Khảo sát về ngân sách thuê căn hộ của nhóm nhân sự cao cấp nước ngoài tại Hà Nội thì mức chi trả đang dao động trung bình từ 2.000 - 7.000 USD/tháng. Đáng ngạc nhiên là nguồn cung lại đang khan hiếm đáng báo động.Mấy ngày nay, chị Minh Hòa (Trung Hòa – Nhân Chính) đang sôi sục tìm thuê một căn hộ cho một người bạn mới sang Việt Nam làm chuyên gia. Chị Hòa kể, bạn người Nhật hiện đang làm tư vấn cao cấp muốn thuê một căn hộ tại khu vực hồ Tây đã đi đến vài căn hộ nhưng vẫn thấy chưa ưng ý.
Anh Nguyễn Văn Minh, một môi giới cho biết, thị trường bất động sản cho thuê ở khu vực Hồ Tây vẫn luôn ổn định do nhu cầu thuê nhà của người nước ngoài, nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc khá cao. Những năm gần đây, phân khúc này còn có xu hướng tăng lên do sự phát triển và mở rộng của các doanh nghiệp nước ngoài tại Bắc Ninh và các tỉnh thành phụ cận Hà Nội. Nhiều dự án cao cấp tại khu vực xuất hiện đáp ứng sự lựa chọn phong phú cho khách hàng nhưng cùng với đó đòi hỏi về tiện ích căn hộ cũng ngày càng khắt khe hơn.

|
|
Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến quý 1/2017, cả nước có gần 84.000 lao động nước ngoài thuộc diện cấp phép lao động, trong đó trên 90% chưa sở hữu bất động sản. Khảo sát về ngân sách thuê căn hộ của nhóm nhân sự cao cấp nước ngoài thì mức đầu tư dao động trung bình từ 2.000 - 7.000 USD/tháng. Tuy nhiên, khai thác nguồn cung tưởng dễ dàng này lại không hề đơn giản.
Không chỉ yêu cầu cao về chất lượng căn hộ mà dịch vụ đi kèm phải đạt tiêu chuẩn 5 sao, điều kiện an ninh đảm bảo và tiện ích đồng bộ. Họ sẵn sàng mở hầu bao trả mức thuê nhà cao cho những căn hộ phải có chất lượng sống đạt chuẩn quốc tế.
Cũng theo anh Minh, thị trường bất động sản Hà Nội đã có nhiều thay đổi với nhiều khu vực phát triển mới nhưng Tây Hồ vẫn chưa bao giờ mất đi sức hút. Không chỉ giữ mức giá bán luôn cao “ngất ngưởng” mà giá cho thuê các căn hộ tại đây cũng gần như cao nhất Hà Nội.
Theo các chuyên gia, nguồn cung các dự án khu vực này luôn khan hiếm do nằm trong các quận nội thành bị hạn chế về chiều cao. Số lượng căn hộ ở khu vực Hồ Tây để bán hoặc cho thuê không còn nhiều. Nguồn cung thì ít nhưng cầu thì lớn khiến cho bất động sản Hồ Tây nhưng luôn “khan hiếm” dù “đắt đỏ” vẫn luôn hút khách.
Theo khảo sát của Savills Việt Nam, nhu cầu thuê nhà ở Hồ Tây chủ yếu tập trung ở các chung cư cao cấp với giá khá đắt đỏ, công suất thuê lên đến 79% với giá thuê thấp nhất khoảng 27USD/m2/tháng.
“Miếng ngon khó nuốt”
Khảo sát tại khu vực Hồ Tây hiện đang có những khách sạn 5 sao sang trọng như SOMERSET, INTER CONTINENTAL HANOI WESTLAKE…. Khu vực này cũng chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt các ông lớn với các dự án căn hộ cao cấp mới như Watermark, D’. Le Roi Soleil Quảng An, Sun Grand City… Tuy nhiên, các dự án này phần lớn đang là hình thức bán nhà ở. Sau đó người dân sẽ tự cho thuê lại manh mún. Một số hộ dân khác thì tự xây nhà và tự quản lý, cho người nước ngoài thuê lại.
Mới đây nhất, khu căn hộ khách sạn dạng Penthouse dạng một phòng ngủ do The Ascott quản lý cũng vừa ra mắt ngay đầu tháng 7 tiếp tục bổ sung nguồn căn hộ cho khu vực. Ngay khi vừa ra mắt, Nhà phát triển dự án cho biết, theo kế hoạch, dự án chỉ có 90 căn hộ dành bán cho khách hàng có nhu cầu sinh sống tại PentStudio – một hình thức khác của Penthouse; còn lại các căn hộ dạng khách sạn dành bán cho khách hàng đầu tư. Cùng với đó là cam kết thuê lại căn hộ dạng khách sạn trong 10 năm với giá thuê 5%/năm được đảm bảo bằng USD. Dự án chưa mở bán nhưng lượng khách hang chờ đặt cọc đã rất đông do nhu cầu đầu tư vào căn hộ nghỉ dưỡng tại Hà Nội rất lớn trong khi lượng hàng ra quá ít và nhỏ giọt.
Báo cáo thị trường quý II/2017, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc bộ phận nghiên cứu, tư vấn, định giá CBRE Việt Nam, cho biết, căn hộ cao cấp dù có giảm nguồn cung nhưng giá vẫn ở mức cao và chưa thấy có hiện tượng giảm giá.
Theo bà An, xét về giá chào bán, không có quá nhiều thay đổi về mức giá trung bình so với quý trước cả trên thị trường sơ cấp và thứ cấp. Điểm đáng chú ý trong quý này, phân khúc cao cấp là phân khúc duy nhất tăng giá ở cả hai thị trường với mức tăng lần lượt 1% và 3% tại thị trường sơ cấp và thứ cấp. Điều này sẽ khiến khách hàng càng cân nhắc kỹ khi “chọn mặt gửi tiền” vào các dự án cao cấp.
Với lợi thế từ các yếu tố phong thủy cộng với hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ, dự án quanh khu vực Hồ Tây luôn được săn đón. Tuy nhiên đánh giá về thị trường căn hộ hiện nay trong khu vực này, có ý kiến cho rằng dù có thêm nguồn cung mới nhưng thực tế vẫn rất thiếu những căn hộ dịch vụ và nhà ở với dịch vụ quản lý cao cấp chuẩn 5 sao. Vì vậy cuộc cạnh tranh giữa các ông lớn giành khách nhà giàu trong khu vực sẽ càng gay gắt hứa hẹn cuộc chạy đua về tiện ích, dịch vụ cũng như chính sách bán hàng từ chính chủ đầu tư.
Minh Minh
 Cận cảnh đất vàng hồ Tây sau cổ phần hóa vừa bị Thủ tướng yêu cầu rà soát lạiTổng Công ty Vận tải thủy – VIVASO sẽ sở hữu 250,000 cổ phần (tương đương 65% vốn) của công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam. " alt=""/>Hà Nội: Giới đầu tư khát căn hộ cho thuê
 |
|
Bkav cho hay, Btalk được tích hợp tính năng gọi điện thông thường và gọi điện miễn phí trên cùng một giao diện Talk, ngoài ra còn có những tính năng khác như nhắn tin, chat miễn phí tích hợp nhắn tin, chat Facebook, Yahoo, Gtalk. Trước mắt, Btalk chỉ chạy trên điện thoại hệ điều hành Android. Tuy nhiên, trong tương lai, những người dùng điện thoại cài các hệ điều hành khác cũng có thể trải nghiệm những tiện ích của ứng dụng này.
Trước đó, ngày 2/4, Bkav đã gỡ ứng dụng này khỏi kho ứng dụng Play Store của Google.
Tính đến thời điểm này, có gần 10 doanh nghiệp Việt Nam đã hoàn thiện ứng dụng này. Nhưng chỉ có Zalo đang "làm mưa làm gió" trên thị trường OTT. Mới đây, Zalo chính thức đạt 10 triệu người dùng cùng 120 triệu tin nhắn trao đổi qua hệ thống mỗi ngày. Với con số này, Zalo đã phủ sóng 50% thị trường điện thoại thông minh ở Việt Nam. Với sự trỗi dậy của các ứng dụng OTT Việt thì nhiều OTT ngoại cũng bị đẩy vào giai đoạn suy thoái như Kakao Talk, thậm chí cả Line. Thực tế trên thị trường OTT Việt Nam là cuộc đấu của Zalo và Viber.
"Cuộc chiến" ở thị trường OTT Việt Nam cũng rất khốc liệt. Mặc dù Viber không tốn một đồng nào nhưng đã có được gần 10 triệu thuê bao ở Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam khác phải bỏ hàng chục triệu USD để quảng bá cho dịch vụ của mình. Số tiền này lớn hơn rất nhiều so với tiền bỏ ra thiết kế xây dựng sản phẩm. Sau khi có thuê bao, các doanh nghiệp OTT bắt buộc phải tính đến yếu tố thương mại cho dịch vụ này. Thông thường các doanh nghiệp OTT sẽ tính đến bài toán như bán sticker, hoặc bán quảng cáo, ứng dụng khác để thu hồi vốn. Thế nhưng, tâm lý người dùng Việt thích sử dụng các dịch vụ miễn phí nên sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp OTT trong yếu tố thươg mại. Như vậy, Bkav muốn đẩy được Btalk có vị trí ở thị trường Việt Nam chắc chắn phải đầu tư số tiền không nhỏ và rất khó dự báo trước được yếu tố thương mại của dịch vụ này.
Cho dù các ứng dụng OTT có thành công ở Việt Nam hay không thì sự xuất hiện ồ ạt này cũng là yếu tố đe dọa "miếng bánh" của các mạng di động. Đại diện các nhà mạng thừa nhận đây đang là vấn đề gây “đau đầu”, nhất là khi dịch vụ như Viber trong tháng 12/2013 đã tiếp tục ra mắt dịch vụ cho phép người dùng smartphone, máy tính có thể gọi trực tiếp đến số điện thoại cố định, di động ngay cả khi thiết bị không cài đặt ứng dụng.
" alt=""/>Bkav chính thức đem Btalk 'tham chiến' thị trường OTT vào ngày 16/4