
Việc chỉ trở thành vấn đề khi nạn nhân câu nệ sự kín đáo đến mức ám ảnh. Câu nệ kín kẽ thái quá khiến nạn nhân làm khó mình, khó lây người chung chăn. Nhiều quý cô bị ám ảnh nặng một tiếng “rên khẽ” trong cuộc vui cũng đủ kinh động bốn phương tám hướng. Nỗi lo sợ này thậm chí vượt xa thành con ngáo ộp chặn mất khoái cảm của nạn nhân. Nhiều quý cô chịu cảnh “đi nhẹ nói khẽ” trong thời gian dài vì không có không gian riêng tư, đến khi tìm được bốn bức tường như ý thì di chứng phập phồng “thiên hạ ghé tai nghe” vẫn dai dẳng không dứt.
Một hệ lụy đáng ngại nữa là kỹ tính dễ sinh cầu toàn. Giống cảnh người mắc bệnh ở sạch không chịu dùng bữa khi chưa tận mắt, tận tay rửa sạch chén, đũa, nhiều cô chỉ chịu gật đầu lên giường khi nơi chốn, cửa nẻo “con ruồi không qua lọt”. Với họ đừng hòng có ái ân ở những nơi quá kém riêng tư như phòng khách, phòng bếp, sô-pha, ô tô…
Ám ảnh này có thể mạnh đến nỗi khi bứt tình dục khỏi nơi chốn quen thuộc thì ân ái với họ cầm chắc xôi hỏng bỏng không. Với những phụ nữ này, không có khái niệm du lịch tình dục, đổi gió phòng the vì căn phòng khách sạn lãng mạn là mối đe dọa an ninh quá lớn với họ.
Vậy phải làm thế nào khi các ông có bên gối cô vợ “khó tính” kiểu này? Một chữ khó to đùng, bởi bệnh ngại "tai vách mạch rừng" thường là kết quả hun đúc từ tính cách trong một thời gian dài. Chỉ còn cách “mưa dầm thấm đất”, kết hợp tỉ tê hơn thiệt với những thử nghiệm chứng minh “tình dục vẫn ngon lành dù với một chút thiếu kín đáo”.
Chẳng hạn nếu khéo, ông thử một lần thuyết phục bà chịu gần gũi trong phòng khách, và dùng chính kết quả chứng minh với bà rằng “ở một nơi vô duyên với tình dục bậc nhất theo suy nghĩ của cô thì cuộc vui vẫn không sứt miếng da nào”.
Nên nhớ chứng ám ảnh này còn rất khó chịu với sự sáng tạo bởi khi quá câu nệ với kín đáo, người ta hay mắc luôn bệnh lệ thuộc sự quen thuộc trong tình dục. Động tác, tư thế ái ân nào tạo được sự an toàn với họ sẽ được họ ưu tiên dùng đi dùng lại, trong khi những “sáng kiến cải tiến” của ông xã phải trần thân lắm mới tìm được chỗ đứng.
Bác sĩ ĐỖ MINH TUẤN
(Theo Phunuonline)" alt=""/>Vợ bắt chồng 'nhịn yêu' vì sợ 'tai vách mạch rừng'"Thần y" chữa cho một bệnh nhân bị đau lưng.
Vườn ông Nghị rộng, có đến hai ngôi nhà liền kề nhau. Khu vực bốc thuốc thuộc khu nhà cũ. Ngôi nhà 3 gian bằng gỗ thời xưa, một gian ông đặt chiếc giường dành cho bệnh nhân, 2 gian dùng để bốc thuốc. Có đến 5 người phụ giúp ông gói thuốc, tay họ thoăn thoắt không nghỉ.
Ông Nghị dáng người nhỏ thó, mặc chiếc áo phông với cái quần đùi xoàng xĩnh, hết chạy ra gian ngoài để nấn bóp cho bệnh nhân bị bong gân, trật khớp, xem phim người nhà bệnh nhân mang đến; rồi vào gian trong để mang thuốc ra. Tôi hỏi đùa: Tính ra một ngày ông cũng “chạy” khá nhiều đấy nhỉ? Ông cười: Dừ như gắn mô-tơ vô rồi, phải chạy thôi. Có khi 5h sáng người ta đã đợi cửa. Khách toàn ở xa đến, có người từ Hà Nội, Hải Phòng, vả lại người ta đã đến đây là cần mình, không phục vụ sao đành”…
Câu chuyện giữa tôi với ông Nghị cũng chỉ là bâng quơ bởi toàn tâm trí ông đều dành cho bệnh nhân. Hết gọi tên bệnh nhân này đến bệnh nhân khác; rồi người này đến người khác nằm lên cái gường cũ kỹ. Vẫn chiếc quần đùi, áo phông xoàng xĩnh, ông hết leo lên lưng người này giẫm đạp, rồi lại bẻ tay, giật chân người kia… tất cả diễn ra một cách chớp nhoáng, có khi chưa kịp kêu đau ông đã bảo dậy khỏi giường. Thế nhưng, hiệu quả thật kỳ diệu.
![]() |
"Khách toàn ở xa đến, có người từ Hà Nội, Hải Phòng, vả lại người ta đã đến đây là cần mình, không phục vụ sao đành: - ông Nghị cho biết. |
Anh Nguyễn Quang Hùng (thôn Liên Hải, Thạch Hải, Thạch Hà) cho biết: “Bọn tui làm nghề thợ hồ, leo trèo nhiều và bị ngã cũng nhiều, vì vậy thường xuyên đến đây. Những khi bị trật thì ông nấn là được, không phải dùng thuốc, hoặc dùng ít; còn bị rạn, gãy là phải uống thuốc. Thuốc ông giá rẻ, mỗi lần uống hết khoảng 50 ngàn đồng nhưng rất hiệu quả. Uống thuốc ông ăn được, ngủ được và khoảng vài tuần là lành. Người bị gãy xương, bong gân, trật khớp dưới làng tui chủ yếu là dùng thuốc ông nên giờ đã có người lấy về bán tại xóm”…
Nhà ông Nghị đã 5 đời làm thuốc. Mỗi đời có một người kế nghiệp duy nhất. Hơn 10 tuổi, ông đã theo ông nội lên núi hái thuốc và học nghề. Năm 1965, ông được cử đi học trung cấp y tế để đào tạo nguồn cho cán bộ y tế xã. Học xong, ông xung phong vào bộ đội 3 năm, sau đó về làm Phó trạm trưởng Trạm Y tế xã Nga Lộc, chuyên trách đông y của xã. Năm 1995, ông nghỉ việc và về chuyên tâm cho bài thuốc gia truyền. Ông Nghị thổ lộ: “Các bài thuốc của ông cha mình chưa phát huy được hết vì trước đây do chiến tranh nên sách vở ghi chép bị thất lạc. Những bài thuốc bây giờ là những gì mình kế thừa được kết hợp với những điều mình học được sau này. Trước đây, bệnh nhân ít, tôi có thời gian bốc thuốc đông y cho người dân, nhưng giờ thì không thể vì bệnh nhân xương, khớp đông quá…”.
![]() |
Lá thuốc chủ yếu là các loại cây xung quanh nhà và trên núi như lá bàng, chay, đẻn, chanh châu, mít… |
Chị Nguyễn Thị Lan, nhân viên phụ giúp ông Nghị cho biết: “Người ta đặt thuốc qua bưu điện nhiều lắm. Mỗi ngày, ông cho chuyển ra bưu điện ít nhất một chuyến xe kéo, gửi tới mọi nơi, Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Tây Nguyên… Giá thuốc vẫn giữ nguyên, ông chỉ cộng thêm tiền gửi”…
Ngoài khách đến chữa bệnh, lấy thuốc, nhà ông Nghị còn rộn rã bước chân gánh gồng. Họ là những phụ nữ chân đất trong làng, tranh thủ lúc rảnh rỗi đi hái lá về phơi khô và mang đến bán cho ông. Chị Phan Thị Châu (xóm Tây Bắc - Nga Lộc) không hết lời ca ngợi gia đình ông: “Ông Nghị đã cứu được rất nhiều người dân ở đây. Ông ấy là người sống có tình. Với người nghèo khổ và người trong làng, ông không lấy tiền thuốc. Ngoài ra, ông còn tạo thu nhập cho người trong làng bằng việc thu mua lá thuốc. Lá thuốc chủ yếu là các loại cây xung quanh nhà và trên núi như lá bàng, chay, đẻn, chanh châu, mít”…
Mặt trời đã tắt nắng nhưng người vào ra nhà ông Nghị vẫn chưa dừng lại. Ông Nghị vẫn thế, còn có bệnh nhân là còn không ngừng chạy ra, chạy vào, hết nấn bóp, lại bốc thuốc…
(Theo Báo Hà Tĩnh)" alt=""/>“Thần y” chữa gãy xương, trật khớp nức tiếng ở Hà Tĩnh