoàng Liệt, theo cán bộ phường này, trước đây có 3 dự án quy hoạch trường học trên địa bàn phường thì đều nằm trên đất nghĩa trang, đất ao đình lâu nay không triển khai vì không khả thi. Như một dự án trường học nằm trên khu vực nghĩa trang ở Tây Nam Linh Đàm với hàng nghìn ngôi mộ lâu năm của dân làng thì khó có thể. Dự án trường học ở khu nghĩa trang Tây Nam Linh Đàm, quận đã kiến nghị bỏ ra khỏi quy hoạch phân khu vừa được duyệt vì nó không khả thi để trồng cây xanh và mở đường.
Thực tế này được Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đưa ra kiến nghị rõ: Nghiêm cấm bố trí quy hoạch, các công trình hạ tầng xã hội vào vị trí dân cư hiện hữu, nghĩa trang hoặc khu vực khó giải phóng mặt bằng. Đây cũng là vấn đề nóng trong dư luận đặt ra trong công tác quy hoạch không chỉ tại Hà Nội mà còn ở nhiều địa phương.
Hồng Khanh
Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu Đoàn Ngoại giao (22/5/2017), 4 ô đất ký hiệu CC2, CC3-4, CC5, ĐMKT1 tiếp tục được điểu chỉnh cục bộ.
" alt=""/>Xây nhà để bán thì nhanh, trường học bệnh viện bỏ mặcÔng dẫn ví dụ, địa phương tuyển nhiều số lượng thì việc xét tuyển không căng thẳng, áp lực. Nhưng càng ở những thành phố lớn có những trường chuyên, trường có uy tín thì việc tổ chức thi hay xét tuyển cũng là vấn đề lớn.
Đã là kỳ thi hay xét tuyển thì vẫn phải đảm bảo sự công bằng, tin cậy trước tiên, sau đó mới nói chuyện áp lực. Nhưng có áp lực cũng khó thay đổi. Dù thi hay xét tuyển mà giữa cung và cầu, số lượng muốn vào và số chỗ tiếp nhận khác nhau thì có thi hay xét tuyển áp lực cũng không hề giảm, mà chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.
"Nếu tổ chức thi, thì áp lực dồn vào thời gian ôn thi và thi. Còn nếu dựa vào xét tuyển trên học bạ, thì áp lực sẽ giải ra các năm học", Thứ trưởng GD-ĐT phân tích.
Theo ông Sơn, việc thi 3 môn hay 4 môn giữa các địa phương không liên quan đến nhau, vì họ chỉ tuyển sinh trong một địa phương đó.
“Trong địa phương các thí sinh cùng thi vào một trường thì lúc đó chúng ta quan tâm đến độ tin cậy, công bằng. Cho nên giữa thi 3 môn hay 4 môn cũng không ảnh hưởng nhiều đến tin cậy, công bằng.
Về ý kiến nhân hệ số 2 điểm môn Văn, Toán không còn phù hợp, Thứ trưởng GD - ĐT cho hay, chương trình giáo dục phổ thông chú trọng đến việc phát triển toàn diện năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, không có nghĩa như vậy sẽ coi nhẹ các môn văn hoá, đặc biệt các môn quan trọng như toán và văn.
Bộ đã quy định, với chương trình phổ thông mới thì không còn tính điểm trung bình, không còn hệ số môn học để ghi vào học bạ.
Tuy nhiên, đối với việc tổ chức thi vào lớp 10, các trường phổ thông, địa phương phải nghiên cứu kỹ tình hình, yêu cầu của các trường. Từ đó có thể đưa ra yêu cầu môn toán và văn hệ số 2. Nếu chỉ với 3 môn toán, văn, ngoại ngữ thì việc nhân hệ số cũng có lý do vì nhiều nơi không phải em nào cũng có điều kiện học ngoại ngữ như nhau.
"Do vậy chọn nhân đôi hai môn toán, văn cũng có căn cứ. Mặt khác cũng có thể xem như yêu cầu đầu vào, vì trong quá trình học phổ thông, có thể hai môn này yêu cầu kiến thức nền tảng quan trọng hơn nên phải học tốt hơn. Địa phương có thể cân nhắc việc này, đặc biệt đối với các trường chuyên", Thứ trưởng Sơn giải thích.
“Việc học tập và đăng ký nguyện vọng tuyển sinh vào các trường THPT là quyền, nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh. Công tác phân luồng sau cấp THCS, các nhà trường phải định hướng cho học sinh rõ để có sự lựa chọn phù hợp, không mang tính ép buộc”, Sở GD-ĐT Hà Nội nêu.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đề nghị các trưởng phòng GD-ĐT và hiệu trưởng các trường THCS chịu trách nhiệm trước Sở, UBND các quận, huyện, thị xã nếu để xảy ra hiện tượng trên. Đồng thời tổng hợp, báo cáo bằng văn bản về Sở trước 15h ngày 28/4.
Trước đó, như VietNamNetphản ánh, một số phụ huynh có con theo học tại Trường THCS Kim Giang (quận Thanh Xuân) phàn nàn việc con bị "ép" không tham gia dự thi lớp 10.
Theo một phụ huynh, sau buổi họp phụ huynh cuối tuần vừa qua, cô giáo chủ nhiệm tư vấn cho những phụ huynh được mời ở lại khuyên con không nên thi vào lớp 10 công lập. Cô định hướng các học sinh này nên vào học tại một trường trung cấp vì học lực chưa tốt.
Tuy nhiên, nhóm phụ huynh không đồng ý. Họ cho rằng, đó không phải là tư vấn, thực chất là “ép” các em phải từ bỏ ước mơ thi vào THPT công lập. Phụ huynh bức xúc đánh giá việc làm này phản giáo dục vì cô không động viên, thắp lên hy vọng cho các học sinh.
Về vấn đề này, lãnh đạo Trường THCS Kim Giang, cho biết chủ trương của Quận ủy, UBND quận cũng như Phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân, không có chuyện "ép" học sinh không được thi vào lớp 10 công lập.
Người này cũng cho biết, kết quả thi vào THPT công lập không phải là tiêu chí để xếp thi đua hàng năm của trường. Bởi năm học kết thúc vào tháng 5, đầu tháng 6, học sinh mới thi vào lớp 10, lúc đó tất cả các tiêu chí thi đua đã xét xong.
“Trường nào cũng mong muốn các học sinh của mình đỗ cao, nhưng đó cũng chỉ là một trong các hoạt động về chuyên môn của nhà trường chứ không quá áp lực phải đặt ra để thi đua”, lãnh đạo này nói.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cũng khẳng định ngành GD-ĐT Hà Nội không đưa kết quả kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập thành tiêu chí xếp loại thi đua đối với các đơn vị, trường học trên địa bàn.
Ông Tiến cũng cho hay, ranh giới giữa việc tư vấn, định hướng với việc có dấu hiệu ép buộc học sinh không tham gia kỳ thi vào lớp 10 công lập trên thực tế rất mong manh.
Do đó, nếu giáo viên ứng xử không khéo léo có thể khiến phụ huynh, học sinh hiểu nhầm, dẫn đến sự việc đáng tiếc. Chúng ta cần xem xét ở từng tình huống cụ thể, xác minh từ nhiều phía.
Câu chuyện "ép" học sinh, thậm chí dọa nạt, yêu cầu học sinh không thi vào lớp 10 công lập không phải mới xảy ra.
Trước đó, vào tháng 4/2022, dư luận từng xôn xao thông tin một số trường THCS tại quận Cầu Giấy, Hà Nội “ép” học sinh lớp 9 yếu kém không thi vào 10 hoặc yêu cầu chuyển trường vì thành tích.
Các cơ quan chức năng từ Bộ GD-ĐT, UBND TP Hà Nội và Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy đã vào cuộc yêu cầu phải xác minh làm rõ, nếu có hiện tượng đó phải xử lý nghiêm.
Nhưng sau đó, Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy kết luận “qua kiểm tra hồ sơ không có hiện tượng ép học sinh yếu kém không được dự thi lớp 10 như thông tin trên mạng xã hội”.
“Cũng có thể có những trường hợp phụ huynh học sinh hiểu không đúng ý của giáo viên, dẫn đến việc có thể giáo viên nói về kết quả học tập của con lại nghĩ rằng ép buộc, định hướng con phải thi trường nào đó”, vị đại diện phòng GD-ĐT này nói.
Sự việc được giải thích với lý do “tư vấn” nên rất khó xác định, song vẫn gây nhiều ý kiến tranh cãi.
Tại hội nghị hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-3024 diễn ra đầu tháng 4/2023, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã quán triệt tới tất cả các phòng GD-ĐT, các nhà trường tuyệt đối không vận động học sinh không tham dự kỳ thi lớp 10 dưới bất kỳ hình thức nào. Theo đó, các trường có trách nhiệm thông tin đầy đủ, chính xác tới tất cả học sinh về các quy định liên quan đến công tác tuyển sinh lớp 10 và định hướng phân luồng học sinh của thành phố Hà Nội để học sinh có lựa chọn phù hợp, không mang tính ép buộc, bảo đảm quyền lợi. |