Ekip của BSCKI Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng Khoa Sản, Bệnh viện Bãi Cháy phẫu thuật khối u xơ kích thước lớn.
Ekip của BSCKI Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng Khoa Sản, Bệnh viện Bãi Cháy đã thực hiện phẫu thuật thành công loại bỏ khối u nặng 1,6 kg, cắt tử cung toàn phần và hai buồng trứng.
Đây là một ca phẫu thuật rất phức tạp, khối u lớn nằm sâu chiếm toàn bộ tiểu khung, đè vào tạng xung quanh nên rất khó khăn trong quá trình bóc tách, cầm máu, đòi hỏi phẫu thuật viên phải thao tác tỉ mỉ, khéo léo để kiểm soát các tai biến, đảm bảo an toàn cho ca mổ.
Sau 2 ngày phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định.
BS Mạnh cho biết: "U xơ tử cung (còn được gọi là u cơ) là khối u vùng chậu thường gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nhiều nhất ở tuổi 40. Chúng là các khối u lành tính, phát sinh do đột biến của một dòng đơn bào của tế bào cơ trơn hay nội mạc của tử cung, và chịu ảnh hưởng của hormon (nội tiết tố) nên không gây nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm.
Một người phụ nữ có thể chỉ có một hoặc nhiều u xơ với các kích cỡ khác nhau. Một khối u xơ có thể rất nhỏ trong một thời gian dài, sau đó phát triển rất nhanh hoặc phát triển chậm trong nhiều năm".
Tuy nhiên, theo BS Mạnh, số đông phụ nữ không kiểm tra khám phụ khoa định kỳ nên bệnh thường phát hiện muộn, điều trị khó khăn và có thể gây các biến chứng, nhất là trong thai kỳ như sinh non, ngôi bất thường, nhau bong non..., ảnh hưởng đến sinh sản như: vô sinh, giảm khả năng có thai…
Khối u xơ phát triển lớn sẽ chèn ép các cơ quan niệu quản, trực tràng, bàng quang, gây nên những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, thiếu máu nặng, thận ứ nước, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận... Về lâu dài hơn có thể gây ung thư hóa khối u ảnh hướng đến tính mạng người bệnh.
BSCKI Nguyễn Văn Mạnh thăm khám cho người bệnh sau phẫu thuật (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Do đó, bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy khuyến cáo, phụ nữ nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám tầm soát ung thư cổ tử cung. Đặc biệt những người bệnh có triệu chứng bất thường như bụng to bất thường, đau tức bụng, xuất huyết tử cung, triệu chứng chèn ép ở vùng chậu tùy theo vị trí và kích thước của khối u cần lập tức đến cơ sở y tế thăm khám.
" alt=""/>Khối u khủng trong bụng người phụ nữ vì chủ quan không điều trịSức khoẻ & Đời sống
" alt=""/>Tại sao dương vật không có xương mà lại gãy?Tỷ lệ tiêm vaccine sởi ở nhóm trẻ 1-10 tuổi so với kế hoạch theo địa bàn quận, huyện tính đến hết ngày 11/10 (Ảnh: SYT).
Sở Y tế đề nghị UBND các quận huyện nêu trên cần đẩy nhanh tiến độ để đạt mục tiêu của chiến dịch tiêm vaccine sởi. Đối với những quận huyện đã đạt tỷ lệ từ 95% trở lên, cần duy trì việc cập nhật tình hình trẻ di biến động, tránh để bỏ sót trẻ chưa được tiêm chủng trên địa bàn.
Theo Sở Y tế TPHCM, trong ngày 11/10, Thành phố ghi nhận 22 ca sốt phát ban nghi sởi được báo cáo. Có 10/22 khu vực ghi nhận số ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó nhiều nhất là TP Thủ Đức (8 ca).
Tổng số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy đến nay ghi nhận được tại TPHCM là 1.346 ca (567 ca sởi xác định phòng xét nghiệm, 507 ca sởi nghi ngờ lâm sàng và 272 ca loại trừ sởi).
Các quận, huyện có số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy cao gồm có huyện Bình Chánh (290 ca), huyện Bình Tân (257 ca) và TP Thủ Đức (128 ca).
Cũng theo Sở Y tế TPHCM, vào thời điểm giao mùa và đặc biệt là khi bước vào mùa tựu trường, tình hình bệnh hô hấp ở trẻ em thường có xu hướng tăng cao, do các yếu tố thời tiết biến động và sự lây lan trong môi trường lớp học.
Hệ thống giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố (HCDC) cũng ghi nhận, trung bình mỗi tuần toàn TPHCM có khoảng 17.000 ca bệnh viêm hô hấp cấp tính và diễn tiến dao động theo mùa.
Những tuần có số ca viêm hô hấp thấp nhất rơi vào khoảng thời gian tháng 2-3 và tuần số ca bệnh cao nhất nằm trong thời gian tháng 10-12, với hơn 20.000 ca/tuần. Số ca bệnh là trẻ em chiếm khoảng 60% tổng số ca mắc toàn Thành phố.
Để phòng ngừa và hạn chế sự gia tăng của các bệnh lý hô hấp trong giai đoạn này, ngành y tế khuyến cáo người dân và các cơ sở giáo dục cần thực hiện các biện pháp sau:
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng lớp học.
- Tăng cường theo dõi sức khỏe của trẻ.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt.
- Tiêm chủng đầy đủ.
Ngành y tế cũng khuyến cáo phụ huynh không nên quá lo lắng, thay vào đó cần tuân thủ các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và gia đình. Tình hình bệnh hô hấp tại Thành phố vẫn đang được kiểm soát tốt và chưa có dấu hiệu bất thường so với các năm trước.
Để giải quyết tình trạng quá tải, ngành y tế TPHCM tăng cường công tác thu dung, điều trị bệnh nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng chống lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
" alt=""/>Sở Y tế TPHCM nêu tên 3 quận huyện có tỷ lệ tiêm vaccine sởi chưa đạt 95%