Ngọc Minh
" alt=""/>Năm 2021 Novaland nhắm đích doanh thu 27 nghìn tỷ đồngTuy nhiên, vắc xin Covid-19 vẫn chống lại bệnh nặng, làm giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong 25 lần khi đối mặt với Delta. Những người được tiêm phòng bị bệnh nhẹ hơn và phục hồi nhanh hơn.
Các nghiên cứu ở Anh chỉ ra rằng vắc xin Pfizer giảm 88% nguy cơ nhiễm Delta có triệu chứng, so với 95% đối với chủng ban đầu. Các nghiên cứu cho thấy vắc xin này giảm 96% khả năng phải nhập viện khi nhiễm Delta.
Sự khác biệt lớn nhất giữa những người đã tiêm và chưa tiêm vắc xin là mức độ nghiêm trọng và thời gian mắc bệnh. Những người được chủng ngừa có ít triệu chứng hơn.
Nhức đầu, sổ mũi và viêm họng là triệu chứng phổ biến ở người mắc Covid-19 dù tiêm phòng hay chưa. Nhưng những người tiêm đủ 2 mũi có nhiều khả năng bị mất khứu giác hơn còn người chưa tiêm dễ bị sốt, ho dai dẳng, khó thở.
Delta dường như khiến bệnh nặng hơn so với các biến thể khác, làm cho vắc xin trở nên cần thiết. CDC ước tính những người không được tiêm chủng chiếm khoảng 97% số ca nhập viện vì Covid-19 ở Mỹ.
Tiến sĩ Barney Graham, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vắc xin tại Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, cho biết: “Việc bạn được tiêm phòng hay chưa quyết định bạn có thể bị ốm như thế nào. Nhưng điều quyết định khả năng bạn bị nhiễm Covid-19 là mức độ lây nhiễm xung quanh bạn".
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
An Yên(Theo Insider)
Biến thể C.1.2 có thể lây nhiễm nhiều hơn các chủng nCoV khác và thoát khỏi tác dụng của vắc xin.
" alt=""/>So sánh triệu chứng CovidẢnh minh họa: EPR
Chính phủ Ấn Độ đặt mục tiêu tiêm chủng cho tất cả người dân vào cuối năm nay. Hiện mỗi ngày, nước này tiêm khoảng 5 triệu mũi vắc xin, nhưng đang tăng tốc để đạt 8-9 triệu mũi.
Hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, đã phải vật lộn để tiếp cận vắc xin. Đây là một thách thức mà Ấn Độ, với tư cách là nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, không mong đợi phải đối mặt.
Việc triển khai của Ấn Độ đang diễn ra như thế nào?
Kể từ ngày 16/1 tới nay, Ấn Độ đã tiêm hơn 565 triệu liều vắc xin, trong đó 125 triệu người đã tiêm đủ hai liều.
Ngày 19/8, Ấn Độ ghi nhận khoảng 36.400 ca Covid-19, chưa bằng 1/10 số bệnh nhân mới mỗi ngày vào đợt dịch cao điểm tháng 5.
Nhưng các bác sĩ nhận định không thể tránh khỏi làn sóng dịch thứ 3 khi đất nước mở cửa trở trong mối đe dọa của các biến thể.
Khi tiêm chủng đang đạt được đà tăng trưởng, các chuyên gia lo lắng về khoảng cách giới tính trong chiến dịch. Dữ liệu của chính phủ cho thấy số phụ nữ tiêm vắc xin ít hơn 6%. Điều này đặc biệt đúng ở vùng nông thôn Ấn Độ, nơi phụ nữ gặp khó khăn trong việc truy cập Internet và do dự khi chủng ngừa.
Mặc dù số liều vắc xin được tiêm mỗi ngày ở các vùng nông thôn cao nhưng tỷ lệ dân số được chủng ngừa ở thành thị vẫn lớn hơn.
Sẽ cần khoảng 1,8 tỷ liều để tiêm chủng cho tất cả những người trưởng thành đủ điều kiện ở Ấn Độ. Hiện nước này dự kiến sẽ có sẵn lượng vắc xin như sau:
- 500 triệu liều Covishield
- 400 triệu liều Covaxin
- 300 triệu liều vắc xin của Công ty Biological E (Ấn Độ)
- 100 triệu liều Sputnik V
- 50 triệu liều ZyCov-Di
Các loại vắc xin được dùng ở Ấn Độ
Ấn Độ đang sử dụng 3 loại vắc xin - AstraZeneca, có tên địa phương là Covishield; Covaxin của Công ty Ấn Độ Bharat Biotech; Sputnik V do Nga sản xuất.
Chính phủ cũng đã ủy quyền cho Công ty dược phẩm Cipla nhập khẩu vắc xin của Moderna, loại vắc xin hiệu quả gần 95% đối với Covid-19. Nhưng vẫn chưa rõ có bao nhiêu liều sẽ được cung cấp cho Ấn Độ.
Nhiều loại vắc xin khác đang được phê duyệt trong các giai đoạn khác nhau.
Chính phủ chi khoảng 5 tỷ USD để cung cấp vắc xin miễn phí tại các bệnh viện, trung tâm y tế công cộng. Nhưng mọi người cũng có thể trả tiền để tiêm vắc xin tại các cơ sở tư nhân.
Tác dụng phụ sau tiêm
Ấn Độ có chương trình giám sát các phản ứng bất lợi sau khi tiêm chủng. Các chuyên gia cho rằng nếu không công khai minh bạch những vụ việc như vậy có thể dẫn đến nỗi sợ hãi vắc xin.
Đất nước Nam Á ghi nhận hơn 23.000 tác dụng phụ sau khi tiêm chủng tính đến ngày 17/5. Hầu hết được phân loại ở mức độ nhẹ - lo lắng, chóng mặt, sốt và đau mỏi...
Ngoài ra, cũng có 700 trường hợp có các tác dụng phụ nghiêm trọng và 488 ca tử vong cho đến giữa tháng 6. Tuy nhiên, Ấn Độ cho biết, chưa thể khẳng định các ca tử vong liên quan tới vắc xin và nguy cơ tử vong sau khi tiêm chủng không đáng kể so với nhiễm bệnh. Nước này đã có 433.000 người chết vì Covid-19.
An Yên(Theo BBC)
Bộ Y tế cho biết, ngày 20/8, nước ta có thêm 10.657 ca Covid-19, nâng tổng số người mắc trong cả nước lên 323.268 trường hợp.
" alt=""/>Chiến dịch tiêm vắc xin Covid