Các thành viên đội tuyển làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Gimhae (Busan) (Ảnh: VFF).
Hiện tại, Hàn Quốc bắt đầu chuyển sang mùa đông. Dù có nắng nhưng thời tiết vẫn khá lạnh. Điều này cũng đã nằm trong sự tính toán của ban huấn luyện nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất cho kế hoạch tập huấn.
Theo đó, buổi sáng nền nhiệt ở mức thấp, đội chủ yếu rèn thể lực trên sân cỏ nhân tạo trong nhà thi đấu có mái che. Buổi chiều, đội sẽ tăng cường kỹ chiến thuật trên sân cỏ tự nhiên, nằm cách khách sạn khoảng 15 phút di chuyển bằng xe buýt.
Theo kế hoạch, trong thời gian tập huấn tại Hàn Quốc, đội tuyển Việt Nam sẽ có ba trận đấu tập với "quân xanh" được sắp xếp theo độ khó tăng dần nhằm phục vụ chuyên môn của ban huấn luyện.
Đội tuyển Việt Nam sẽ thi đấu giao hữu với CLB cũ của HLV Kim Sang Sik là Jeonbuk Motors (Ảnh: K-League).
Cụ thể, ở trận đá tập đầu tiên mang tính khởi động, đội tuyển sẽ gặp CLB Ulsan Citizen thuộc K-League 3. Hai trận tiếp theo, đội tuyển lần lượt gặp Daegu FC và Jeonbuk Motors đang chơi ở K-League 1.
Trong đó, Jeonbuk Motors từng thống trị bóng đá Hàn Quốc và vô địch châu Á. Đây cũng là nơi HLV Kim Sang Sik từng làm HLV trưởng, trước khi sang Việt Nam làm việc. Ông đã giúp Jeonbuk Motors giành chức vô địch quốc gia Hàn Quốc.
HLV Kim Sang Sik đánh giá rất cao hai trận đấu gặp Daegu FC và Jeonbuk Motors. Ông hy vọng đây sẽ là những bài kiểm tra chất lượng nhằm hoàn thiện đội hình, lối chơi trước khi bước vào cuộc cạnh tranh tại AFF Cup 2024.
Jannik Sinner chơi đầy ấn tượng ở Davis Cup 2024 (Ảnh: Getty).
Sang set 2, De Minaur cố gắng duy trì thế trận khá cân bằng trước Sinner. Điểm nhấn trận đấu đến ở game thứ 9, Sinner tạo ra bước ngoặt với việc giành break point. Sau đó, tay vợt người Italy không bỏ lỡ cơ hội để đánh bại đối thủ ở set đấu này với chiến thắng 6-4.
Jannik Sinner vượt qua đối thủ người Australia sau hai set với các tỷ số 6-3, 6-4 đầy thuyết phục và giúp Italy đánh bại Australia ở bán kết Davis Cup 2024. Ở trận đấu trước đó, Berrettini (Italy) hạ gục Kokkinakis (Australia) sau 3 set đấu với tỷ số 6-7, 6-3, 7-5.
Đối thủ của đội tuyển Italy ở chung kết Davis Cup 2024 là Hà Lan. Tối 22/11, đội tuyển Hà Lan xuất sắc vượt qua Đức ở bán kết đầy thuyết phục. Botic Van De Zandschulp đánh bại Daniel Altmaier còn tay vợt số một Hà Lan Tallon Griekspoor vượt qua Jan-Lennard Struff.
Trận chung kết giữa Italy và Hà Lan ở chung kết Davis Cup 2024 sẽ diễn ra vào tối nay (24/11) tại Malaga (Tây Ban Nha). Jannik Sinner có cơ hội giành thêm danh hiệu sau mùa giải quần vợt thăng hoa với 2 Grand Slam, 3 ATP Masters 1000 cùng ngôi vô địch ở ATP Finals.
" alt=""/>Jannik Sinner tỏa sáng, đưa Italy vào chung kết Davis CupNếu không thực hiện đầy đủ, Bộ Công Thương khẳng định sẽ xem xét các biện pháp chặt chẽ hơn để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong nước. Thời hạn cụ thể để các doanh nghiệp nước ngoài có website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam hoàn tất hồ sơ đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương được quy định tại Nghị định 85/2021.
Theo đó, các nền tảng cần khẩn trương nộp hồ sơ ngay khi bắt đầu cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam hoặc ngay khi đáp ứng các điều kiện xác định là đang hoạt động tại Việt Nam.
Temu thâm nhập thị trường Việt Nam với hàng loạt quảng cáo khuyến mại lên đến 90% (Ảnh: Reuters).
"Nếu quá thời hạn mà các sàn vẫn chưa hoàn tất hồ sơ, Bộ Công Thương có thể áp dụng các biện pháp quản lý nghiêm ngặt bằng cách phối hợp với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét. Đồng thời chặn truy cập từ Việt Nam đối với các nền tảng này nhằm bảo vệ quyền lợi người dùng và tuân thủ quy định pháp luật của quốc gia", đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số khẳng định.
Theo cơ quan quản lý, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng. Trước hết, cần có đánh giá tổng thể về tác động của các nền tảng này đối với thị trường Việt Nam, bao gồm cả các khía cạnh kinh tế, xã hội và pháp lý.
"Trước mắt, Bộ Công Thương thực hiện các biện pháp khuyến cáo người tiêu dùng về những rủi ro khi mua sắm từ các sàn này. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng cao nhận thức về các rủi ro liên quan đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và các vấn đề pháp lý khác", lãnh đạo cơ quan này khẳng định.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật thương mại điện tử, không phải tất cả các sàn xuyên biên giới đều thuộc phạm vi điều chỉnh ngay từ đầu. Do đó, Cục cho rằng cần có thời gian để làm việc trực tiếp với đội ngũ pháp lý của các nền tảng này để họ hiểu rõ hơn về các trách nhiệm pháp lý của họ tại Việt Nam, đồng thời làm rõ các kế hoạch tuân thủ quy định trong tương lai.
Temu là sàn bán lẻ thương mại điện tử xuyên biên giới được điều hành bởi công ty thương mại điện tử Trung Quốc PDD Holdings. Nền tảng thương mại điện tử chuyên bán hàng giá rẻ ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và nhanh chóng mở rộng nhanh đến Canada, Australia, New Zealand và nhiều quốc gia ở châu Âu và Đông Nam Á.
Sàn thương mại điện tử xuyên biên giới này xuất hiện tại Việt Nam từ cuối tháng 9 tuy nhiên chưa đăng ký hoạt động với cơ quan quản lý. Temu đã tiến hành quảng cáo rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận người dùng Việt, đặc biệt là Facebook với loạt thông báo "mừng khai trương giảm giá đến 90%" và nhiều ưu đãi khủng như gói giảm giá trị giá 490.000 đồng cho tất cả người dùng Việt...
" alt=""/>Bộ Công Thương nói lý do chưa cấm Temu