Ngày 22/9/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký các Quyết định 1436 và 1438 điều động, bổ nhiệm 2 ông Nguyễn Văn Phúc - Hiệu trưởng Đại học Mở TP.HCM và Nguyễn Hữu Độ - Ủy viên Ban Chấp hành Thành ủy Hà Nội, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ GD&ĐT.
Tân Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ sinh năm 1962, là Cử nhân Sư phạm Toán, Tiến sĩ quản lý giáo dục; trước khi được bổ nhiệm làm Thứ trưởng, ông Độ là Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội từ năm 2008 tới nay. Tân Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc sinh năm 1974, quê tại tỉnh Long An, là Cử nhân Kinh tế, Tiến sĩ nghiên cứu phát triển chuyên ngành kinh tế... Từ năm 2008 tới nay, ông Phúc là Phó hiệu trưởng rồi Hiệu trưởng trường Đại học Mở TP.HCM.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Quyết định 4224 phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và 5 Thứ trưởng: Phạm Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Nghĩa, Bùi Văn Ga, Nguyễn Hữu Độ, Nguyễn Văn Phúc.
![]() |
Theo quyết định phân công nhiệm vụ, cùng với các lĩnh vực Khoa học, công nghệ và Môi trường; hợp tác quốc tế trong GD&ĐT, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cũng được phân công phụ trách lĩnh vực ứng dụng CNTT của ngành.
Cùng với nhiệm vụ phụ trách Cục CNTT, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc còn được phân công phụ trách các đơn vị: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Cục Hợp tác quốc tế; Trung tâm đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam; Trung tâm khu vực về học tập suốt đời của SEAMEO tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán.
" alt=""/>Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phụ trách lĩnh vực ứng dụng CNTT ngành GD&ĐTTheo một báo cáo mới của nhà phân tích Ming-Chi Kuo của KGI Securities, Apple đang phải đối mặt với những hạn chế về chuỗi cung ứng cho iPhone X sắp phát hành. Công ty sẽ có sẵn 2 đến 3 triệu chiếc trước khi tung ra vào ngày 3/11 thế nhưng con số này bị coi là không đủ để đáp ứng nhu cầu cho người mua hàng.
Gần đây, Apple không có xu hướng tiết lộ con số chính xác cho tuần bán hàng đầu tiên như đối với iPhone 7 vào năm ngoái.
Rõ ràng trước đây Apple đã từng công khai số liệu về các mặt hàng như iPhone 6s đã được bán ra 13 triệu chiếc, 10 triệu iPhone 6 và 9 triệu iPhone 5s / 5c chỉ trong tuần đầu tiên. Tuy sự có mặt của iPhone 8 đã làm giảm các nhu cầu của người dùng đối với iPhone X nhưng có vẻ như nhiều người sẽ phải thất vọng vì cổ phiếu ban đầu của Apple.
Thông qua nhiều quy cách để marketing có sản phẩm tiếp theo, có vẻ như iPhone được dự đoán mang lại nhiều sáng tạo hơn so với một iPhone bình thường. Apple cho biết sẽ thêm vào các thành phần tiên tiến để các nhà cung cấp có thể sản xuất hàng chục cái. Thế nhưng trên thực tế nhiều bộ phận của iPhone X vẫn đang gặp vấn đề trong khâu sản xuất (ví dụ như màn hình OLED).
Theo công ty chứng khoán KGI, Appke hiện đang sử dụng một bảng mạch in linh hoạt cho bộ phận ăng-ten. Thế nhưng đây là một bảng mạch khá phức tạp. Vì vậy, Apple đã có vấn đề trong công đoạn tìm kiếm các nhà cung cấp có thể sản xuất bảng mạch này với quy mô lớn. Nhà sản xuất điện tử Murata của Nhật Bản đã được chọn để sản xuất bộ phận này nhưng có vẻ như công ty không thể đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ của Apple. Thế nên, Apple đã tìm một nhà cung cấp khác, chính điều này gây ra sự chậm trễ trong việc sản xuất và bán ra đúng dự định.
" alt=""/>Cận kề ngày bán ra, Apple vẫn chưa sản xuất đủ iPhone XKể từ khi Apple giới thiệu iPhone 7 và chính thức loại bỏ cổng tai nghe 3.5, đồng thời trang bị cho iPhone tính năng chống nước, thế giới đã lờ mờ nhận ra con đường mà Táo Khuyết đang theo đuổi về một tương lai smartphone “đóng chặt” không phím vật lý và không cổng kết nối.
Một năm sau, iPhone 8 và iPhone X ra mắt lại càng khẳng định chắc chắn hơn điều đó. So sánh giữa iPhone 8 và iPhone 7, Apple vẫn đang giữ vững vị thế người đi đầu của mình khi đạt được quá nhiều cải tiến chỉ sau 1 năm (vi xử lý mạnh hơn tới 70%, màn hình True Tone, iPhone X có màn hình độ phân giải cao và không viền, Face ID...), nhưng hơn cả, dàn flagship 2017 của công ty Cupertino đại diện cho khởi đầu một thời đại mới của điện thoại thông minh: một tương lai smartphone không cổng kết nối, không phím bấm vật lý - một tương lai smartphone “nguyên khối” đúng nghĩa.
“Thiên tài thiết kế” Jony Ive đã để lộ tham vọng làm ra một chiếc iPhone “hình dáng tấm kính nguyên khối” từ một năm trước. Một năm sau chiếc iPhone X ra đời và được xem là nỗ lực đầu tiên của Apple với mục tiêu mới. Chẳng vậy mà Jony Ive, trong một buổi phỏng vấn tại sự kiện của Apple hồi tháng trước, đã nhấn mạnh rằng iPhone X “là chương đầu cho một chặng đường phát triển iPhone hoàn toàn mới”.
Ông còn nói thêm về ý định cách ly khỏi khái niệm “linh kiện đơn lẻ”, thay vào đó là tập trung tích hợp nhiều phần của điện thoại vào làm một:
“Trước đây, chúng ta cảm giác rằng phải có một housing để làm chỗ gắn vào những linh kiện điện thoại rời rạc, kể cả màn hình. Điều mà Apple luôn trăn trở đó là làm sao để thách thức những gì tinh hoa nhất của nghệ thuật và tích hợp vào thành một khối những gì chúng ta vẫn coi là linh kiện rời. Nhìn vào iPhone X theo hướng tiếp cận như vậy, tôi nghĩ rằng, dù mất nhiều năm, nhưng chúng tôi cuối cùng cũng đã làm được điều đó”.
Jony Ive thực không hề nói quá, chiêm ngưỡng iPhone X hay thậm chí là iPhone 8, có thể nhận thấy nỗ lực rõ ràng của Apple. Hãng muốn biến iPhone thành một khối phần cứng duy nhất không có linh kiện chuyển động cũng như không cổng kết nối - một thiết kế hoàn toàn khép kín và một lần nữa cách mạng hóa thiết kế smartphone - như những gì Steve Jobs đã làm 10 năm trước.
![]() |
Đầu tiên phải kể đến sạc không dây. Flagship 2017 của Apple là thế hệ iPhone đầu tiên được tích hợp công nghệ sạc không dây và là chuẩn sạc không dây Qi phổ biến. Sạc không dây cũng có nghĩa rằng Apple không cần đến cổng Lightning nữa. Và dù vẫn đủ “lương thiện” để bán kèm với iPhone 8 một cáp chuyển đổi từ jack 3.5mm sang cổng Lightning, mục tiêu tối thượng của Táo Khuyết vẫn là hướng người dùng đến một tương lai tai nghe không dây - có thể là AirPod hoặc bất kỳ tai nghe không dây nào khác.
" alt=""/>iPhone 8 và iPhone X là dấu hiệu mở đường cho một tương lai smartphone hoàn toàn nguyên khối?