Tôi sinh ra trong một gia đình thuộc loại khá giả ở địa phương. Bố tôi là công chức nhà nước. Ông vốn hiền lành, chỉ thích an phận thủ thường, mọi việc trong nhà ông để mẹ tôi quyết định. Mẹ tôi chạy chợ, buôn bán. Bà là người sắc sảo, quyết đoán, nhưng tính bà hơi liều lĩnh. Một khi mẹ tôi đã quyết làm cái gì thì không ai gàn được. Có khi cần tiền làm ăn, bà sẵn sàng mang cả sổ đỏ đi cắm ngân hàng.
Nhà tôi có hai chị em gái. Chị gái tôi học xong trung cấp mần non, lấy chồng cũng theo nghề giáo. Cuộc sống của anh chị tuy nghèo khó nhưng luôn vui vẻ, hạnh phúc.
Còn tôi, tốt nghiệp đại học, tôi lấy chồng ngay. Nhà chồng tôi giàu có, chồng tôi là một doanh nhân thành đạt. Lấy chồng xong tôi có bầu ngay. Vì sức khỏe tôi yếu nên chồng tôi không cho tôi đi làm. Kinh tế trong nhà không phải nghĩ, mọi việc đều đã có chồng lo. Tôi chỉ việc ở nhà chăm lo cho các con.
![]() |
Chồng tôi bảo nếu tôi dám mang tiền của anh cho ai thì cứ liệu đường ai nấy đi. (Ảnh minh họa) |
Cuộc sống tưởng cứ thế êm đềm trôi qua. Nhưng vài năm sau khi tôi lấy chồng, mẹ đẻ tôi lại dính nợ nần. Bà ôm đất vào thời đất sốt, đến lúc đất hạ, bà bán bị lỗ nặng. Vì muốn gỡ tiền, mẹ tôi lại dính cả vào lô đề, cờ bạc nhưng toàn bị thua. Kết cục là bà càng ngày càng dấn sâu vào nợ nần.
Bà phải vay tiền ngân hàng, vay nặng lãi để trả nợ. Số tiền bà vay nợ rất lớn. Nếu không có tiền trả thì các chủ nợ sẽ không để yên. Cái nhà tôi đã ở suốt những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm có nguy cơ bị mất do mẹ tôi đã đem đi "cắm" ngân hàng mà sắp đến hạn bà vẫn không có tiền trả.
Cùng quẫn, bế tắc, mẹ tôi khóc ròng nhiều ngày đêm. Bà có ý định tự tử nhiều lần.
Thương mẹ, không muốn gia đình mình tan nát, tôi đã nhiều lần giấu chồng đưa tiền cho mẹ trả nợ. Nhưng số tiền tôi đưa cho mẹ chả thấm tháp vào đâu, vì tôi cũng đâu làm ra tiền. Tiền của tôi cho mẹ chỉ là số tiền tôi dành dụm được và tiền chồng cho để tiêu. Đến lúc này, tôi đành nhờ chồng giúp đỡ cho mẹ tôi khỏi nợ nần.
Không ngờ, khi tôi vừa mở lời, anh đã gạt phắt. Chồng tôi bảo anh rất ghét những người cờ bạc. Anh cấm tôi không được đưa tiền cho mẹ. Anh còn đay nghiến, mạt sát tôi. Chồng tôi nói thẳng vào mặt tôi: "Đồng tiền không phải vỏ hến, tiền cô tiêu đều là do tôi làm ra, tôi đã phải đổ bao mồ hôi công sức mới có được. Cô chưa làm được gì cho cái nhà này, đừng bao giờ nghĩ mang tiền của nhà này đi cho ai". Và chồng tôi bảo từ bây giờ anh sẽ quản lý tiền, nếu tôi dám trái lời anh thì cứ liệu đường ai nấy đi.
Tôi bàng hoàng vì hóa ra từ trước đến giờ anh không hề coi trọng tôi, không thương yêu gia đình tôi. Trong mắt anh, tôi chỉ là người ăn bám. Thế mà tôi đã sai lầm khi dành hết thời gian ở nhà nội trợ mà không lo đến việc kiếm tiền, để đến bây giờ tôi bị chồng coi thường ra mặt.
Càng nghĩ, tôi càng mệt mỏi và ức chế. Tôi đã hết lòng hết sức để chăm lo cho anh và các con, vậy mà anh coi tôi chẳng ra gì. Đã thế lại còn bạc tình với gia đình nhà tôi, nhẫn tâm thấy mẹ vợ sắp chết mà không ra tay giúp đỡ. Tôi không ngờ người chồng mà tôi luôn yêu thương, tôn thờ lại là người như vậy. Tôi có nên rời xa anh để chứng minh cho anh thấy giá trị của bản thân mình?
Thu Hương
" alt=""/>Bị chồng dọa bỏ vì gánh nợ cho mẹ đẻMột tiêu chí khác nữa là phù hợp với văn hóa doanh nghiệp: Ứng viên có thiên hướng hành vi và tích cách phù hợp với văn hóa làm việc, các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (trung thực, trách nhiệm, nhiệt huyết và chuyên nghiệp).
Liên tục đào tạo sau tuyển dụng
Công ty thực hiện nhiều chương trình khác nhau như Internship (dành cho sinh viên năm 3,4), chương trình đào tạo Fresher (dành cho sinh viên năm cuối): mục đích là chọn lọc được các ứng viên theo các tiêu chí trên.
Công ty đánh giá kết quả thực hiện của các bạn sinh viên qua từng giai đoạn để từ đó chọn lọc, tạo nguồn tuyển dụng nhân viên chính thức. Chính vì vậy, quan trọng là các bạn sinh viên thể hiện mình và phát huy được các điểm mạnh của mình như thế nào để “đi tiếp” với nhà tuyển dụng.
Dĩ nhiên, trong các chương trình này, công ty cũng sẽ bố trí các Mentor (người hướng dẫn) để đồng hành cùng sinh viên, giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc, định hướng cho sinh viên tự tìm hiểu thêm về công việc, công nghệ…
Công ty còn xây dựng khung năng lực cho các vị trí công việc, làm cơ sở để tuyển dụng, đánh giá năng lực nhân viên định kỳ, từ đó để có cơ sở đào tạo và phát triển nhân viên, bao gồm các nhóm năng lực cốt lõi, nhóm năng lực bổ trợ, nhóm năng lực quản lý, nhóm năng lực chuyên môn. Ví dụ: ở nhóm năng lực cốt lõi: gồm các năng lực Định hướng khách hàng, Định hướng chất lượng, Làm việc nhóm, Đổi mới và sáng tạo. Nhóm năng lực bổ trợ: gồm các năng lực Giải quyết vấn đề, Giao tiếp, Thuyết trình, Phân tích và tổng hợp, Viết văn bản và báo cáo, Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ,…Trong các nhóm năng lực này, không có năng lực nào được gọi là tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi hay xuất sắc. Đã nhiều năm nay, Công ty đã không dùng tiêu chí xếp loại bằng cấp như là một điều kiện khi tuyển dụng.
Hợp tác với trường đại học
Công nghệ thông tin có lẽ là một trong những lĩnh vực thể hiện rõ nhất sự hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học trong vấn đề đào tạo. Các trường ký kết hợp tác với doanh nghiệp thì thường đưa ra yêu cầu doanh nghiệp sẽ tham gia giảng dạy trong chương trình. Có những trường được xem là hàng đầu của Việt Nam hiện nay thường dành các sinh viên xuất sắc cho những chương trình hợp tác với các công ty lớn, thường là công ty đa quốc gia hoặc tập đoàn lớn trong nước có làm ăn với nước ngoài. Các công ty này ngoài việc cử người sang trường đào tạo, còn đồng hành với trường học và sinh viên như tài trợ học bổng, hỗ trợ chi phí đào tạo từ năm thứ nhất. Thị trường lao động cạnh tranh và "hút" nguồn nhân lực lớn, nên cũng có những bất cập như: nhân lực đôi khi có thái độ công việc chưa tích cực vẫn "có quyền" từ chối tuyển dụng.
Doanh nghiệp luôn cần ứng viên có kỹ năng "học suốt đời"
Nhìn chung, để phát triển trong sự nghiệp, thì ở nghề nghiệp nào đều rất cần ở nhân sự tố chất đam mê. Điều này càng thấy rõ ở lĩnh vực công nghệ. Có những nhân sự ban đầu tốt nghiệp ở một trường đại học nào đó như khoa học, kinh tế nhưng vẫn thấy đó chưa phải là điều đam mê của mình, đã tiếp tục theo học các chương trình đào tạo khác như vừa học vừa làm, từ xa hay chỉ là học ở các trường nghề, nhưng nhờ sự đam mê và khả năng tò mò học hỏi đã từng bước trưởng thành. Trong nghề công nghệ đánh giá cao khả năng tự nghiên cứu tìm tòi. Trường đại học không ai dạy hết cho bạn mọi ngôn ngữ lập trình, khi ra trường rồi thì xu hướng công nghệ thay đổi từng ngày. Chúng tôi đánh giá cao những ứng viên có động lực tìm tòi, năng lực học thêm 1 ngôn ngữ lập trình mới để có thể "2 tay 2 súng", những người có khả năng chuyển đổi ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
Ngay trong lĩnh vực chuyên môn của tôi là quản trị nhân sự, thì tốt nghiệp một trường đại học nào đó (thường là ngành luật, kinh tế hay quản trị) thì để thành công trong công việc cũng phải "học suốt đời". Bằng cấp giỏi hay khá có thể là nền tảng để giúp cá nhân lĩnh hội kiến thức mới nhanh hơn, nhưng không phải là tất cả. Nói như vậy không có nghĩa là trường đai học được phép "đào tạo thế nào cũng được", hay sinh viên trong quá trình học cũng không cần phấn đấu. Để tuyển dụng nhân lực "làm việc thật" hiện nay, các công ty thường dựa trên năng lực và thế mạnh của ứng viên, việc phân loại bằng cấp không phải là tiêu chí hay điều kiện. Các trường đại học và sinh viên nắm bắt được xu thế này để điều chỉnh và thích nghi với thị trường lao động sẽ "nâng giá trị đào tạo" cũng như nâng giá trị bản thân lên tốt hơn.
Hạ Anh (Ghi)
-Thách thức lớn nhất là các trường đại học đào tạo cả chính quy lẫn tại chức phải nhanh chóng đồng nhất chất lượng hai hệ đào tạo này.
" alt=""/>'Chúng tôi không dùng tiêu chí xếp loại bằng cấp khi tuyển dụng”TIN BÀI KHÁC
Con chạy thận ròng rã 4 năm: mẹ nghèo kêu cứu" alt=""/>Thương người phụ nữ 11 năm liệt giường vì mắc bạo bệnh