
Chương trình còn có sự tham gia của các chuyên gia uy tín trong ngành thẩm mỹ như: GS.TS.BS. Jan Olof Lötvall - chuyên gia Thụy Điển nổi tiếng thế giới với 330 báo cáo khoa học về bóng xuất bào và Exosome; Mr. Byong Seung Cho - CEO/CTO ExoCobio...
Chương trình thu hút sự tham gia trực tiếp của đông đảo các bác sĩ tại Caravelle Saigon Hotel và hàng trăm bác sĩ, chuyên gia y tế tham dự qua nền tảng trực tuyến.
PGS.TS.BS Văn Thế Trung - Trưởng Bộ môn Da liễu Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, công nghệ Exosome đang là một lĩnh vực đầy hứa hẹn và thu hút nhiều sự chú ý của y học thế giới trong những năm gần đây đặc biệt trong lĩnh vực thẩm mỹ da liễu. Việc nghiên cứu, cập nhật kiến thức và ứng dụng Exosome trong thẩm mỹ có vai trò quan trọng với sự phát triển của ngành này trong tương lai.
Hội thảo còn có các bài trình bày chuyên môn từ nhiều diễn giả khác, như: “Liệu pháp Exosome trong bệnh lý da viêm” của ThS.BS. Trần Thị Thuý Phượng; “Liệu pháp Exosome trong thẩm mỹ da” của TS.BS. Nguyễn Thị Hồng Chuyên; “Tiêu chuẩn chất lượng của liệu pháp Exosome và quy trình sản xuất theo GMP” của GS.TS.BS. Jan Olof Lötvall; “Điều trị y khoa và thẩm mỹ tái tạo dựa trên ExoSCRT™ Exosome” của tác giả Byong Seung Cho.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cập nhật những điểm mới trong cách tiếp cận, chẩn đoán, điều trị các vấn đề da liễu với liệu pháp Exosome; phân tích những ca lâm sàng thực tế về hiệu quả điều trị với Exosome trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Zacy Aesthetics là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và cung cấp các giải pháp thẩm mỹ tại Việt Nam. Hiện tại, Zacy Aesthetics đang là nhà phân phối các sản phẩm Exosome như ASCEplus Derma Signal Kit SRLV.
Doãn Phong
" alt=""/>Triển vọng của liệu pháp Exosome trong thẩm mỹ da liễuĐó là một tình huống được một thành viên mạng xã hội chia sẻ mới đây. Theo thông tin từ tin nhắn, vị phụ huynh giới thiệu mình là phụ huynh của một học sinh lớp 7, xin cho con nghỉ vì bị sốt phải đi khám. Phụ huynh cũng nói thêm, khi con đi học lại sẽ gửi giấy xin phép đến nhà trường sau. Cô giáo nhắn tin trả lời “OK”.
![]() |
Phần trả lời tin nhắn của giáo viên với phụ huynh gây tranh cãi |
Theo thông tin chia sẻ thì phụ huynh có phần hơi “choáng” và than rằng “giáo dục ơi giáo dục...” khi nhận tin nhắn phản hồi từ giáo viên. Ngoài ra, thành viên này cho biết phụ huynh ngoài 30 tuổi, còn giáo viên 55 tuổi.
Tình huống này đã nhận được nhiều ý kiến bình luận trái chiều.
Không ít người cho rằng trước thông tin mà mình tiếp nhận liên quan đến học trò như vậy, cách trả lời của cô giáo thật khó chấp nhận khi quá ngắn gọn.
Chị Trần Thị Ánh (một phụ huynh ở quận Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Dù thế nào đi nữa thì khi nhận câu trả lời thế này phụ huynh sẽ có cảm giác giáo viên của con thiếu cảm thông. Cô hoàn toàn có thể trả lời ngắn gọn lại là “Cô đã nhận được tin mẹ/ bố A nhé”, hoặc là một câu hỏi thăm hay chúc học sinh nhanh khỏi bệnh”.
Có phụ huynh đưa ý kiến trong tình huống hay tin học trò của mình bị ốm, giáo viên còn cần điện hỏi thăm ngay.
Chị Thu Trang bình luận: “Tôi cũng gặp trường hợp tương tự như vậy, nhưng cô giáo của con gọi điện ngay lại cho mẹ hỏi thăm tình hình và hướng dẫn thêm. Có thể viết trả lời “Cô giáo đã nhận thông tin" hoặc "OK anh/chị/em" nếu thực sự đang bận, sau đó gọi điện hỏi thăm sau. Như vậy, gia đình cũng cảm thấy có sự tôn trọng và cảm thông nhất định”.
Có thể chấp nhận được?
Tuy nhiên, luồng ý kiến khác lại cho rằng việc này cũng rất bình thường, không có gì quá to tát và chưa đến mức độ phải quy kết giáo viên.
Bởi về cơ bản, cách trả lời của cô giáo cũng truyền đạt thông tin rằng mình đã nhận được tin nhắn và đồng ý với phụ huynh cho phép con nghỉ học.
Một số người thì cho rằng trước khi phán xét giáo viên thì cần phải xem hoàn cảnh cô nhắn tin, và liệu trước đó giáo viên và phụ huynh đã có những giao ước trước hay chưa.
Nhìn vào thời gian nhận tin nhắn, nhiều người cho rằng phụ huynh cần có cái nhìn thông cảm đối với giáo viên, bởi khi đó có thể là thời điểm chuẩn bị vào lớp, rất bận để ổn định lớp học và không có thời gian để nhắn tin cụ thể.
Chị Phạm Thùy Linh (Hà Nội) đưa ý kiến: “Cô chủ nhiệm con tôi trước đây cũng chỉ nhắn lại thế này thôi. Họp phụ huynh cô cũng thông báo luôn là các tin nhắn xin nghỉ đột xuất, đến muộn... cô sẽ chỉ trả lời ngắn gọn như thế, và phụ huynh thông cảm vì đó là giờ cô phải làm việc với học sinh rồi. Do đó, tôi thấy cách trả lời vậy cũng bình thường mà. Hơn nữa, trường hợp này cô sắp về hưu nên tuổi của các bố mẹ chắc chắn đến 90% là ít tuổi hơn cô, vì vậy đừng nặng nề quá”.
Còn chị Lương Quỳnh nhìn nhận: “Tại sao mọi người chỉ phán xét việc cách trả lời quá ngắn gọn của cô giáo mà không ai nhắc đến việc tại sao xin nghỉ ốm cho con mà phụ huynh chỉ nhắn tin chứ không gọi điện trực tiếp cho cô giáo? Nếu là tôi thì tôi cũng chẳng hài lòng việc phụ huynh nhắn tin như vậy”.
Trong khi đó, anh Phạm Quỳnh (Thanh Hóa) chia sẻ: “Nếu chúng ta nhìn nhận khách quan thì đây lại là điều rất bình thường. Bởi không chỉ các giáo viên mà những người ở độ tuổi sắp về hưu có thể thao tác về công nghệ của họ không được nhanh, thậm chí không sành sỏi nên họ chọn cách phản hồi kịp thời nhất đến phụ huynh như vậy. Về cơ bản truyền đủ thông tin”.
Số khác cho rằng có thể sau tin nhắn trả lời đó cô giáo sẽ hỏi han học sinh lúc rảnh. Hay có những giáo viên không khéo ăn nói, giao tiếp nhưng vẫn rất yêu thương và quan tâm học sinh theo những cách khác, thay vì những lời tin nhắn bùi tai...
Về phí giáo viên, nhiều người cho rằng cần có cái nhìn khách quan trong tình huống này, khi xin cho con nghỉ học nếu không gặp trực tiếp được giáo viên thì phụ huynh hoàn toàn có thể điện báo.
Một giáo viên khác cho rằng: “Nếu thời điểm đó đang phải ổn định lớp học đầu ngày thì phải làm sao? Tôi có người bạn đang dạy thì nhắn tin vì phụ huynh hỏi mấy giờ tan học, bị ban giám hiệu nhìn thấy và phải chịu phê bình”.
Cô giáo Trần Hà (Nghệ An) mong có cái nhìn cảm thông: “Nghề giáo luôn bị đánh giá theo những chuẩn mực nhất của xã hội và không thể lúc nào cũng chiều lòng được tất cả, bởi giáo viên cũng là con người với đầy áp lực công việc. Vậy nên cũng mong phụ huynh có cách nhìn cảm thông hơn với các thầy cô giáo”.
Thanh Hùng
" alt=""/>Khi giáo viên nhắn tin “OK” trả lời phụ huynhHọc viện Quản lý giáo dục
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2020 của Học viện Quản lý giáo dục là 15 điểm (chưa nhân hệ số và đã bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và đối tượng) đối với tất cả các tổ hợp xét tuyển ở tất cả các ngành.
Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
Mức điểm sàn trường này đưa ra từ 15 – 16 điểm tùy từng ngành, trong đó ngành Luật và Quan hệ công chúng có điểm sàn là 16, các ngành còn lại có mức điểm sàn là 15.
Học viện Tòa án
Năm 2020, Học viện Tòa án đưa ra mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 18 cho tất cả các tổ hợp. Học viện Tòa án chỉ nhận xét tuyển những thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển 1 và 2 vào trường. Nếu thí sinh không điều chỉnh, hồ sơ được coi là không hợp lệ và thí sinh không được xét tuyển.
Học viện Chính sách và Phát triển
Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của Học viện Chính sách và Phát triển là 18 đối với 7 ngành là Kinh tế, Kinh tế quốc tế, Kinh tế phát triển, Quản lý Nhà nước, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Luật Kinh tế.
Thúy Nga
Trường ĐH Xây dựng, Trường ĐH Mở Hà Nội, Trường ĐH Phenikaa, Trường ĐH Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa công bố mức điểm sàn năm 2020. Ngưỡng điểm sàn vào các trường này dao động từ 16 – 22 điểm.
" alt=""/>Điểm sàn một số trường đại học năm 2020