
Ấn tượng đặc biệt đó đã khiến Thảo chọn đề tài tốt nghiệp đại học của mình làm về những người mặc chiếc áo trắng đặc biệt này.
Nhờ một người bạn, Thảo đã kết nối được với bác sĩ Ngô Đức Hùng, bác sĩ trực của Khoa Cấp cứu A9 – Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội.
Bộ ảnh "Một ngày của bác sĩ"kể lại một ngày làm việc của các bác sĩ trực cấp cứu với những cảnh tất bật, bề bộn, căng thẳng và gấp gáp, tập trung cao độ của công tác cấp cứu được bác sĩ Hùng đưa lên trên trang cá nhân đã khiến cho nhiều bác sĩ xúc động vì những hình ảnh quen thuộc và cảm thấy được chia sẻ.
Kể về quá trình thực hiện bộ ảnh này, Thảo chia sẻ: “Ban đầu, bác sĩ Hùng từ chối, sau đó thì em đã cố gắng thuyết phục bác sĩ đồng ý. Khi em chụp trong viện, bác sĩ Hùng giúp đỡ rất nhiều, tạo mọi điều kiện cho mình tác nghiệp nhưng trong công việc, anh ấy rất nghiêm khắc, phong thái lạnh lùng khiến mình nhiều lúc cũng phát sợ!”.
“Thế nhưng, khi bước ra khỏi côngviệc, hóa ra các bác sĩ vô cùng dễ gần, cởi mở chứ không đanh đá như ở viện!” –Thảo chia sẻ về những bác sĩ ở Khoa cấp cứu A9 mà cô tác nghiệp thực hiện bộ ảnh.
Để có được những hình ảnh chân thực và đầy đủ về những bác sĩ trực cấp cứu, Thảo đã lăn lộn ở bệnh phòng cùng các các sĩ các buổi tối. Có khi, cô gái ngồi hàng giờ ở ngoài đường để chụp được hình ảnh của chiếc xe cứu thương đi qua.
Thực hiện xong bộ ảnh, Thảo cảm nhận mình thông cảm sâu sắc với những bác sĩ trực ban. Cô chia sẻ:“Tâm lí chung của người nhà bệnh nhân khi đưa bệnh nhân vào cấp cứu là luôn muốn người thân của mình được nhanh chóng chữa trị. Nhưng để có thể chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị một cách chính xác và nhanh nhất thì các bác sĩ phải có cơ sở là những tờ giấy kết quả xét nghiệm, tấm phim chụp x-quang,.. nhưng không phải ai cũng có thể hiểu và thông cảm điều này cho các bác sĩ.
"Theo chân bác sĩ Hùng vào buồng bệnh, Mình mới có thể cảm nhận được phần nào những vất vả của không chỉ riêng anh mà còn của những y bác sĩ khác. Một bác sĩ phải điều trị ít nhất 5 bệnh nhân, số lượng bác sĩ trực lại có hạn, bệnh nhân ra vào như đi chợ. Bản thân mình quay đi quay lại thôi đã thấy chóng mặt rồi nhưng mình thấy mọi người vẫn lao vào công việc với tinh thần trách nhiệm cao.”
Bộ ảnh của Vũ Thu Thảo đã mang về cho cô vị trí thứ 3 trong kỳ bảo vệ tốt nghiệp toàn khóa. Trên trang cá nhân của bác sĩ Ngô Đức Hùng, bộ ảnh nhận được hàng ngàn lượt thích và hơn 120 lượt chia sẻ.
Một số hình ảnh về một ngày làm việc của các bác sĩ Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai dưới ống kính của Vũ Thu Thảo:
Nhã Uyên
" alt=""/>Bộ ảnh “Một ngày của bác sĩ” gây sốt trên FacebookCụ thể, ngày 24.7.2015, UBND Q.Hà Đông đã có Báo cáo số 1416/UBND-QLĐT gửi Thanh tra Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng Hà Nội, vạch ra nhiều sai phạm lớn của dự án. Theo đó, tại tháp A, chủ đầu tư đã xây dựng thêm từ tầng 6 đến tầng 10 mỗi tầng 2 căn hộ; từ tầng 11 đến tầng 29, chủ đầu tư cũng xây thêm mỗi tầng 2 căn hộ; từ tầng 14 đến tầng 29, chủ đầu tư còn xây dựng thêm 1 căn hộ (căn H2) tại vị trí trục 10-11 giao với trục G-E.
Theo Đội thanh tra, tổng số căn hộ hiện trạng tại dự án là 563 căn, chủ đầu tư đã thay đổi thiết kế được duyệt và tăng thêm 64 căn hộ. Thanh tra Bộ Xây dựng đã có 2 quyết định số 241/QĐ-XPVPHC và 242/QĐ-XPVPHC ngày 24.8.2015 đối với chủ đầu tư.
Theo quyết định này, CTCP May Chiến Thắng bị phạt số tiền trên 2,8 tỉ đồng, được tính bằng 50% tổng doanh thu từ việc bán các căn hộ thuộc phần diện tích xây dựng sai phép. Ngoài ra, Cty này còn bị phạt vi phạm hành chính vì thành lập ban quản lý dự án không đủ năng lực theo quy định, số tiền là 25 triệu đồng. Xử phạt vi phạm hành chính chủ đầu tư dự án này 45 triệu đồng vì xây dựng công trình sai thiết kế được phê duyệt.
Chủ dự án Hồ Gươm Plaza còn buộc phải khắc phục hậu quả theo khoản 9, Điều 13, Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10.10.2013 của Chính phủ về xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng…
Theo cư dân Hồ Gươm Plaza, với việc 64 căn hộ xây thêm sai phép, ước tính chủ đầu tư đã thu về hàng trăm tỉ đồng từ việc bán những căn hộ này, nhưng chỉ phạt 3 tỉ đồng. Hậu quả là dự án bị sai thiết kế, hạ tầng không đáp ứng được,… dẫn đến nhiều cư dân bức xúc.
Theo Lao động
Dự án đường 5 kéo dài: Sai phạm nặng nề về tài chính" alt=""/>Hồ Gươm Plaza bị phạt 50% doanh thu bán các căn hộ thuộc phần diện tích sai phépNếu khách hàng không đóng tiền, chủ đầu tư dọa thanh lý hợp đồng. Việc này đặt ra vấn đề, chủ đầu tư sau nhiều lần thất hứa về tiến độ dự án, khách hàng đã mất niềm tin và không đóng tiền, làm sao để thúc đẩy dự án tiếp tục.
![]() |
Dự án Hattoco sau nhiều năm đắp chiếu |
Ngày 12.4, hơn một trăm khách hàng kéo đến công trường dự án Hattoco tại 110 Trần Phú yêu cầu gặp chủ đầu tư. Hơn một giờ chờ đợi, đa số khách hàng chán nản bỏ về, một nhóm nhỏ ở lại cuối cùng cũng vào được phòng bà Tổng GĐ dự án.
Trong gần 30 phút tiếp theo chỉ là cuộc tranh cãi bất tận về các yêu cầu của mỗi bên. Chủ đầu tư dự án - bà Đoàn Thị Yến Châu (GĐ Cty CP Đầu tư Ba Đình) - than vãn, dự án bỏ hoang nhiều năm khi xây tới tầng 10, từ cuối năm 2015 đến giữa tháng 4, chủ đầu tư đã nỗ lực xây tới tầng 35. Việc này thể hiện quyết tâm của chủ đầu tư. Chủ đầu tư cho rằng, nếu khách hàng không đóng tiền thì dự án không thể tiếp tục thi công vì thiếu vốn.
Nhưng với đa số khách hàng thì việc chủ đầu tư có xây tới 35 tầng cũng không có gì bảo đảm chủ đầu tư sau khi thu tiền xong, dự án lại tiếp tục đắp chiếu. Bởi vậy, khách hàng kiên quyết chỉ tiếp tục đóng tiền khi có đại diện là người của khách hàng giám sát nguồn tiền đóng vào. Đến nay, hai bên vẫn chưa đi đến thống nhất.
Bỏ qua những tranh cãi bất tận từ hai phía, từ vụ việc, khi đưa Hợp đồng mua bán ra làm vật bảo chứng thì cả hai phía đều sai. Tất nhiên chủ đầu tư sai trước và là ngọn nguồn dẫn đến cái sai của khách hàng. Vật bảo chứng duy nhất cho tranh chấp này là Hợp đồng mua bán nhà chỉ có giá trị như tờ giấy lộn. Việc này, nếu truy nguồn đến tận cùng thì bắt đầu bằng chính quy định chỉ có ở Việt Nam, cái gọi là “Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai” (tức bán nhà trên giấy) từ lâu đã là khởi nguồn của kiện cáo.
Tuy nhiên, để khắc phục thì không dễ với nhiều lý do, mà quan trọng nhất là các tiềm lực của doanh nghiệp bất động sản nằm phần lớn ở tiền khách hàng và ngân hàng. Nghĩa là, doanh nghiệp BĐS không có tiền và lấy tiền của khách hàng để triển khai dự án.
Để khắc phục nguồn cơn này, Bộ Xây dựng tính tới phương án khả dĩ hơn là Điều 56 của Luật Kinh doanh bất động sản (có hiệu lực từ 1.7.2015) đặt ra yêu cầu phải có bảo lãnh ngân hàng trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với nghĩa vụ bàn giao nhà ở của chủ đầu tư. Nói nôm na là, trước khi bán nhà, chủ đầu tư phải ký kết hợp đồng bảo lãnh dự án với ngân hàng, trường hợp chủ đầu tư không có tiền tiếp tục dự án thì đã có ngân hàng có bỏ vốn để dự án hoàn thiện.
Tuy vậy, quy định ngân hàng bảo lãnh dự án BĐS cũng không có quy định hồi tố. Nghĩa là, các dự án bỏ hoang nhiều năm nay tái khởi động trở lại không nằm quy định này. Và nghiễm nhiên, hàng trăm dự án bỏ hoang tràn lan tại Hà Nội và TPHCM, khi khởi động trở lại cũng không có bất cứ ngân hàng nào vào bảo lãnh.
Quay trở lại với dự án bỏ hoang vừa mới tái khởi động ở 110 Trần Phú, yêu cầu của khách hàng được giám sát nguồn tiền đóng vào là chính đáng khi dự án không được ngân hàng bảo lãnh thì khách hàng cần phải biết nguồn tiền của mình được sử dụng như thế nào. Ngược lại, phía chủ đầu tư, việc vớt vát lại niềm tin bằng việc nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công là không đủ. Trừ khi, chủ đầu tư có tiền hoàn thiện bàn giao nhà. Bởi vậy, khi niềm tin bị mắc kẹt, chủ đầu tư đã đánh mất niềm tin thì tranh cãi vẫn tiếp tục. Và có thể, dự án Hattoco chỉ mới là khởi đầu trong thời gian tới.
Theo Lao động
Phơi miến, chăn bò tại dự án mới của đại gia 'điếu cày'" alt=""/>Dự án Hattoco 110 Trần Phú: Khi niềm tin bị mắc kẹt