![]() |
Binh lính Gruzia tham chiến năm 2008. Ảnh: History.com |
Gruzia quyết định tiến công quân sự vào Nam Ossetia là nhằm tái thiết lập quyền kiểm soát tỉnh ly khai này, đánh bật lực lượng gìn giữ hoà bình Nga ra khỏi khu vực và mở đường cho lực lượng Mỹ-NATO vào, uy hiếp Abkhazia và ép Nga từ bỏ ý định giúp Abkhazia đòi độc lập, tạo điều kiện để NATO nhanh chóng kết nạp Gruzia.
Đến 17h45 ngày 8/8, Gruzia kiểm soát toàn bộ thủ phủ Tskhinvali và khu vực lân cận.
Đáp lại, Nga đã huy động lực lượng hải, lục, không quân phối hợp với các đơn vị LLVT Nam Ossetia và Abkhazia thực hiện chiến dịch “Cưỡng chế hòa bình” nhằm đáp trả hành động quân sự của Gruzia, khẳng định sức mạnh quân sự của Nga tại khu vực, bảo vệ công dân Nga, đồng thời ngăn cản ý định đẩy nhanh tiến trình kết nạp Gruzia vào NATO của Mỹ và phương Tây.
![]() |
Một đoàn xe quân sự Nga đang vượt núi tiến về nơi giao tranh giữa quân đội Gruzia và lực lượng ly khai Nam Ossetia ngày 9/8/2008. Ảnh: History.com |
Chiến dịch đánh trả của quân đội Nga được tiến hành trên 2 hướng: Nam Ossetia (6 mũi tiến công) và Abkhazia (4 mũi tiến công). Trước đòn tiến công phủ đầu của quân Nga, trưa ngày 11/8/2008, Tổng thống Gruzia Saakashvili phải ký văn kiện ngừng bắn, tuyên bố rút quân khỏi Nam Ossetia và sẵn sàng ký thỏa thuận không sử dụng vũ lực.
Ngày 12/8, phía Nga tuyên bố: “Chiến dịch quân sự của Nga nhằm buộc chính quyền Gruzia phải chấp thuận hòa bình đã đạt được, an ninh cho dân thường và các lực lượng gìn giữ hoà bình của Nga ở Nam Ossetia đã được khôi phục”.
Cuộc chiến tranh 5 ngày đã gây cho cả 2 bên những thiệt hại đáng kể về người và phương tiện. Nhìn chung, quân đội Gruzia đã có bước tiến đáng kể về chiến thuật, nhất là trong tác chiến đô thị. Việc sử dụng lực lượng trinh sát đặc nhiệm, hệ thống tác chiến điện tử.. đã phát huy tác dụng, gây khó khăn cho hệ thống thông tin liên lạc và tác chiến điện tử của Nga. Vũ khí trang bị kỹ thuật được Gruzia sử dụng trong cuộc xung đột này hầu hết là vũ khí công nghệ cao.
Tuy nhiên, Gruzia thất bại và chịu thiệt hại nặng là do dự báo không chính xác về mức độ phản ứng bằng quân sự của Nga, khiến kế hoạch tiến công của bị thất bại nhanh chóng và nặng nề.
![]() |
Binh lính Gruzia di chuyển bằng xe dân sự sau khi xe thiết giáp của họ bị phá hủy gần Gori ngày 11/8/2008. Ảnh: History.com |
Gruzia chưa tổ chức được mạng lưới phòng không hiệu quả; vũ khí chủ yếu lệ thuộc vào nước ngoài; việc xây dựng và bố trí căn cứ chốt chặn tại các tuyến phòng thủ thực hiện chưa tốt; tổ chức điều động lực lượng, hiệp đồng tác chiến và bảo đảm kém; không giữ được bí mật các hoạt động tác chiến; chưa dự báo được khả năng không quân Nga không kích vào sâu trong lãnh thổ nên bị bất ngờ... Hậu quả là quân Gruzia nhanh chóng rơi vào tâm lý hoảng loạn, dẫn đến mất sức chiến đấu.
Nga đã dự báo được ý đồ tiến công quân sự của Gruzia vào Nam Ossetia và đã có sự chuẩn bị cho cuộc xung đột. Đây là cuộc chiến chưa từng có về quy mô cơ động lực lượng và phương tiện trong một thời gian ngắn của quân đội Nga kể từ khi Liên Xô tan rã (1991).
Việc sử dụng các mũi đột kích mạnh của các đơn vị đổ bộ đường không đánh bất ngờ vào hậu phương đối phương đã góp phần làm cho cuộc chiến kết thúc sớm. Đặc biệt, các thủ thuật nghi binh đánh lừa của Nga đã làm cho bộ tham mưu Gruzia hoàn toàn bị bất ngờ cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật.
Tuy nhiên, kỹ năng tác chiến quy mô lớn của quân Nga chưa thuần thục. Nga mới sử dụng một phần vũ khí hiện đại công nghệ cao nên chưa phát huy được sức mạnh trong tác chiến. Hệ thống thông tin tình báo chưa cung cấp kịp thời các hoạt động di chuyển, bố trí lực lượng của quân Gruzia.
Hệ thống thiết bị điều khiển hoả lực lạc hậu nên không sử dụng các loại bom, đạn, tên lửa có điều khiển với độ chính xác cao. Hệ thống tác chiến điện tử chưa chế áp được hệ thống thông tin liên lạc, điện tử của Guzia. Điều này cho thấy, quân đội Nga thời điểm ấy chưa sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao.
Nguyên Phong
>>> Cập nhật tin quân sự mới nhất trên VietNamNet
" alt=""/>Diễn biến gay cấn của cuộc chiến 5 ngày NgaTăng số lượng camera trên điện thoại để cải thiện chất lượng ảnh
Kích thước nhỏ gọn của điện thoại nghĩa là chúng có cảm biến và ống kính nhỏ, dẫn đến chất lượng hình ảnh thấp. Sử dụng điện thoại sẽ tiện lợi hơn, nhưng hình chụp sẽ không đẹp bằng máy ảnh.
Từ đó, các nhà sản xuất phải đối mặt với tình thế khó khăn: Làm thế nào để tạo ra camera chụp ảnh đẹp hơn mà vẫn giữ cho điện thoại không lớn hơn?
Thêm 1, rồi 2 camera là giải pháp đã và đang được thực hiện. Nếu hệ thống 3 camera mà Huawei vừa giới thiệu cần thêm thời gian để kiểm chứng, phương án trang bị 2 camera thực sự đã mang lại nhiều giá trị tích cực.
![]() |
Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sau khi dùng điện thoại thông minh để chụp ảnh thay cho các máy cơ DSLR đều nhận định rằng: Camera kép không phải là mánh quảng cáo. Hệ thống 2 camera thực sự cung cấp hình ảnh tốt hơn trong một thiết bị nhỏ gọn, qua đó nâng cao sự tiện lợi.
Hiện nay, có 3 thiết lập chính cho điện thoại sở hữu camera kép. Đầu tiên là Galaxy Note 8, Galaxy S9 Plus hay iPhone X với một camera tiêu chuẩn và một camera chụp xa để có thể zoom quang học 2x. Kết quả thu được là những bức ảnh có độ nét cao, không bị noise như ảnh zoom kỹ thuật số.
Bên cạnh đó, Galaxy Note 8 và iPhone X có chế độ chụp chân dung kết hợp hình ảnh từ cả 2 ống kính để làm mờ phông nền tương tự máy DSLR.
![]() |
Ở thiết kế thứ hai, LG G6 và V30 là những ví dụ: Chúng có một camera tiêu chuẩn và một camera góc rộng cho phép bạn nới rộng không gian chụp, đưa được nhiều đối tượng hơn vào khung hình.
Cuối cùng là giải pháp của Huawei: 2 camera cùng độ dài tiêu cự, trong đó một camera có cảm biến màu thông thường và một sử dụng cảm biến màu đơn sắc. Camera đơn sắc sẽ nắm bắt chi tiết trong khi camera còn lại điền thông tin màu để kết hợp thành ảnh hoàn chỉnh.
Nếu 2 tốt hơn 1, vậy 3 có thể sẽ tốt hơn nữa. Đó là lý do Huawei mang 3 camera lên P20 Pro: một camera thường, một camera đơn sắc và một camera tele cho phép zoom quang học 3x.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu điện thoại có đến 16 camera?
" alt=""/>Siêu điện thoại có đến 16 camera: tinh hoa của thế giới máy ảnh gom vào lòng bàn tay“Đội ngũ phát triển Free Fire thấu hiểu phản hồi từ cộng đồng cũng như có hành động nghiêm khắc trước hành vi gian lận”, trích lược thông báo của nhà phát triển được đăng tải trên group Facebook chính thức.
Đi kèm với đó là danh sách 90 tài khoản bị cấm vĩnh viễn “vì sử dụng phần mềm gian lận trong vài ngày qua”, Garena viết.
Cách thức gian lận phổ biến nhất được người chơi Free Firephản hồi tới ban quản trị game là “độn thổ”. Cụ thể, bằng một cách nào đó, người chơi gian lận sẽ tụt xuống đất trong khu vực tâm bo để hạ gục từng người chơi một trong phạm vi có thể mà vẫn không ai bị ai phát hiện ra vị trí.
Ảnh chụp in-game do một số người chơi Free Fire đăng tải trong group cộng đồng Facebook
Do đó, họ dễ dàng giành chiến thắng hoặc ít nhất là đạt thứ hạng cao trong mỗi trận chiến sinh tử trong Free Fire– gây ức chế cho những người chơi game gặp phải tình huống này.
Để giải quyết vấn nạn này, đội ngũ quản trị Free Fiređã kêu gọi người chơi “quay lại video rõ ràng” rồi gửi về email [email protected] để họ tiến hành xử lý. Dĩ nhiên, mức hình phạt cao nhất với mỗi tài khoản vi phạm sẽ “bị cấm vĩnh viễn truy cập vào máy chủ Free Fire”, thông báo ghi rõ.
Free Fire, có tên gốc là Free Fire: Battle Royale, là tựa game mobile thể loại đấu trường sinh tử do HCO Studio – “một đội ngũ phát triển game nhỏ tại Garena”, trích lược thông báo Garena là nhà phát hành chính thức tại Việt Nam vào giữa tháng 01 năm nay – bắt đầu được đưa lên Google Play và chạy thử nghiệm hồi tháng 9 năm ngoái.
Trong game, bạn sẽ vào vai một nhân vật tìm cách sinh tồn với 49 đối thủ khác ngay sau khi chọn một vị trí trên đảo hoang và nhảy dù từ trên máy bay. Với những vũ khí, vật dụng và phương tiện di chuyển tìm thấy trên đường đi, bạn sẽ phải tìm cách trở thành người sông sót cuối cùng nếu muốn giành chiến thắng.
“Các bạn có thể kỳ vọng vào chất lượng dịch vụ và sự cam kết tối đa của trò chơi từ nỗ lực của toàn bộ đội ngũ Garena”, đại diện của nhóm phát triển Free Fire nói về “ý nghĩa” khi Garena trở thành nhà phát hành chính thức của tựa game.
“Những nguyên tắc cốt lõi của việc phát triển và vận hành Free Fire sẽ tiếp tục được mỗi thành viên của đội ngũ phát triển tuân thủ. Từ đó đưa đội ngũ phát triển tiến lên phía trước để tiếp tục cải tiến và đổi mới trò chơi.”
“Sự khác biệt và độc đáo của Free Fire nằm ở lối chơi nhanh, điều khiển dễ dàng và đồ họa mượt mà, được tối ưu hóa cho mọi thiết bị, giúp trò chơi trở thành một trong những tựa game bắn súng sinh tồn trên di động tuyệt vời nhất hiện tại”, đội ngũ phát triển Free Fire tự tin khẳng định.
Gamer
" alt=""/>Free Fire: Garena cấm vĩnh viễn gần 100 tài khoản do phát hiện hack