![]() |
Vũ Thị Thu Huyền, nữ thủ khoa đầu ra của Trường ĐH PCCC. Ảnh: NVCC. |
Vũ Thị Thu Huyền từng được nhiều bạn trẻ biết tới với danh hiệu nữ thủ khoa đầu ra của Trường ĐH PCCC năm 2016 với điểm học tập toàn khóa là 9,19. Huyền cũng là nữ thủ khoa đầu tiên được phong quân hàm trung úy ngay sau khi tốt nghiệp trong lịch sử 40 năm đào tạo của trường này.
Chúng tôi liên hệ gặp Huyền khi cô trung úy mới 23 tuổi đang trong thời gian thực tế tại Phòng Cảnh sát PCCC số 9 (Hà Đông). Huyền cho biết, em đã chính thức được ở lại trường để trở thành một giảng viên và hiện đang trong quá trình đi thực tế tại cơ sở trước khi chính thức đứng lớp.
Huyền kể, bố và chú em đều là người trong ngành công an, tuy nhiên, không ai làm công ngành PCCC. Việc vào học tại Trường ĐH PCCC đối với Huyền là một cái duyên.
Bản thân Huyền khi học THPT cũng không biết nhiều về trường. Tới khi đi khám sức khỏe để sơ tuyển vào CAND thì em nhận được giới thiệu và nhận được lời khuyên nên thi vào Trường ĐH PCCC.
"Lúc đó, thực sự em cũng không nghĩ vào trường học sẽ vất vả và thậm chí cũng không biết là quá ít nữ" - Huyền nói. "Khóa học của em có tổng cộng 288 học sinh thì chỉ có 12 bạn là nữ".
![]() |
Huyền cho rằng, công việc phòng cháy chữa cháy không chỉ dành cho nam giới. |
Huyền cho biết, những ngày đầu mới vào trường học, nhớ nhà, các quy định, kỷ luật rất nghiêm khắc của nhà trường cũng như việc học tập vất vả khiến nhiều lúc em nghĩ mình đã lựa chọn sai.
"Lúc đầu, em tưởng tượng Trường ĐH Phòng cháy Chữa cháy chỉ làm nhiệm vụ cầm vòi phun nước khi có hỏa hoạn. Tuy nhiên, mọi thứ khác xa so với tưởng tượng ban đầu. Bọn em phải tập điều lệnh, tập võ ngoại khóa, các môn học thể chất, kỹ thuật cá nhân, đội hình chữa cháy... hầu như đều thực hiện dưới trời nắng" - Huyền nói.
Thế nhưng khi hỏi Huyền rằng em có nghĩ công việc PCCC là công việc chỉ nên dành cho nam giới không thì Huyền quả quyết rằng chưa bao giờ em nghĩ đó là công việc dành cho nam giới.
Huyền cho biết, mặc dù cả khóa học chỉ có 12 học sinh nữ và cũng được các thầy cô ưu tiên, không đòi hỏi quá cao như nam giới song các bạn vẫn phải đáp ứng tất cả các yêu cầu giống như các bạn nam. "Có bạn nữ từng bị ngất vì say nắng hay quá mệt khi tập luyện" - Huyền kể.
Có lẽ cũng vì tin rằng, công việc PCCC vất vả không chỉ là "đặc quyền" của nam giới, Huyền đã rất nỗ lực trong học tập trong suốt 5 năm rèn luyện tại trường.
Điểm thi đầu vào không cao và cũng tự nhận rằng mình không thông minh, ngay từ đầu, Huyền đã đặt mục tiêu học thật tốt. "Học xong học kỳ 1 thì em thấy các môn học khá hợp với sở thích và em đã có gắng để đạt điểm cao trong nhiều môn".
Sau đó, nhờ có sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm, các anh chị trong trường, Huyền đã cố gắng học tốt ở tất cả các môn và đặt mục tiêu các năm học sau đều là học sinh giỏi.
Ngoài thành tích học tập vào loại "khủng" ở trường, Huyền còn rất tích cực tham gia các hoạt động phong trào và hoạt động của trường. Ít ai nghĩ rằng, cô gái mảnh dẻ này từng giành 1 huy chương vàng, 1 huy chương bạc, 1 huy chương đồng võ thuật và 1 huy chương vàng bắn súng trong các hội thi toàn ngành công an.
Huyền cho biết, khi vào trường em mới tham gia câu lạc bộ võ thuật của trường và học Teakwondo. Ban đầu, em chỉ tham gia để rèn luyện sức khỏe nhưng sau đó thấy em có chút năng khiếu nên các thầy cô đã bồi dưỡng và động viên em luyện tập để tham gia các giải đấu.
![]() |
Huyền (thứ 2 từ trái sáng) cùng các bạn trong một giải thi đấu võ thuật của ngành công an. |
Trải nghiệm đáng nhớ nhất với Huyền là việc phải ép cân để tham gia các giải đấu. Huyền nặng 54kg mà thường tham gia các giải đấu hạng 47kg nên trước mỗi đợt thi đấu phải ép cân rất khổ sở. Tuy nhiên, Huyền khoảnh khắc đứng trên sàn đấu, giành chiến thắng trong tiếng reo hò cổ vũ của các thầy cô, bạn bè là những kỷ niệm em không bao giờ quên được.
Đối với công việc phòng cháy chữa cháy, Huyền cho biết, tới nay, em mới chỉ tham gia chữa cháy một lần trong thời gian đi thực tập ở năm học thứ 5 nhưng cũng đủ để em hình dung những khó khăn, phức tạp của các đám cháy trong thực tế.
Huyền kể, đã từng chứng kiến cũng như đọc nhiều trường hợp chiến sĩ cảnh sát chữa cháy bị thương thậm chí nguy hiểm tới tính mạng khi làm việc, có lúc, Huyền đã cảm thấy sợ.
"Tuy nhiên, tính chất công việc của chúng em là như vậy nên phải lấy tinh thần buộc phải chấp nhận rủi ro ấy thay cho nỗi sợ hãi. Hơn nữa, lúc xảy ra cháy thì những chiến sĩ cảnh sát PCCC không nghĩ tới việc bị thương mà chỉ hy vọng đám cháy nhỏ và không có người dân nào bị nguy hiểm" - Huyên khẳng định.
Huyền cũng cho biết, trong công tác phòng cháy chữa cháy thì việc trang bị kỹ năng phòng cháy và chữa cháy ban đầu cũng như trang bị các kỹ năng thoát nạn trong hỏa hoạn cũng quan trọng không kém gì việc chữa cháy của các chiến sĩ cảnh sát chuyên nghiệp.
"Chúng ta không biết khi nào sẽ xảy ra hỏa hoạn. Do đó, nếu trang bị tốt kỹ năng để thoát nạn sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mình. Ngoài ra, có thể giúp những người khác thoát nạn cũng như hỗ trợ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp trong quá trình cứu chữa vụ cháy" - Huyền nói.
Lê Văn
" alt=""/>Nữ thủ khoa PCCC: Chưa bao giờ nghĩ chữa cháy là công việc của nam giớiNhững đứa trẻ vừa rời khỏi, thậm chí vẫn còn đang học mầm non đã được cha mẹ cho đi học thêm để chuẩn bị “lấy đà” vào lớp 1. Những phụ huynh không muốn, hoặc không có điều kiện cho con đi học trước cảm thấy vô cùng lo lắng khi con mình kém các bạn trong lớp.
![]() |
Học sinh lớp 1 trong giờ luyện viết (Ảnh minh họa: Thanh Tùng). |
Chị Trần Yến (Thanh Hóa) cho biết: “Tôi không cho con đi học trước, vì muốn con có thời gian nghỉ hè thoải mái. Giờ con lên lớp 1, thấy các bé khác biết rất nhiều kiến thức, có mỗi con mình còn non nớt nên rất lo lắng”.
Thậm chí, những ngày đầu con đi học, thấy con không được quan tâm nhiều như ngày mẫu giáo, và con chậm hơn các bạn đã đi học trước, chị Yến thường trộm khóc một mình.
“Thời gian đầu con mới đi học, đầu óc tôi lúc nào cũng căng như dây đàn, cảm giác như bản thân tôi vào lớp 1 vậy. Những hôm con bị cô nhắc tên vì không theo kịp các bạn là tôi lại khóc. Chồng tôi bảo rằng, tôi đang cố kỳ vọng ở con nên mới lo lắng như vậy”, chị Yến tâm sự.
Cùng chung “cảnh ngộ” có con vào lớp 1 và cũng hết lòng lo lắng cho con, chị Trần Mộng Tiền (Đồng Nai) chia sẻ: “2 tuần đầu đi học, cô giáo phản hồi lại là con tôi chậm so với các bạn, lại thường mất tập trung trong lớp học, trong khi ở nhà bé rất lanh lợi, đọc chữ lưu loát. Có lúc tôi cũng mất lòng tin, càng la mắng thì con càng sợ. Dần dần, tôi học cách trò chuyện, động viên con nên hiện tại đã khá hơn”.
Còn chị Nguyễn Thúy Ly (Hà Nội) lại cảm thấy bất lực trong việc rèn con viết chữ. Chị cho biết, ở nhà, bé khá tự giác học bài, không cần mẹ kèm cặp khi tập viết. Con viết đúng li, đúng nét. Tuy nhiên, sau 3 tuần đi học ở trường, ngày nào con mang vở về, chị Ly cũng thấy chữ viết cẩu thả. Chị đã thử dùng nhiều hình phạt khác nhau để rèn con nhưng không thành.
Các bé lớp 1, vừa học xong bậc mầm non, vẫn đang giữ thói quen ham chơi, hiếu động, không tập trung lúc học bài, là cảnh ngộ khiến các phụ huynh “đau đầu”.
Chị Nguyễn Thắm (Hà Nội) cho biết, chỉ mới học chương trình làm quen lớp 1 nhưng dường như đã quá tải đối với con chị. Sau mỗi ngày đi học, cô giao bài về cho con tập viết là bé phải ngồi học cật lực. Con bị áp lực tâm lý, vì sự chuyển đổi từ bậc mầm non lên tiểu học khác nhau nhiều quá.
Một giáo viên mầm non tại Hà Nội có con năm nay vào lớp 1 chia sẻ: “Con tôi đã thuộc mặt chữ, biết đánh vần những chữ cơ bản, biết viết. Vậy nhưng, khó nhất là để con tự giác học bài. Ở nhà, tôi phải ngồi cùng để kèm thì mãi mới viết được hết bài, thật không hiểu đến lớp, cô giáo phải làm như thế nào với hàng chục học sinh”.
Chưa kể, có những ngôi trường, do các khu vực xung quanh thiếu trường học nên phải dồn học sinh, khiến số lượng lớp học lẫn số lượng học sinh mỗi lớp vượt quá so với quy định.
![]() |
Phụ huynh đứng kín cổng trường tiểu học giờ tan lớp (Ảnh minh họa: Khánh Hòa). |
Chị T.M.D. (TPHCM) cho biết, lớp học của con chị có tới 51 học sinh, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của con. Chị D. chia sẻ: “Lớp quá đông, việc ổn định trật tự mất khá nhiều thời gian. Nhiều hôm các con viết bài chưa xong đã hết giờ, lại có hôm cô giáo không kịp thời gian để giao bài. Thật khổ cho cả cô và trò”.
Còn rất nhiều những mối bận tâm của cha mẹ khi có con bước vào lớp 1. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các con vẫn đang ở trong thời gian làm quen với môi trường, cuộc sống, nếp sinh hoạt mới, sẽ còn nhiều bỡ ngỡ cho cả cha mẹ và các bé. Vì vậy, điều cần thiết nhất là cha mẹ giành thời gian quan tâm, chia sẻ tâm tư cùng con, để lắng nghe được những khó khăn, mong muốn của trẻ, và kịp thời giúp con hòa nhập tốt hơn.
Khánh Hòa
Thời tiết Sài Gòn nắng lắm mưa nhiều. Tôi đi theo lũ trẻ, thấm được cả những giọt mồ hôi, lẫn cơn mưa trắng kịt bầu trời.
" alt=""/>Cha mẹ căng thẳng trong “trận chiến” cùng con vào lớp 1Sự đầu tư quyết liệt của Metfone đã trực tiếp góp phần đưa Campuchia từ một nước có hạ tầng thông tin lạc hậu vươn lên top các quốc gia có tỷ lệ phủ sóng 4G cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay.
500 trạm phát sóng di động mà Metfone xây dựng ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn về địa lý như: biên giới, hải đảo. Quan điểm của Tập đoàn Viettel cũng như Metfone đều là “Kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội”, làm những việc tốt nhất, chân thành và tử tế nhất cho người dân Campuchia chứ không chỉ đơn thuần kiếm lợi nhuận. Thông qua viễn thông và CNTT mà Metfone xây dựng, người dân Campuchia được hưởng những tiện ích mới nhất của thế giới.
Trong chuyến thăm Metfone của các lãnh đạo Chính phủ và Nhà nước Việt Nam,cCông ty Viettel Campuchia - Metfone được đánh giá là nhân tố tiêu biểu góp phần thúc đẩy quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa 2 quốc gia.
15 năm cống hiến và tấm Huân chương Lao động hạng Nhì
Viettel đầu tư vào Campuchia từ năm 2006 và ra mắt thương hiệu viễn thông Metfone vào năm 2009. Không chỉ đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện lớn nhờ hạ tầng viễn thông hàng đầu, Metfone còn là đối tác chiến lược trong các dự án chuyển đổi số quốc gia, hợp tác các bộ trong Chính phủ Campuchia.
Trong trường học, hệ sinh thái giáo dục số SIS đã hỗ trợ hàng trăm nghìn giáo viên và học sinh với các giải pháp học tập trực tuyến. Đơn cử tại trường THPT KpongCham, tỉnh Kpongcham, nhờ có hệ thống quản lý trường học SIS mà trong đại dịch Covid-19, hơn 800 thầy cô và học sinh của ngôi trường này vẫn duy trì được việc học từ xa, không bị gián đoạn, ngắt quãng. Cũng nhờ hệ thống SIS mà cho đến nay ngôi trường đã duy trì tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp 3 trên 99%.
Tại các bệnh viện, hệ thống số hóa dữ liệu PACS giúp bệnh nhân và bệnh viện lưu trữ, truy cập hồ sơ y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Năm 2021 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát tại Campuchia, với công nghệ hiện đại, Metfone đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ và các cơ quan chức năng ứng phó hiệu quả với dịch bệnh.
Metfone cũng đem đến giải pháp tài chính tiện ích cho người dân Campuchia với ví điện tử eMoney, giúp 3 triệu cư dân có thể thanh toán, chi trả lương, chuyển tiền ngay cả ở những khu vực chưa có ngân hàng.
Trong 15 năm qua, Metfone đã nộp hơn 1,05 tỷ USD vào ngân sách Campuchia, nằm trong top 5 doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất. Đồng thời, công ty đã dành hơn 120 triệu USD cho các hoạt động thiện nguyện, từ việc hỗ trợ miễn phí Internet cho trường học đến tài trợ các chương trình y tế, giáo dục và các hoạt động xã hội quan trọng. Metfone tạo ra 3.000 việc làm trực tiếp với mức thu nhập cao và hơn 30.000 việc làm gián tiếp, góp phần nâng cao đời sống của người dân Campuchia.
Với những cống hiến đó, sáng ngày 26/11/2024, Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Metfone. Đại tướng đánh giá cao việc Metfone đầu tư tại ngôi làng có 40 gia đình là cách làm hay và đáng trân trọng. Huân chương lao động Hạng Nhì xứng đáng với những nỗ lực và những đóng góp của Metfone trong thời gian vừa qua.
Trần Tuấn
" alt=""/>Metfone Campuchia