Năm 2019, Hằng thi và trúng tuyển vào ngành Quản trị Logistics của Trường ĐH Giao thông Vận tải. Những ngày đầu trên giảng đường, nữ sinh Thanh Hóa phải làm quen với việc mỗi buổi thầy cô thường dạy hết một chương dài khoảng 20-30 trang sách. Dù “hơi sốc” nhưng Hằng vẫn giữ thói quen như khi còn học cấp 3, tập trung nghe giảng ngay trên lớp. Nhờ vậy, kiến thức ghi nhớ sâu, Hằng không phải vất vả học lại từ đầu trước mỗi kỳ thi hết môn.
Chỉ tập trung học và đi gia sư, ngay kỳ đầu tiên, nữ sinh xứ Thanh đã trở thành sinh viên duy nhất toàn khóa đạt điểm tổng kết 4.0/4.0.
Dẫu vậy Hằng thừa nhận, để đạt được kết quả đó, bản thân cũng phải đánh đổi rất nhiều. Có giai đoạn trước khi thi, nữ sinh chỉ tập trung học nên thường ngủ rất ít. Đỉnh điểm vào kỳ 1 năm 2, Hằng tụt từ 52kg xuống 46kg.
“Lúc đó, do em chưa biết cách học hiệu quả và phân bổ thời gian hợp lý nên mất khá nhiều thời gian cho việc ghi nhớ kiến thức”.
Loay hoay tìm kiếm phương pháp, Hằng nhận ra rằng ở bậc học này, việc tự học là rất quan trọng, nhưng cũng cần có những người bạn để hỗ trợ nhau tiến lên. Vì thế tới kỳ 2 năm 2, ngoài những giờ tự học, nữ sinh thường học bài cùng nhóm bạn thân.
“Trước mỗi kỳ thi, chúng em thường tập trung cùng nhau ôn tập theo chủ đề. Với vấn đề khó, cả nhóm sẽ tìm cách để gỡ từng vướng mắc. Việc giảng cho nhau nghe cũng rất hiệu quả giúp cả nhóm hiểu vấn đề sâu hơn”, Hằng nói.
“Em thấy mình vẫn rất nhỏ bé”
Liên tục đạt học bổng khuyến khích của trường nhưng khi thấy các anh chị khóa trên giành được danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương, Hằng nhận ra chỉ đạt điểm cao thôi chưa đủ.
Cuối năm 2, Hằng bắt đầu tham gia vào câu lạc bộ Logistics của trường và đăng ký một số cuộc thi để tích lũy kinh nghiệm. Chính những trải nghiệm này khiến nữ sinh tiếc nuối “giá như mình tham gia sớm hơn”.
Cô gái xứ Thanh từng đạt giải trong cuộc thi Tài năng trẻ Logistics Việt Nam. Tiền đề này khiến Hằng hứng khởi và tiếp tục “chinh chiến” thêm một số cuộc thi khác liên quan đến lĩnh vực khởi nghiệp. Năm thứ 4, Hằng là một trong 200 sinh viên cả nước và là sinh viên duy nhất của trường giành được học bổng của Tập đoàn Deloitte.
Suốt 4 năm, tổng số học bổng Hằng đạt được qua các cuộc thi lên tới hàng trăm triệu đồng. Dẫu vậy theo Hằng, điều quý giá nhất nữ sinh nhận được qua các cuộc thi là có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện với các anh chị trong doanh nghiệp và những người bạn cùng tuổi tài năng.
“Em thấy mình nhỏ bé còn mọi người quá giỏi. Nhờ vậy, em cũng được mở mang, truyền cảm hứng nhiều điều. Giống như khi tham dự một buổi đào tạo trực tiếp của Deloitte, em được chia sẻ về việc cần nhìn vấn đề bằng nhiều con mắt khác nhau, không nên tiêu cực quá nhưng cũng không nên màu hồng quá. Các góc nhìn, chia sẻ ấy đều rất khác những điều em từng suy nghĩ trước đây”, Hằng chia sẻ.
Có duyên với các học bổng, giải thưởng nhưng Hằng cũng từng hụt hẫng vì trượt học bổng của một doanh nghiệp lớn. Băn khoăn không biết mình làm chưa tốt ở đâu, Hằng chủ động gửi email tới người phỏng vấn để hỏi lý do vì sao mình không đạt. Sau đó, nữ sinh nhận lại phản hồi là do em chưa tiết chế và quá tự tin. Đó cũng là bài học khiến Hằng ghi nhớ sâu sắc.
Vũ Thị Hoa, sinh viên năm hai, thành viên câu lạc bộ Logistics của Trường ĐH Giao thông Vận tải ấn tượng về Hằng khi đạt được nhiều thành tích, giải thưởng trong 4 năm học. “Chị Hằng đã truyền cảm hứng cho chúng em, đến nỗi mọi người hay trêu cần phải “đúc tượng” chị Hằng. Chúng em luôn ngưỡng mộ và nhìn tấm gương của chị để học tập”, Hoa chia sẻ.
Sau khi tốt nghiệp, Ngô Thị Hằng tập trung học tiếng Trung với mục tiêu đi du học Trung Quốc. Hằng cho rằng, Trung Quốc là “trung tâm logistics của thế giới”, do đó đây sẽ là môi trường thuận lợi để nữ sinh phát triển chuyên môn. Ngoài ra, Hằng còn đang thử thách bản thân trong một số lĩnh vực mới. Hiện Hằng đang là KOL trong mảng sách với kênh Tiktok gần 20.000 lượt theo dõi.
Nhìn lại hành trình đã đi qua, Hằng biết ơn bố mẹ luôn cố gắng đầu tư cho mình.
“Trước đây nhà em luôn nằm trong danh sách nghèo và cận nghèo. Khi đi học, lúc nào em cũng nhận được hỗ trợ. Dẫu vậy, bố mẹ luôn đề cao và đảm bảo việc học của con. Gia đình chính là động lực lớn nhất để em luôn nỗ lực phấn đấu học tập”, Hằng nói.
Cụ thể, các dự án xã hội hóa xây dựng mới đáp ứng điều kiện sẽ được hưởng các hỗ trợ đầu tư như: Hỗ trợ công trình giao thông ngoài hàng rào bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phù hợp với quy hoạch được duyệt, quy mô đầu tư đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ dự án của nhà đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các công trình điện, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ dự án, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đề nghị doanh nghiệp chuyên ngành đầu tư xây dựng đến công trình để bán trực tiếp cho các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, các dự án cũng sẽ được hỗ trợ hoàn trả kinh phí rà phá bom mìn, vật nổ (nếu có) từ nguồn ngân sách của địa phương sau khi công trình xã hội hóa chính thức đưa vào sử dụng. Đối với một số hạ tầng trong hàng rào, tỉnh sẽ xem xét mức hỗ trợ phù hợp tùy theo tính chất, quy mô của dự án từ nguồn ngân sách của địa phương.
Ảnh minh họa: Hạ Anh. |
Thừa Thiên – Huế cũng sẽ tiến hành miễn tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian hoạt động của dự án đối với các dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi xã hội hóa; các công trình xã hội hóa trên địa bàn các xã thuộc huyện và thuộc các thị xã của tỉnh (trừ các xã thuộc địa bàn khu đô thị mới An Vân Dương); cơ sở thực hiện xã hội hóa sử dụng đất tại các thị trấn thuộc các huyện Nam Đông, A Lưới, thị trấn Lăng Cô thuộc khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô.
Miễn tiền thuê đất có thời hạn đối với các dự án tại địa bàn các phường thuộc TP. Huế, các phường thuộc thị xã Hương Thủy, địa bàn Khu đô thị mới An Vân Dương. Cơ sở xã hội hóa được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 3 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất; sau thời gian xây dựng cơ bản, được miễn tiền thuê đất 20 năm.
Tại địa bàn các phường thuộc thị xã Hương Trà, thị trấn thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc (ngoại trừ Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô): Được miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 3 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất; sau thời gian xây dựng cơ bản, được miễn tiền thuê đất 25 năm.
Về chính sách hỗ trợ về ưu đãi tín dụng, ưu tiên cho các cơ sở thực hiện xã hội hóa vay vốn trung hạn và dài hạn từ Quỹ Đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên - Huế, mức vốn cho vay và lãi suất ưu đãi theo quy định hiện hành. Trường hợp chỉ vay vốn thương mại, cơ sở thực hiện xã hội hóa được hỗ trợ tiền chênh lệch lãi vay thương mại với lãi suất ưu đãi của Quỹ Đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thừa Thiên - Huế theo quy định của Quỹ để đầu tư tài sản cố định thực hiện dự án. Thời gian hỗ trợ không quá 5 năm đầu thực hiện dự án kể từ ngày bắt đầu giải ngân của hợp đồng tín dụng.
Quyết định trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/12/2019.
Hải Nguyên
- Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện không ít các doanh nghiệp đã có những hợp tác tốt để chung tay với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong công tác đào tạo nghề.
" alt=""/>Nhiều ưu đãi khuyến khích xã hội hóa trong giáo dục nghề nghiệp ở Thừa Thiên HuếChia sẻ với VietNamNet, anh L.V.D cho biết anh thật sự ngớ người khi nghe cô cháu gái kể từ đầu năm học đến nay nhà trường không hề tổ chức dạy học tiếng anh. Xem thời khóa biểu, anh D cũng nhận ra những giờ học Tiếng Anh đã được thay bằng môn học khác.
“Cháu tôi hiện học lớp 5 sắp bước sang lớp 6 vậy mà giờ không biết gì về ngoại ngữ. Tôi có hỏi nhà trường và các giáo viên thì nhận được câu trả lời là không có giáo viên do nghỉ thai sản và phải đến tháng 2/2017 giáo viên đó mới đi dạy trở lại, nên mong phụ huynh thông cảm. Nhà trường đổ lỗi thiếu giáo viên nhưng tại sao lại không có giáo viên tăng cường. Học sinh phải học bù bằng môn khác, rất thiệt thòi. Tôi chỉ mong cháu tôi được học giống như các học sinh những nơi khác. Cả kỳ bỏ không, giờ không biết điểm tổng kết của học sinh sẽ được chấm và đánh giá như thế nào?”, anh D bức xúc.
![]() |
Từ đầu năm học đến nay, Trường Tiểu học Thanh Nưa không tổ chức dạy học ngoại ngữ cho học sinh với lý do giáo viên nghỉ thai sản. (Ảnh: Thanh Hùng) |
Đưa vấn đề này trao đổi với bà Phạm Thị Hương Giang, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Nưa, PV VietNamNetnhận được câu trả lời ngắn gọn: “Do cô giáo đang nghỉ thai sản mà trường chỉ có duy nhất một giáo viên dạy tiếng Anh. Chúng tôi đang xin và nhận được câu trả lời của phòng giáo dục huyện Điện Biên là tới đây sẽ có giáo viên dạy tăng cường”.
Lần thứ hai liên hệ, bà Giang lấy lý do “đang rất bận” và từ chối trả lời.
Để làm rõ câu chuyện này, PV tiếp tục liên hệ tới phòng giáo dục huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Theo bà Đặng Thị Ngọc Hà, Phó trưởng phòng phụ trách tiểu học (Phòng GD-ĐT huyện Điện Biên), câu chuyện này xuất phát từ việc chưa đủ số giáo viên Tiếng Anh trên mỗi trường. Hiện huyện có tất cả 32 giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học nhưng có 37 trường tiểu học và 1 trường THCS có lớp tiểu học. Như vậy, tính bình quân mỗi trường tiểu học trên địa bàn huyện có 1 giáo viên tiếng Anh.
“Phòng chúng tôi thường phân công một giáo viên ngoài số tiết của trường này có thể dạy thêm một số tiết của các trường khác nữa. Chúng tôi đang áp dụng 2 hướng: Trường nào đủ giáo viên thì dạy 4 tiết/tuần, những trường chưa đủ giáo viên thì dạy 2 tiết/tuần. Như trường Thanh Nưa bố trí có một giáo viên biên chế nên sẽ có 2 tiết/tuần với các khối lớp 3,4,5.
Cũng khó cho chúng tôi là giáo viên tiếng Anh hầu hết rất trẻ, năm học này có tới 7 cô giáo trong diện nghỉ thai sản. Trong đó có cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền của Trường Tiểu học Thanh Nưa. Cô Huyền nghỉ thai sản từ trước học kỳ 1 năm học 2016-2017. Trường cũng đã báo cáo lên phòng tuy nhiên trong thời gian đó chưa có giáo viên để điều lên ngay, bởi phải tính toán bố trí giữa các trường để không làm xáo trộn quá nhiều”, bà Hà nói.
Theo bà Hà, thực tế phòng cũng đã có quyết định điều động một giáo viên của Trường Tiểu học Núa Ngam lên dạy tăng cường trong thời gian mà giáo viên trường Tiểu học Thanh Nưa nghỉ thai sản. “Tuy nhiên, có một trục trặc là sau khi nhận quyết định xong, cô Trang lại ốm và phải nhập viện nên việc tổ chức dạy học tiếp tục bị gián đoạn đến nay”, bà Hà lý giải.
Theo bà Hà, cô Huyền sau khi trở lại sau thời gian nghỉ thai sản, một mình dạy chương trình đúng ra từ đầu năm đến nay thì cũng không kịp. Vì vậy, phòng cũng xác định cử tăng cường cô Trang để 2 giáo viên cùng dạy. “Hai cô sẽ cùng dạy bù các tiết mà tháng 9, 10 chưa được học và giảm số tiết các môn khác mà trước nay đang lấp giờ môn Tiếng Anh. Để làm sao đến hết năm học vẫn có thể kịp tiến độ chương trình”.
Trả lời thắc mắc về việc tại sao không tăng cường thêm giáo viên, bà Hà cho hay thực tế năm nay huyện cũng tuyển thêm nhưng đợt tuyển dụng vừa qua cũng chỉ tuyển thêm được 3 giáo viên.
“Theo kế hoạch năm nay sẽ tuyển thêm 15 giáo viên tiếng Anh nhưng rồi chỉ 3 giáo viên tiểu học và 1 giáo viên THCS đạt tiêu chí trúng tuyển. Song chúng tôi cũng bố trí dành ưu tiên cho những xã mà từ trước đến nay chưa có giáo viên tiếng Anh”.
Trước lo ngại của phụ huynh về việc đánh giá học sinh cuối kì, bà Hà cho hay, phòng GD-ĐT đã có văn bản báo cáo, xin phép Sở GD-ĐT Điện Biên về trường hợp này. Với những học sinh khối 3,4,5 Trường Tiểu học Thanh Nưa thì việc đánh giá, khen thưởng sẽ chờ kết quả môn Tiếng Anh và dời việc này sang đầu học kỳ 2.
Thanh Hùng
" alt=""/>Cả trường không được học ngoại ngữ cả học kỳ vì cô giáo nghỉ đẻ